Điện ảnh khơi dậy lòng tự hào của “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”

Việt Văn |

Tiếp sau Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024) từ ngày 24 đến ngày 30.4.2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên do Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên và một số đơn vị liên quan tổ chức, là Tuần phim kỷ niệm chiến thắng lịch sử này do Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức diễn ra từ ngày 3 - 6.5.2024 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội - 17 phố Lý Nam Đế (Hà Nội).

Điểm hẹn ở “Phố nhà binh”

Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội ở 17 Lý Nam Đế - con phố được gọi là “phố nhà binh” - đang dần trở thành địa chỉ đỏ cho những người yêu mến phim cách mạng, phim lịch sử và trong tương lai gần có thể còn là phim tâm lý xã hội.

Được chọn chiếu mở màn cho Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 này là bộ phim tài liệu mang tên "Hùng ca Điện Biên Phủ". Đây là bộ phim hoàn thành đầu năm 2024, là tác phẩm mới nhất do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, kịch bản của nhà văn Hà Đình Cẩn được đạo diễn bởi một gương mặt trẻ đầy hứa hẹn - Nguyễn Quang Quyết, còn NSND Lê Thi ở vai trò biên tập.

"Hùng ca Điện Biên Phủ" tôn vinh vai trò của những người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên “mặt trận” văn hóa văn nghệ. Phim tập trung khắc họa 3 đối tượng chính: Các nghệ sĩ, văn công, họa sĩ đã trực tiếp có mặt tại khắp các chiến trường Điện Biên Phủ, để động viên, khích lệ, nâng cao tinh thần chiến sĩ giúp họ vượt qua mọi gian khổ, hy sinh để chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng. Phim có sử dụng những bài hát gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ như: “Trên đồi Him Lam” (nhạc sĩ Đỗ Nhuận),“Hò kéo pháo” (nhạc sĩ Hoàng Vân)...

Đạo diễn trẻ Nguyễn Quang Quyết cho biết: Thách thức lớn nhất khi làm phim là tìm tư liệu và tìm lại nhân chứng trước đó từ trong kịch bản văn học. Với một người trẻ như anh, cảnh quay xúc động nhất và ấn tượng nhất là khi đưa các cô văn công quay lại hầm pháo 105 ly của Đại đoàn công pháo 351 - nơi trước đây họ đã từng biểu diễn cho các chiến sĩ pháo thủ vào tháng 3.1954; và sau này các chiến sĩ đó đã hy sinh. Quay trở lại chiến trường xưa sau 70 năm, các cô nay đã là các cụ đã già, có người đã 91, 92 tuổi và đã khóc khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng oai hùng đó.

Cảnh trong phim tài liệu “Hùng ca Điện Biên Phủ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2024, đạo diễn Nguyễn Quang Quyết. Ảnh: Đạo diễn cung cấp
Cảnh trong phim tài liệu “Hùng ca Điện Biên Phủ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2024, đạo diễn Nguyễn Quang Quyết. Ảnh: Đạo diễn cung cấp

8 bộ phim sẽ được trình chiếu trong tuần phim, bao gồm 4 phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội sản xuất, ngoài “Hùng ca Điện Biên Phủ” là “Cột mốc vàng Điện Biên Phủ”, “Nhìn lại Điện Biên”, “Điện Biên Phủ trận quyết chiến lịch sử”; và 4 bộ phim truyện điện ảnh do Điện ảnh Quân đội và các hãng phim trong nước sản xuất gồm: “Hoa ban đỏ” (Điện ảnh Quân đội nhân dân); “Đào, phở và piano” (Công ty Cổ phần Phim truyện I); “Sống cùng lịch sử” (Hãng phim truyện Việt Nam); “Ký ức Điện Biên” (Hãng phim truyện Việt Nam).

Những tác phẩm được lựa chọn trình chiếu trong tuần phim đưa khán giả, đặc biệt là giới trẻ được trở lại những ngày tháng năm hào hùng của 70 năm trước, của những ngày “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” để làm nên một “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử trong cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân, nay đang trở thành điểm hẹn hòa bình của thế kỷ 21. Các tác phẩm đã giúp người xem trong nước và ngoài nước có cái nhìn toàn diện, đa chiều Chiến dịch Điện Biên Phủ, mà còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc.

Truyền lửa ngay ở Điện Biên

Trước đó, tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nhưng do Cục Điện ảnh chủ trì diễn ra tại ngay Điện Biên đã để lại những ấn tượng rất tốt đẹp. Bộ phim truyện điện ảnh “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn - một phim do Nhà nước đặt hàng tạo nên “cơn sốt” phim chiến tranh với doanh thu trên 21 tỉ đồng đã thu hút khán giả mạnh mẽ. Cùng với đó là bộ phim tài liệu “Đồng hành cùng lịch sử” - Đạo diễn, Nguyễn Quang Tuấn - Nguyễn Ánh Ngọc do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất năm 2024. “Đồng hành cùng lịch sử” đã khái quát lại diễn biến chiến dịch, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Sau chiến thắng, những chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến đã chọn Điện Biên làm quê hương mới. Họ cùng nhau chung sức góp phần hồi sinh mảnh đất chiến trường năm xưa.

Ngoài ra một số phim khác cũng được trình chiếu là phim truyện “Tiểu đội hoa hồng” (Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2021) và phim tài liệu “Ký ức những người truyền lửa” (Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2019).

Cảnh phục dựng trong phim tài liệu “Hùng ca Điện Biên Phủ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2024, đạo diễn Nguyễn Quang Quyết. Ảnh: Đạo diễn cung cấp
Cảnh phục dựng trong phim tài liệu “Hùng ca Điện Biên Phủ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2024, đạo diễn Nguyễn Quang Quyết. Ảnh: Đạo diễn cung cấp

Trong tuần phim này, các đội chiếu phim lưu động đã phục vụ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, ở các huyện Mường Ảng, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé.... đem lại một không khí sôi động.

Điểm đặc biệt là các chương trình giao lưu giữa các nghệ sĩ điện ảnh của đoàn phim “Đào, phở và piano” và phim “Tiểu đội hoa hồng” với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 82, Sư đoàn 355 - Quân khu II và các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn với các diễn viên, NSND Trần Lực, NSND Trung Hiếu, NSƯT Nguyệt Hằng, Anh Tuấn, diễn viên Doãn Quốc Đam Cao Thị Thùy Linh, Thục Anh, Phương Nam, Khánh Ly... Câu chuyện bếp núc của các đoàn làm phim, hay tâm sự, bộc bạch của các nghệ sĩ rất thật, rất chân thành đã chiếm được nhiều thiện cảm của khán giả.

Và đặc biệt, Cục Điện ảnh đã giới thiệu và trưng bày một số ảnh tư liệu về đoàn làm phim tài liệu và nhiếp ảnh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại sảnh Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ; đồng thời, trao tặng Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ bộ ảnh tư liệu này. Đây là hoạt động ý nghĩa, ghi nhận những đóng góp lịch sử quý giá của các cán bộ, nghệ sĩ thế hệ đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc bằng hình ảnh, đóng góp vào chiến thắng vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.

Những bức ảnh đen trắng mang giá trị tư liệu quý giá như: Hình ảnh đoàn làm phim tài liệu và nhiếp ảnh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ “Những người chép sử Điện Biên bằng hình ảnh”, cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò Tổ quay phim trước khi đi chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cán bộ phòng Điện ảnh - Nhiếp ảnh phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại chiến khu Việt Bắc - 1951.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành: Áp lực với nhà quản lý nghệ thuật không hề nhỏ

việt văn (thực hiện) |

Thấm thoát đã 5 năm - một nhiệm kỳ của nhà quản lý nghệ thuật đã trôi qua. Cục trưởng Cục Điện ảnh, họa sĩ Vi Kiến Thành bảo ông chỉ xong Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (Haniff) lần thứ 7 - 2024 cuối năm nay là nghỉ. Sau khi làm Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật và hai nhiệm kỳ làm Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm khá thành công, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều động ông về Cục Điện ảnh tháng 3.2020, và bắt tay vào một công việc mới để rồi mọi thứ cứ cuốn ông đi với bao hoạt động của một ngành đang nhiều chuyển biến để tiến tới công nghiệp hóa điện ảnh.

Cách tiếp cận đề tài lịch sử, chiến tranh của điện ảnh thế giới

Mi Lan |

“Oppenheimer” thuộc thể loại phim tiểu sử đương nhiên đã “cá biệt hóa” câu chuyện, trọng tâm kịch bản là một cuộc đời, một nhân vật cụ thể với những biến động thời cuộc xoay quanh. Cách thức kể chuyện theo hướng “cá biệt hóa”, “cá nhân hóa” này đã được sử dụng ở nhiều bộ phim chiến tranh, lịch sử nổi tiếng thế giới.

Quá khứ huy hoàng của điện ảnh cách mạng Việt Nam

Mi Lan |

Dòng phim Nhà nước từng có quá khứ huy hoàng với những đóng góp lớn lao cho điện ảnh cách mạng.

Giao thông hỗn loạn ngày đầu thông xe cầu vượt thép nút Mai Dịch, Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong ngày đầu tổ chức phân luồng giao thông tạm thời cho các phương tiện qua cầu vượt thép nút giao Mai Dịch, nhiều người dân lúng túng "không biết đi đường nào", gây nên tình trạng hỗn loạn tại khu vực.

Khách đến sân bay Điện Biên dịp đại lễ tăng gấp 5 lần

Ý Yên |

Dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954-7.5.2024), Cảng hàng không Điện Biên đón lượng khách tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Người dân Tây Bình, Bình Định kéo nhau ra chặn xe vì bụi, tiếng ồn bao trùm

Hoài Phương |

Bình Định - Bức xúc cảnh xe ben "tra tấn" bằng bụi lẫn tiếng ồn, nhiều người dân xã Tây Bình (huyện Tây Sơn) đã nhiều lần kéo ra chặn xe, gây cản trở giao thông. Thế nhưng, chính quyền địa phương xã lại không hề hay biết, dù chỉ cách nơi diễn ra sự việc khoảng vài trăm mét.

Mưa đá kèm dông lốc ở Lào Cai gây ngập úng nhà dân, hàng loạt cây xanh bị gãy đổ

Đinh Đại |

Đêm 5.5, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra dông lốc, mưa đá, khiến một số tuyến đường bị ngập, nhiều cây xanh bị bật gốc, gãy đổ trên đường.

Xe đầu kéo lao vào nhà dân trên Quốc lộ 6, 1 người chết và 7 người bị thương

Minh Nguyễn |

Sơn La - Đang di chuyển trên Quốc lộ 6, xe đầu kéo bất ngờ lao vào nhà dân khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành: Áp lực với nhà quản lý nghệ thuật không hề nhỏ

việt văn (thực hiện) |

Thấm thoát đã 5 năm - một nhiệm kỳ của nhà quản lý nghệ thuật đã trôi qua. Cục trưởng Cục Điện ảnh, họa sĩ Vi Kiến Thành bảo ông chỉ xong Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (Haniff) lần thứ 7 - 2024 cuối năm nay là nghỉ. Sau khi làm Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật và hai nhiệm kỳ làm Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm khá thành công, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều động ông về Cục Điện ảnh tháng 3.2020, và bắt tay vào một công việc mới để rồi mọi thứ cứ cuốn ông đi với bao hoạt động của một ngành đang nhiều chuyển biến để tiến tới công nghiệp hóa điện ảnh.

Cách tiếp cận đề tài lịch sử, chiến tranh của điện ảnh thế giới

Mi Lan |

“Oppenheimer” thuộc thể loại phim tiểu sử đương nhiên đã “cá biệt hóa” câu chuyện, trọng tâm kịch bản là một cuộc đời, một nhân vật cụ thể với những biến động thời cuộc xoay quanh. Cách thức kể chuyện theo hướng “cá biệt hóa”, “cá nhân hóa” này đã được sử dụng ở nhiều bộ phim chiến tranh, lịch sử nổi tiếng thế giới.

Quá khứ huy hoàng của điện ảnh cách mạng Việt Nam

Mi Lan |

Dòng phim Nhà nước từng có quá khứ huy hoàng với những đóng góp lớn lao cho điện ảnh cách mạng.