Địa chỉ đỏ lưu giữ những ký ức bi hùng

Phạm Đông - Tạ Quang |

“Từ khi còn ngồi ghế nhà trường, tham gia quân đội, bị địch bắt tù đày cho đến khi được trở về đời thường, tôi luôn tâm niệm phải làm những điều có ích cho xã hội, cho đất nước theo lời dạy của Bác Hồ” - ông Lâm Văn Bảng - một trong những người thành lập Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày - chia sẻ.  Bảo tàng xây tại thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội là một “địa chỉ đỏ” để các thế hệ sau đến tham quan, cùng nhau ôn lại một thời bi hùng của dân tộc.

Những kỷ vật thiêng liêng về quá khứ bi hùng

Xuất thân từ gia đình có truyền thống cách mạng, năm 1965 theo tiếng gọi của Đảng, ông Lâm Văn Bảng (77 tuổi, quê ở Nam Sách, Hải Dương) lên đường nhập ngũ. Đến tháng 2.1966, ông cùng đồng đội hành quân vào miền Nam chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Cũng trong suốt thời gian hành quân từ Bắc vào Nam, ông được đồng đội tin tưởng và giao trọng trách làm công tác thương binh, liệt sĩ. Chính chặng đường đó đã luôn ám ảnh, khiến cho ông có suy nghĩ về những đồng đội bị địch bắt tù đầy, tra tấn và cả những người đã nằm xuống.

Sau thời gian bị giặc bắt và tù đày tại nhà tù Phú Quốc, từ năm 1973 cho tới năm 1985, ông Bảng được giao phụ trách mảng giao thông. Ông đã đi rất nhiều nghĩa trang trên cả nước, tri ân đồng đội. Mỗi lần thắp hương là người cựu binh quê Hải Dương lại không kìm được những giọt nước mắt, sự tiếc thương cho những đồng đội vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Trong một lần thi công sửa chữa Cầu Giẽ (Hà Nội), đơn vị của ông Bảng đã phát hiện một quả bom địch thả xuống trước đó và nhờ người tháo để lấy vỏ quả bom rồi xây bệ đỡ. Cũng từ đó, mỗi buổi sáng lại có rất nhiều người dân dừng lại ngắm quả bom được trưng bày.

“Tôi thấy chỉ có một quả bom, một kỷ vật của chiến tranh mà nhiều người đến xem như vậy thì tại sao quá trình, những tư liệu đồng đội bị địch bắt tù đày trong quá khứ lại không được quy tụ lại để lưu truyền? Cũng từ ý tưởng đó, suốt từ năm 1985 đến nay, chúng tôi đã đi sưu tầm các kỷ vật về trưng bày. Nghe thấy ở đâu có kỷ vật là anh em chúng tôi lại đạp xe đến vận động đồng đội, bà con nhân dân hiến tặng lại để cho vào phòng truyền thống” - ông Bảng nhớ lại.

Đến ngày 19.12.2004, khi hiện vật đã được sưu tầm nhiều, ông Bảng và đồng đội  thành lập và công bố Phòng truyền thống “Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày”. Sau 2 năm đi vào hoạt động, cơ quan quản lý nhà nước đã trực tiếp về thăm và kiểm định. Cũng kể từ đó, phòng truyền thống được đổi sang tên là Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (thôn Nam Quất, Nam Triều, Phú Xuyên, Hà Nội). Hiện nay, bảo tàng rộng hơn 2.000m2, có hơn 4.000 hiện vật, di vật, hình ảnh được lưu trữ, trưng bày nhằm tái hiện lại một thời lịch sử.

Với ông Bảng, những kỷ vật được lưu giữ này để báo cáo với Đảng, với quân đội và nhân dân - những người chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày nhưng vẫn kiên trung bất khuất, trung thành với Tổ quốc. Tất cả đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau cả thời chiến lẫn thời bình. Bên cạnh đó, thông qua những hiện vật này cũng sẽ tạo lên tiếng nói, tố cáo tội ác chiến tranh. Từ đây, nhắc nhở mọi người về công tác giáo dục truyền thống, tri ân những anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng.

Niềm tin vào thế hệ trẻ

Kể từ khi thành lập, nơi đây được xem là “địa chỉ đỏ” để các thế hệ đến tham quan, cùng nhau ôn lại một thời bi hùng của dân tộc. Đặc biệt, bảo tàng cũng là nơi ghé thăm của nhiều học sinh, sinh viên…

Nói về việc các chiến sĩ bộ đội nhường giường chiếu, nơi ở cho người dân trong thời gian phòng dịch COVID-19, ông Bảng khẳng định đó là những hình ảnh rất đẹp. Với tâm niệm “quân đội ta từ nhân dân mà ra”, “quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân” thì ông cho rằng, điều đó càng gần gũi và thắm thiết tình quân dân. Truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ đã có từ khi mới bắt đầu thành lập. Hành động bảo vệ nhân dân, nhường cơm sẻ áo là những nghĩa cử rất cao đẹp của bộ đội.

“Từ khi còn ngồi ghế nhà trường, tham gia quân đội, bị địch bắt tù đày cho đến khi được trở về đời thường, tôi luôn tâm niệm phải làm những điều có ích cho xã hội, cho đất nước theo lời dạy của Bác Hồ. Học tập và thực hiện theo lời dạy của Bác về việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, công tác đại đoàn kết trong Đảng, công tác dân vận... tôi cùng với đồng đội đã dựng lên Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau, cũng nhắc nhở mọi người thấy được sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, để thấy được lời dạy của Bác “Không có gì quý hơn độc lập - tự do” quý giá biết nhường nào” - ông Bảng nói.

Ông Lâm Văn Bảng vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao Động hạng Ba, được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tặng danh hiệu Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2014 cùng nhiều phần thưởng cao quý khác… Năm 2018, ông là 1 trong 70 tấm gương điển hình được tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua Ái quốc. Năm 2019, bảo tàng  vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Phạm Đông - Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Từ quả bom địch ném không nổ đến Bảo tàng của cựu tù Phú Quốc

PHẠM ĐÔNG - TÙNG GIANG - TẠ QUANG |

Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày của ông Lâm Văn Bảng (cựu tù Phú Quốc) ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội được coi là “địa chỉ đỏ” để các thế hệ đến tham quan, cùng nhau ôn lại một thời đau thương nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Đà Nẵng tiếp tục trùng tu Thành Điện Hải, di dời bảo tàng

THUỲ TRANG |

Sau 2 năm di dời các hộ dân xâm lấn di tích, Thành Điện Hải nay đã có diện mạo mới, từng dấu tích của thành quách xưa cũ dần hiện lên ngay giữa phố phường. Để thực hiện cuộc đại tu bổ tiếp theo, Đà Nẵng đã quyết định chi hàng trăm tỷ đồng.

Bảo tàng Đà Nẵng kể chuyện nữ anh hùng Phụng Ký bằng video

THUỲ TRANG |

Vào những ngày tháng 4 lịch sử này, mặc dù phải đóng cửa để phòng chống dịch bệnh nhưng Bảo tàng Đà Nẵng vẫn giới thiệu đến công chúng câu chuyện về bà Phụng Ký qua một video clip, được đăng tải trên mạng xã hội. Từ những hiện vật đang được lưu giữ tại bảo tàng cùng lời dẫn dắt với nhiều thông tin lịch sử, Bảo tàng Đà Nẵng đã tôn vinh một người phụ nữ góp phần làm nên chiến thắng chung cho cách mạng.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Từ quả bom địch ném không nổ đến Bảo tàng của cựu tù Phú Quốc

PHẠM ĐÔNG - TÙNG GIANG - TẠ QUANG |

Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày của ông Lâm Văn Bảng (cựu tù Phú Quốc) ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội được coi là “địa chỉ đỏ” để các thế hệ đến tham quan, cùng nhau ôn lại một thời đau thương nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Đà Nẵng tiếp tục trùng tu Thành Điện Hải, di dời bảo tàng

THUỲ TRANG |

Sau 2 năm di dời các hộ dân xâm lấn di tích, Thành Điện Hải nay đã có diện mạo mới, từng dấu tích của thành quách xưa cũ dần hiện lên ngay giữa phố phường. Để thực hiện cuộc đại tu bổ tiếp theo, Đà Nẵng đã quyết định chi hàng trăm tỷ đồng.

Bảo tàng Đà Nẵng kể chuyện nữ anh hùng Phụng Ký bằng video

THUỲ TRANG |

Vào những ngày tháng 4 lịch sử này, mặc dù phải đóng cửa để phòng chống dịch bệnh nhưng Bảo tàng Đà Nẵng vẫn giới thiệu đến công chúng câu chuyện về bà Phụng Ký qua một video clip, được đăng tải trên mạng xã hội. Từ những hiện vật đang được lưu giữ tại bảo tàng cùng lời dẫn dắt với nhiều thông tin lịch sử, Bảo tàng Đà Nẵng đã tôn vinh một người phụ nữ góp phần làm nên chiến thắng chung cho cách mạng.