Đi tìm món đồ chơi Trung Thu sắp “tuyệt chủng” ở Nam Định

Vũ Mừng |

Nam Định - Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc một thời… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp xã Hồng Quang (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng vẫn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.

Làng Báo Đáp nổi tiếng khắp đất nước với nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống trong đó đèn ông sao và trống bỏi. Nhiều người dân nơi đây vẫn tự nhủ: “Cũng nhờ những chiếc trống, đèn ông sao mà dân làng Báo Đáp qua được những năm tháng khó khăn”.

 
Qua bao thăng trầm, nghề làm đèn ông sao vẫn tiếp tục phát triển. Thế nhưng, đối với nghề làm trống bỏi, cả làng Báo Đáp chỉ còn ông Nguyễn Đức Hưởng và gia đình vẫn giữ nghề.
 
Được cha dạy nghề từ năm lên 7, tới nay ở tuổi 62 ông Hưởng đã có hơn 50 năm gắn bó với những chiếc trống.
 
Trống bỏi có kết cấu khá đơn giản, gồm các bộ phận: Cán, tang, mặt, khung, tay trống… Trước kia, cán trống làm bằng tre, đầu cán gắn 2 miếng nhôm đan nhau tạo thành 4 bánh răng gạt tay trống. Dây buộc tay trống là dây gai hoặc chỉ. Tang trống làm bằng ống nứa rỗng, bịt kín bằng miếng giấy. Khoảng 20 năm nay, vật liệu sử dụng làm trống bỏi ở Báo Đáp có sự thay đổi. Tang trống được làm bằng đất sét.
 
Tang trống sau khi phơi khô được đem bọc lại bằng các loại giấy màu. Để dán giấy, người thợ làng Báo Đáp sử dụng hồ dán nấu bằng bột gạo nếp. Gạo được ngâm với nước mưa trong 3 - 4 tiếng, sau đó đãi sạch, giã mịn thành bột, cho nước vừa đủ và đun nhỏ lửa…, tạo thành chất hồ sền sệt, để nguội rồi sử dụng. Sau khi bọc xong tang trống là đến khâu bọc mặt trống. Mặt trống bao gồm hai lớp, giấy bìa với độ dày vừa phải nằm bên dưới, giấy trắng được nhuộm vàng và bên trên in hình ông sao năm cánh màu đỏ bằng dấu gỗ thủ công. Để tiếng trống phát ra đanh, vang rõ, có hồn, người thợ phải dán mặt trống thật kín; nếu mặt trống có khe hở sẽ nhanh bị rách và chỉ phát ra tiếng “bộp bộp”.
 
Khi quay, trống bỏi tạo ra tiếng quay “tạch tạch” đanh gọn, vui tai. Ông Hưởng bồi hồi: “Quay liền mạch như tiếng ve mùa hạ, quay chậm lại như tiếng chão chuộc đêm mưa bờ rậm, rãnh khoai, ao muống”.
 
Với mong muốn duy trì nghề làm trống bỏi, ông Nguyễn Đức Hưởng và vợ là bà Nguyễn Thị Nhị đã nhận dạy miễn phí hàng chục người ở khắp các địa phương tới học cách chế tác. Những người tới học đều được ông chỉ bảo tận tình, giúp đỡ cả về nguyên liệu để học và tìm hướng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên theo ông Hưởng, đa phần những người tới học vì tò mò muốn tìm hiểu về trống bỏi chứ chưa ai xác định theo nghề bởi đây là nghề “lấy công làm lãi”, giá bán buôn chỉ 2.000 đồng/chiếc, trừ chi phí tính ra chỉ lãi vài trăm đồng/chiếc nên nhiều người không muốn theo đuổi nghề này.
 
Nhiều năm gần đây, khi các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm và phát huy trở lại, thì mặt hàng đồ chơi Trung thu được làm thủ công cũng tìm thấy được vị thế vốn có của mình. Điều này khiến cho ông Hưởng luôn hy vọng trống bỏi sẽ được hồi sinh, được gìn giữ và sẽ luôn là món đồ chơi thân thuộc của trẻ em mỗi dịp trăng rằm.
 
Vũ Mừng
TIN LIÊN QUAN

Nam Định: Ngôi làng của những “kỳ hoa, dị thảo”

Vũ Mừng |

Nam Định - Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…

Nam Định: Tấp nập phiên chợ cá chiều bến Giao Hải

Vũ Mừng |

Nam Định - Trừ những ngày biển động, chợ cá Giao Hải (Giao Thủy, Nam Định) đều đặn họp 2 phiên/ngày. Buổi sáng, chợ họp từ khoảng 5 - 7 giờ, buổi chiều từ 13h30 đến 15h30 theo giờ những con thuyền đánh bắt hải sản trở về.

Nam Định: Những người hiếm hoi giữ nghề “thổi ra tiền”

Vũ Mừng |

Nam Định - Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Nam Định: Ngôi làng của những “kỳ hoa, dị thảo”

Vũ Mừng |

Nam Định - Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…

Nam Định: Tấp nập phiên chợ cá chiều bến Giao Hải

Vũ Mừng |

Nam Định - Trừ những ngày biển động, chợ cá Giao Hải (Giao Thủy, Nam Định) đều đặn họp 2 phiên/ngày. Buổi sáng, chợ họp từ khoảng 5 - 7 giờ, buổi chiều từ 13h30 đến 15h30 theo giờ những con thuyền đánh bắt hải sản trở về.

Nam Định: Những người hiếm hoi giữ nghề “thổi ra tiền”

Vũ Mừng |

Nam Định - Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.