Đi tìm cú hích phục hồi du lịch Việt Nam

Phạm Huyền |

Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Việt Nam đón 1,65 triệu lượt khách nước ngoài, đạt 30% mục tiêu 5 triệu lượt cả năm, tốc độ phục hồi còn chậm.

Phục hồi bền vững

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Tiến Đạt - CEO AZA Travel, nhận định ngành du lịch Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ trong 3 tháng hè vừa qua nhờ thị trường nội địa bùng nổ. Tuy nhiên, sự hồi phục này không bền vững, bởi thông thường mùa cao điểm du lịch nội địa sẽ được nối sang mùa khách inbound từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhưng đến nay lượng khách quốc tế đến mới đạt 1,65 triệu lượt. “Lượng khách inbound chưa bằng 10% so với tổng lượng khách quốc tế đến năm 2019” - ông Đạt nói và cho rằng,  các công ty lữ hành cần phải tìm cách thích ứng với thị trường, nắm bắt cơ hội phục hồi từ du lịch MICE trong Quý IV.

Du lịch MICE có hai dạng chính, một là khách đi du lịch theo chương trình nghỉ mát, khen thưởng thường niên của công ty vào mùa hè; hai là những chuyến du lịch kết hợp họp tổng kết vào mùa thu đông, ra mắt sản phẩm, tri ân đối tác...

Ông Đạt dự đoán, du lịch MICE có thể sẽ bùng nổ những tháng cuối năm, về cả thị trường khách trong nước lẫn quốc tế. Do đó các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội, các cơ quan quản lý xúc tiến cần tăng cường quảng bá sản phẩm và xúc tiến cụ thể về du lịch MICE của Việt Nam. Ví dụ, ngành du lịch cần giới thiệu về những địa điểm tổ chức hội họp, hội nghị, triển lãm, trang thiết bị... hiện đại và tiện nghi, phù hợp với tiêu chuẩn du lịch MICE.

Nhìn nhận từ khía cạnh phục hồi bền vững, ông Phạm Hà - CEO Lux Group cho rằng ngành du lịch Việt Nam có thể không nhất thiết theo đuổi mục tiêu 5 triệu lượt khách trong năm 2022. “Khách có thể đến ít hơn nhưng ở lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn, từ đó ngành du lịch phục hồi bền vững hơn” - ông Hà cho hay.

Tạo thuận lợi cho du khách

Một trong những giải pháp xúc tiến du lịch được đề xuất là mở rộng diện miễn thị thực, kéo dài thời hạn miễn thị thực trong bối cảnh các điểm đến đang cạnh tranh quyết liệt bằng chính sách thị thực. Tốc độ phục hồi của thị trường quốc tế sẽ không thể nhanh, và phần lớn phụ thuộc vào chính sách visa. Ngoài những thị trường hiện tại miễn visa đang có sự tăng trưởng vừa phải, với một số thị trường mới, Việt Nam cần chính sách visa thông thoáng hơn thì mới có thể thu hút nhiều du khách hơn.

“Hiện các quốc gia cạnh tranh lẫn nhau, quốc gia nào có chính sách visa thân thiện, thời hạn lưu trú lâu dài, được phép nhập cảnh và xuất cảnh nhiều lần... sẽ hấp dẫn với du khách hơn” - ông Phạm Hà đánh giá.

Mức độ cởi mở về chính sách visa của Việt Nam còn khiêm tốn. Sau COVID-19, Việt Nam miễn thị thực cho công dân 13 nước; với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trong khi đó, Thái Lan đang thực hiện chính sách miễn visa với thời hạn tạm trú lên đến 30 - 45 ngày cho công dân khoảng 70 nước.

Thông thường, khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam thường lưu trú 21 ngày đến một tháng, nhưng visa chỉ miễn 15 ngày, giới hạn một lần xuất cảnh và nhập cảnh. Nếu chính sách miễn visa kéo dài thời gian lưu trú đến một tháng và cho phép xuất nhập cảnh nhiều lần, Việt Nam sẽ thu hút du khách lưu trú dài ngày, chi tiêu nhiều hơn, ông Hà bày tỏ.

Chính sách visa thân thiện sẽ phát huy hiệu quả với những thị trường ngành du lịch Việt Nam xác định là thị trường nguồn, ví dụ như Trung Quốc, Đông Bắc Á (gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan), Đông Nam Á, Mỹ, Nga, Australia và Tây Âu.

“Chúng ta có thể cân nhắc miễn visa cho khách Mỹ, Canada - những thị trường đang tăng trưởng, có đường bay thẳng” - ông Hà gợi ý. Bên cạnh đó, Australia, New Zealand và phần còn lại của Đông Âu cũng là những thị trường nên được miễn visa. Gần nhất, trong Châu Á có thị trường Ấn Độ - có thể thay thế cho thị trường Trung Quốc còn đóng cửa, cũng nên được miễn visa.

Trước đó, trong hội nghị “Liên kết xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế” của Tổng cục Du lịch, lãnh đạo sở quản lý du lịch các địa phương cũng đề xuất các chính sách tạo thuận lợi cho du khách quốc tế vào Việt Nam như đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, mở rộng diện miễn thị thực, kéo dài thời hạn miễn thị thực.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho rằng, các điểm đến cạnh tranh quyết liệt bằng chính sách thị thực sau đại dịch, và phát triển mạnh các sản phẩm mới theo hướng gia tăng trải nghiệm của du khách. Ông Phương đề nghị các điểm đến, doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm cụ thể với những chính sách ưu đãi để thu hút khách quốc tế.

Về mặt quảng bá, ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng TCDL đề nghị các địa phương, đơn vị du lịch cùng phối hợp với TCDL trong việc đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Cụ thể, cần thống nhất thông điệp chung Vietnam - Timeless Charm và Live fully in Vietnam; tăng cường kết nối với các kênh truyền thông của TCDL và các trang trên nền tảng mạng xã hội; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch theo vùng, chuỗi các điểm đến một cách hiệu quả nhất...

Phạm Huyền
TIN LIÊN QUAN

Liên kết vùng là cách làm hiệu quả để phục hồi du lịch ĐBSCL

Hải Minh |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là thị trường tiềm năng và quan trọng, nhất là trong giai đoạn các địa phương xây dựng chiến lược thu hút khách nội địa.

Liên kết vùng - “chìa khóa” phục hồi du lịch

Anh Tú - Thủy Tiên |

TPHCM - Ngày 8.8, tại TPHCM, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch TPHCM phối hợp với Tổng cục Du lịch khai mạc sự kiện “Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam”, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các chương trình liên kết.

Nguồn nhân lực trở thành rào cản phục hồi du lịch

Thanh Chung |

Đà Nẵng - Từ đầu năm đến nay, lượng khách nội địa đã phục hồi trở lại nhưng người lao động trong ngành du lịch còn quá ít gây nhiều hạn chế cho sự hồi sinh của ngành kinh tế mũi nhọn ở Đà Nẵng, Quảng Nam.

Dòng vốn chính là điều kiện tiên quyết để phục hồi du lịch Việt

Thu Thủy |

Trạng thái “bình thường mới” với những nghị quyết, thông tư của Chính phủ và các bộ/ngành đã mở ra nhiều tín hiệu khả quan cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phục hồi và phát triển, du lịch vẫn cần được tiếp thêm động lực là các yếu tố đồng thuận chung của thị trường.

Định hướng và hành động mới trong phục hồi du lịch Việt Nam

MAI CHÂU - AN NGUYÊN |

Diễn đàn Du lịch Việt Nam 2022 mang chủ đề "Phục hồi Du lịch Việt Nam – Định hướng mới, Hành động mới" chính thức được tổ chức vào sáng ngày 1.4 tại Hà Nội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Liên kết vùng là cách làm hiệu quả để phục hồi du lịch ĐBSCL

Hải Minh |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là thị trường tiềm năng và quan trọng, nhất là trong giai đoạn các địa phương xây dựng chiến lược thu hút khách nội địa.

Liên kết vùng - “chìa khóa” phục hồi du lịch

Anh Tú - Thủy Tiên |

TPHCM - Ngày 8.8, tại TPHCM, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch TPHCM phối hợp với Tổng cục Du lịch khai mạc sự kiện “Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam”, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các chương trình liên kết.

Nguồn nhân lực trở thành rào cản phục hồi du lịch

Thanh Chung |

Đà Nẵng - Từ đầu năm đến nay, lượng khách nội địa đã phục hồi trở lại nhưng người lao động trong ngành du lịch còn quá ít gây nhiều hạn chế cho sự hồi sinh của ngành kinh tế mũi nhọn ở Đà Nẵng, Quảng Nam.

Dòng vốn chính là điều kiện tiên quyết để phục hồi du lịch Việt

Thu Thủy |

Trạng thái “bình thường mới” với những nghị quyết, thông tư của Chính phủ và các bộ/ngành đã mở ra nhiều tín hiệu khả quan cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phục hồi và phát triển, du lịch vẫn cần được tiếp thêm động lực là các yếu tố đồng thuận chung của thị trường.

Định hướng và hành động mới trong phục hồi du lịch Việt Nam

MAI CHÂU - AN NGUYÊN |

Diễn đàn Du lịch Việt Nam 2022 mang chủ đề "Phục hồi Du lịch Việt Nam – Định hướng mới, Hành động mới" chính thức được tổ chức vào sáng ngày 1.4 tại Hà Nội.