Di sản văn hóa phi vật thể như là tài nguyên

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ |

Một trong những thách thức trong xã hội hiện đại, khi mà sự phát triển của công nghệ số khá mạnh mẽ với nguy cơ xóa nhòa những bản sắc văn hóa trên thế giới, các “hệ sinh thái” văn hóa có thể biến thành sa mạc khô cằn trong đời sống tinh thần nhân loại. Và trên thực tế, nhiều cộng đồng đang ngày càng đánh mất bản sắc của mình.

Nhu cầu phát triển, sáng tạo cho trình diễn dân gian

Các di sản văn hóa phi vật thể giàu tính dân gian chủ yếu là những di sản diễn xướng tổng hợp. Xét cho cùng, chủ nhân của di sản là những người đã sáng tạo, lưu giữ, thực hành di sản đó trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài. Di sản nào cũng là một thực tiễn sinh động cho bản sắc văn hóa vùng miền, quốc gia, dân tộc. Việc ghi nhận của quốc gia hay của UNESCO đối với di sản trên thực chất là để gìn giữ sự đa dạng văn hóa của cộng đồng nhân loại.

Những nghĩa vụ của thiết chế chính trị là phải thấu hiểu, đánh giá, bảo tồn, phát huy, quảng bá di sản, phục vụ nhân dân, phục vụ tất cả mọi người. Sự thấu hiểu và phát huy này, ở Việt Nam đã sớm có những thành tựu được ghi nhận.

Ngay đầu thế kỷ XX, các trí thức yêu nước đã hướng một cách mạnh mẽ đến truyền thống văn hóa dân tộc. Tư tưởng của họ là trên nền tảng truyền thống, xây dựng một nền văn hóa tiếp biến và giao lưu với văn hóa thế giới hiện đại. Ôn cũ - biết mới là khát vọng của họ. Nhiều di sản văn hóa truyền thống Việt Nam đã được tìm hiểu, trình bày, lý giải, nghiên cứu với các phương pháp khoa học hiện đại. Nhiều công trình khảo sát công phu của các học giả hàng đầu thế kỷ đã giúp cho việc khẳng định những bản sắc văn hóa bản địa ngay thời kỳ Pháp thuộc. Những trí thức nặng lòng yêu nước thời kỳ đó như Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, GS Nguyễn Văn Huyên, GS Hoàng Xuân Hãn, GS Nguyễn Đổng Chi v.v… đã để lại cho chúng ta nhiều công trình có giá trị thấu hiểu truyền thống văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của quá khứ, và hơn nữa, vẫn dẫn đường cho nhiều thế hệ sau tiếp bước. Đó là bước đi đầu tiên.

Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 của Đảng do lãnh tụ Trường Chinh soạn thảo đã đề ra phương châm hết sức đúng đắn là dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa đã rọi ánh sáng lâu dài cho sự phát triển văn hóa Việt Nam thời kỳ hiện đại.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước dân chủ nhân dân được xây dựng, việc hướng đến văn hóa truyền thống dân tộc lại càng được phát huy mạnh mẽ. Có thể khẳng định rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành công trong việc nghiên cứu, bảo tồn, và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc.

Mặc dù sau 1945, chúng ta trải qua hai cuộc kháng chiến lâu dài nhất, khó khăn gian khổ nhất, ác liệt nhất trong lịch sử, suốt 30 năm ròng rã, nhưng đường lối văn hóa là nhất quán: Vì độc lập, vì quyền tự quyết dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, dù việc nghiên cứu truyền thống gặp nhiều khó khăn nhưng việc vận dụng và phát huy các di sản lại được ý thức và phát triển. Những hình thức sinh hoạt cộng đồng nhân dân mới đã thúc đẩy việc hướng tới những giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền. Tất cả các lĩnh vực văn hóa văn nghệ mang tính tập thể đã vận dụng văn hóa dân gian quá khứ để sáng tạo và phục vụ cuộc kháng chiến. Trong đó, ca khúc, sân khấu, văn học hướng về phong cách dân gian các vùng miền, các tộc người Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên tạo nên một nền nghệ thuật kháng chiến có phong cách ngày càng rõ rệt và có giá trị xã hội rộng rãi nếu chúng ta so với 40 năm đầu thế kỷ.

Sau 1954, những kế hoạch sưu tầm và nghiên cứu văn hóa truyền thống được thực thi mạnh mẽ. Các thiết chế văn hóa từ trung ương đến địa phương được tổ chức, các đoàn nghệ thuật, các tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, các chương trình đào tạo chuyên môn, các chương trình truyền thông... đều đồng bộ phát triển. Bắt đầu từ 1955, việc sưu tầm văn học dân gian các vùng miền, các tộc người trong cả nước được tiến hành rộng khắp để lại các sưu tập dân ca, truyện cổ, phong tục, tập quán... trong 10 năm đã lần lượt được công bố, tạo điều kiện cho chúng ta hiểu biết ngày càng rộng lớn truyền thống văn hóa cổ truyền.

Dù hoàn cảnh chiến tranh, nhưng những thành tựu đạt được trong việc thực hành, phát huy, phát triển di sản là không thể phủ nhận.

Xác lập quan niệm các di sản như một dạng tài nguyên

Trong thời gian gần đây, khi tiếp xúc và trao đổi với nhiều đoàn khách quốc tế đến từ khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Mỹ - La tinh, một câu hỏi họ thường đặt ra là tại sao với chiến tranh, với sự khó khăn về phát triển kinh tế, với sự xâm nhập ồ ạt các yếu tố văn hóa hiện đại thế giới… mà Việt Nam vẫn giữ được nhiều lễ hội, nhiều giá trị truyền thống, không bị “xô giạt văn hóa” như nhiều cộng đồng Châu Mỹ và Châu Phi khác, hoặc như những báo động ở chính các quốc gia phát triển kinh tế hàng đầu.

Câu hỏi đó của họ cũng đã bao hàm sự thừa nhận bản sắc văn hóa Việt Nam. Câu trả lời của chúng tôi là rủ họ đi đến những nhóm, những câu lạc bộ, những nghệ nhân, những lễ hội… để họ tiếp xúc và trực tiếp phỏng vấn người dân, những người đang lưu giữ, thực hành, những chủ nhân đích thực của di sản. Và trên những chuyến điền dã đó, chúng tôi trao đổi kinh nghiệm với nhau, học tập lẫn nhau, thông hiểu nhau trong một niềm đam mê chung.

Và câu chuyện thu lượm được đó là, chúng ta không chỉ cần hiểu biết truyền thống, không chỉ bảo tồn truyền thống mà rất cần xác lập quan niệm các di sản như một dạng tài nguyên, phải khai thác, ứng dụng, phát huy, phát triển trong tổng thể sự phát triển hiện đại của một dân tộc, một quốc gia.

Với các tài nguyên mang tính vật chất như khoáng sản, không khai thác sẽ còn lại, nhưng khai thác sẽ hết dần. Đối với tài nguyên tinh thần, không khai thác sẽ dần cạn kiệt mà càng khai thác và phát huy thì ngày càng dày dặn, phong phú, bền vững. Nó gắn với con người, với các thế hệ thực sinh hữu hạn. Trong những chuyến đi đó, điều chúng tôi nhận ra, ngoài cái nhu cầu thường trực nhất, đầu tiên nhất, rộng khắp nhất là nhu cầu kinh phí, nhu cầu vật chất cho việc bảo tồn, phát huy di sản, thì có một nhu cầu khác, rất hiện thực, là họ được thể hiện, được thừa nhận, qua đó được tôn trọng trong cộng đồng. Đó là một nhu cầu hướng tới hạnh phúc của con người nói chung.

Ai sẽ đồng hành phát huy, sáng tạo cùng họ? Thiết chế văn hóa của chúng ta đã có hệ thống, đặc biệt là trong công tác quản lý, tổ chức văn hóa, nhưng sự phát huy rõ ràng là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cụ thể nhưng bất tận đó.

Chúng ta không thiếu những nhân lực, tài năng được đào tạo kỹ về nghệ thuật từ trong nước cũng như khắp thế giới về. Đối với một lực lượng tinh hoa như vậy thì việc sáng tạo cho nhân dân, cho các di sản tinh thần để đáp ứng nhu cầu nhân dân rõ ràng không phải là việc khó. Vấn đề còn lại là một quan niệm, một đường hướng, những kế hoạch thực hiện bao hàm một chế độ thực thi cho công việc đó.

Việc phát huy, phát triển những di sản văn hóa có rất nhiều phương cách khác nhau, không chỉ là việc ứng dụng trực tiếp vào địa bàn cụ thể từng di sản. Tuy nhiên, việc sáng tạo cho một nền tảng rộng rãi những con người cụ thể đang lưu giữ di sản là việc rất nên làm.

Văn hóa thế giới rất cần sự đa dạng của từng cộng đồng cụ thể, nó không cần sự rập khuôn theo mẫu hình cực đoan nào. Sự đơn điệu sẽ làm văn hóa thế giới suy tàn. Bảo tồn trong sự phát triển đối với di sản văn hóa tinh thần là một quy luật để giúp cho sự đa dạng văn hóa ngày càng phong phú hơn, có giá trị nhân loại hơn.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu các di sản văn hóa Pháp - Việt Nam

Hải Anh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp – Việt như cầu Long Biên...

Di sản văn hóa nhiều tầng ở huyện đảo Phú Quý

GS.TS Bùi Quang Thanh |

Phú Quý (Bình Thuận) là một huyện đảo trọng yếu trong hệ thống đảo ven bờ, có vị trí trung chuyển quan trọng giữa Vũng Tàu, Phan Thiết và quần đảo Trường Sa. Diện tích huyện đảo bao gồm đảo Phú Quý và các hòn đảo lẻ là 32km2, chu vi khoảng 35km. Đảo Phú Quý giống như một hình chữ nhật lệch, có chiều dài 12km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 4,5km, gồm 3 đơn vị hành chính cấp xã: Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải.

Nghề làm nước mắm Phú Quốc chính thức là văn hóa phi vật thể quốc gia

NGUYÊN ANH |

Việc công nhận Nghề làm nước mắm Phú Quốc là văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi để người dân trên đảo phát triển nghề, góp phần quảng bá cho một sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Quốc vươn xa ở thị trường trong nước và quốc tế.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Thủ tướng đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu các di sản văn hóa Pháp - Việt Nam

Hải Anh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp – Việt như cầu Long Biên...

Di sản văn hóa nhiều tầng ở huyện đảo Phú Quý

GS.TS Bùi Quang Thanh |

Phú Quý (Bình Thuận) là một huyện đảo trọng yếu trong hệ thống đảo ven bờ, có vị trí trung chuyển quan trọng giữa Vũng Tàu, Phan Thiết và quần đảo Trường Sa. Diện tích huyện đảo bao gồm đảo Phú Quý và các hòn đảo lẻ là 32km2, chu vi khoảng 35km. Đảo Phú Quý giống như một hình chữ nhật lệch, có chiều dài 12km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 4,5km, gồm 3 đơn vị hành chính cấp xã: Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải.

Nghề làm nước mắm Phú Quốc chính thức là văn hóa phi vật thể quốc gia

NGUYÊN ANH |

Việc công nhận Nghề làm nước mắm Phú Quốc là văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi để người dân trên đảo phát triển nghề, góp phần quảng bá cho một sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Quốc vươn xa ở thị trường trong nước và quốc tế.