TS. Frank Proschan, cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO tiếp tục khẳng định:

“Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia hay nhân loại”

HẢI NGỌC |

Về cách gọi “Di sản văn hóa phi vật thể thế giới” hay “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, sáng 3.1, tại tọa đàm Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể do Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức, TS. Frank Proschan, cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO một lần nữa nói rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới”.

Phải hiểu đúng về định nghĩa

Gần một tháng nay, dư luận trong nước tranh cãi trước thông tin việc các Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam được UNESCO vinh danh, không phải là Di sản của nhân loại mà là Di sản của các cộng đồng, các nhóm người ở Việt Nam. Trước vấn đề này, TS. Frank Proschan, học giả Fulbright 2019-2020, cộng tác nghiên cứu tại Trung tâm Smithsonian về Đời sống dân gian và di sản văn hóa, giảng viên thỉnh giảng trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phân tích rõ về Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể và chỉ ra một số hệ quả tất yếu của khái niệm đó.

TS. Frank Proschan nhấn mạnh, theo Công ước 2003 thì “Chính các cộng đồng, nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, những người thực hành một biểu đạt văn hoá nào đó và chỉ họ mà thôi, mới có thể là những người công nhận nó là một bộ phận cấu thành Di sản văn hóa phi vật thể của họ. Và chỉ họ mới có thể xác định được giá trị của nó”.

Ông đặc biệt chỉ ra 3 cách dùng từ sai khái niệm thường gặp ở Việt Nam, gồm: “Di sản văn hóa phi vật thể thế giới”, “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, “UNESCO công nhận”.

TS. Frank Proschan quan tâm đến khái niệm sai phổ biến rằng UNESCO “công nhận” những hình thức cụ thể của Di sản văn hóa phi vật thể khi UNESCO ghi danh di sản vào danh sách của  Công ước 2003. Thực tế, chỉ có cộng đồng có thể công nhận di sản của chính họ. Ông đưa ra ví dụ, với người đọc tiếng Việt, cách dùng sai cho rằng UNESCO “công nhận” Di sản văn hóa phi vật thể cao gấp 4 lần so với cách dùng đúng là UNESCO “ghi danh” hoặc “đưa vào” danh sách.

Việc dùng nhầm khái niệm “UNESCO công nhận” di sản văn hóa có vẻ như đã ăn sâu bám rễ ở Việt Nam trong một thời gian dài, ban đầu là với Di sản thế giới. Sự nhầm lẫn này có lẽ đã dẫn tới nhầm lẫn về việc “công nhận” Di sản văn hóa phi vật thể.

Cũng theo Frank Proschan, bản tiếng Anh giải thích rằng Uỷ ban Di sản thế giới sẽ xác định các tiêu chí mà theo đó những di sản có giá trị nổi bật toàn cầu có thể được “đưa vào” Danh sách Di sản thế giới. Bản tiếng Pháp dùng từ “ghi danh” (inscribed). Trong khi đó, bản tiếng Việt lại nói rằng đây là các tiêu chí để công nhận (recognizing) di sản trong Danh sách Di sản thế giới thay vì dùng những từ như “đưa vào danh sách” hay “ghi danh vào danh sách”.

Còn một cụm từ khác mà UNESCO không bao giờ dùng nhưng lại được sử dụng thường xuyên ở Việt Nam, đó là UNESCO “vinh danh” hay “tôn vinh”. “Cách dùng này, với tôi có vẻ như không vi phạm tinh thần của Công ước, mặc dù có thể gây nhầm lẫn. Tôi nghĩ, rõ ràng là mục đích của việc ghi danh không phải là vinh danh/tôn vinh, kể cả khi chúng ta có thể hiểu rằng vinh danh/tôn vinh có thể là một kết quả tự nhiên của việc ghi danh” - TS. Frank Proschan nói.

Di sản thuộc về cộng đồng

Nói một cách dễ hiểu, Công ước 2003 rất rõ ràng: Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới. Hơn nữa, chỉ các cộng đồng mới có thể công nhận một điều gì đó có phải là một phần di sản của mình hay không, nhiệm vụ này không phải của các Chính phủ, cũng không phải của UNESCO. Cộng đồng là những người duy nhất sở hữu Di sản văn hóa phi vật thể đó.

Theo TS. Frank Proschan, Công ước 2003 đã rất thận trọng khi luôn dùng cụm từ “Di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ” của một quốc gia, chứ không bao giờ viết “Di sản quốc gia” hay “Di sản của quốc gia”. Việc Công ước thường xuyên nhắc đi nhắc lại cụm từ “Di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ” nhắc nhở mỗi quốc gia thành viên rằng, mặc dù có trách nhiệm bảo vệ di sản đó nhưng không thể tuyên bố quyền sở hữu Di sản văn hóa phi vật thể, vốn thuộc về các cộng đồng, nhóm người và cá nhân.

Theo định nghĩa về Di sản văn hóa phi vật thể trong Điều 2.1 của Công ước, việc công nhận một cái gì đó có phải là một phần di sản văn hóa phi vật thể của mình hay không là quyền của mỗi cộng đồng hay nhóm người. Việc công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể không phải là công việc của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cũng không phải là việc của UNESCO hay cộng đồng quốc tế. Đúng hơn, đây là trách nhiệm của các cộng đồng, nhóm người hoặc cá nhân liên quan tới biểu đạt hoặc tập quán đó. Tất cả những gì mà UNESCO hay Uỷ ban Liên Chính phủ của Công ước có thể làm là “ghi danh” hay nói cách khác là đưa Di sản văn hóa phi vật thể vào một trong số các danh sách của Công ước.

“Chúng ta, những người làm việc cùng nhau trong lĩnh vực bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể có trách nhiệm rất nghiêm túc là phải tôn trọng những khái niệm, ngôn ngữ trong Công ước để đảm bảo rằng khi chúng ta nâng cao nhận thức cộng đồng về Di sản văn hóa phi vật thể và tầm quan trọng của việc bảo vệ các Di sản đó thì phải làm đúng với những gì đã ghi trong Công ước”. TS. Frank Proschan nhấn mạnh.

HẢI NGỌC
TIN LIÊN QUAN

TS. Frank Proschan "nói lại cho rõ" về nhầm lẫn Di sản văn hóa phi vật thể

Hải Minh |

Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới” - TS. Frank Proschan nhấn mạnh.

Gác kèo ong, nuôi ba khía là di sản văn hóa phi vật thể

NHẬT HỒ |

Hai nghề truyền thống độc đáo miệt Cà Mau được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đó là nghề gác kèo ong thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời và nghề nuôi ba khía tại Ngọc Hiển, Cà Mau.

Khai mạc chương trình Ngày hội di sản văn hóa Việt Nam lần thứ II-2019

NGUYỄN HỒNG |

Ngày 22.11, chương trình văn hóa nghệ thuật đặc biệt "Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam lần II - 2019" đã chính thức diễn ra tại không gian khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, số 19 Hoàng Diệu, Hà Nội.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

TS. Frank Proschan "nói lại cho rõ" về nhầm lẫn Di sản văn hóa phi vật thể

Hải Minh |

Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới” - TS. Frank Proschan nhấn mạnh.

Gác kèo ong, nuôi ba khía là di sản văn hóa phi vật thể

NHẬT HỒ |

Hai nghề truyền thống độc đáo miệt Cà Mau được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đó là nghề gác kèo ong thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời và nghề nuôi ba khía tại Ngọc Hiển, Cà Mau.

Khai mạc chương trình Ngày hội di sản văn hóa Việt Nam lần thứ II-2019

NGUYỄN HỒNG |

Ngày 22.11, chương trình văn hóa nghệ thuật đặc biệt "Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam lần II - 2019" đã chính thức diễn ra tại không gian khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, số 19 Hoàng Diệu, Hà Nội.