Đắk Lắk bảo tồn và phát huy giá trị di tích

TRUNG HƯƠNG |

Với mong muốn thúc đẩy ngành du lịch phát triển kết hợp việc bảo tồn giá trị các di tích lịch sử, tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...

“Địa chỉ đỏ”

Mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2615/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của đề án là hướng đến việc xây dựng các di tích trở thành các điểm du lịch văn hóa, các “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, đồng thời xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở thành “Điểm đến an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Tây Nguyên”. Trong đó, quan tâm đầu tư các di tích có tiềm năng, nhất là các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với du lịch, tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Có 6 dự án được ưu tiên đầu tư, gồm Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột, khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk, Di tích Biệt điện Bảo Đại, Di tích lịch sử Sở chỉ huy - nơi công bố quyết định thành lập Quân đoàn 3, di tích Trụ sở Ủy ban khởi nghĩa Đắk Lắk năm 1945, Di tích khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1965 - 1975 và Danh thắng cụm thác Dray Nur, thác Dray Sáp Thượng.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh tiếp tục rà soát, kiểm kê các loại hình di tích, đề nghị đưa ra khỏi danh sách những di tích không đủ điều kiện. Lập thủ tục đề nghị các cấp thẩm quyền xếp hạng 15 di tích, trong đó 3 di tích quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh; lập dự án bảo quản, tu bổ phục hồi, phát huy di tích Biệt điện Bảo Đại; đầu tư trùng tu, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột… Năm 2025, chính quyền sẽ hoàn thành việc tu bổ, phục hồi Di tích Trụ sở Ủy ban khởi nghĩa Đắk Lắk năm 1945 ở dãy nhà 71 Lý Thường Kiệt; bảo tồn, phát huy di tích Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1965-1975; Khu du lịch danh thắng cụm thác Drai Nur, thác Dray Sáp Thượng.

Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk thông tin sẽ phối hợp các sở, ngành và chính quyền địa phương tiến hành đo đạc, xác định ranh giới để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cắm mốc ranh giới, phấn đấu đạt 50% tổng số các di tích đã được xếp hạng.

Dấu mốc quan trọng

Ông Đặng Gia Duẩn - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết: “Hiện nay, Đắk Lắk có 38 di tích được xếp hạng, trong đó 17 di tích quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt là nhà đày Buôn Ma Thuột và bến phà Sêrêpôk. Đề án này là sự mong mỏi khá lâu của đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu văn hoá, đặc biệt là những người làm công tác quản lý nhà nước về di tích”.

Theo ông Duẩn, trong quá trình tham mưu thực hiện chính sách pháp luật về di sản văn hoá, đặc biệt về luật di sản văn hoá thì thấy có một tổng thể về di tích của tỉnh và mong muốn có một chiến lược mang tính dài hơi, đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh, không chỉ riêng TP.Buôn Ma Thuột.

Đề án được xây dựng với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, lãnh đạo quản lý và sở ban ngành liên quan dựa trên cơ sở, căn cứ pháp lý để triển khai những nội dung liên quan. Đây có thể coi là dấu mốc quan trọng của công tác quản lý di tích của Đắk Lắk bởi không phải bất kỳ tỉnh Tây Nguyên nào cũng có thể thực hiện được đề án này. Đắk Lắk sẽ ưu tiên đầu tư các di tích có tiềm năng, nhất là các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với du lịch, tạo thành sản phẩm du lịch đặc thù, thúc đẩy phát triển du lịch, ông Duẩn thông tin thêm.

TRUNG HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Di tích lịch sử, đền chùa "kín cổng cao tường" để phòng chống dịch

Ngọc Lê - Phạm Đông |

Sau chỉ thị ngày 3.5 của UBND TP. Hà Nội, hàng loạt di tích lịch sử, đền chùa đều đồng loạt đóng cửa để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.

Chủ tịch Nước dự Lễ phát động trồng cây tại Khu di tích lịch sử K9

THEO TTXVN |

Ngày 13.4, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát động trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội). Cùng dự có Thượng tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hưng Yên: Từ ngày 10.3, các di tích lịch sử mở cửa đón khách

LƯƠNG HẠNH |

Ngày 10.3, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành công văn về việc tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội trong trại thái bình thường mới. Trong đó, có nội dung cho phép mở các loại hình kinh doanh dịch vụ (trừ karaoke, quán game, internet).

Bình Định: Di tích lịch sử cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

NGUYỄN TRI |

Di tích Nhà tù số 9 Đào Duy Từ (TP.Quy Nhơn) gần như bị lãng quên, đang xuống cấp nghiêm trọng. Một dãy nhà san sát, tường ngoài phủ lớp rêu phong với đường nứt nẻ chi chít,... thật khó nhận ra đây là một điểm tham quan du lịch, một “chứng nhân” cho tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của những người con đất Võ ngoan cường.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Di tích lịch sử, đền chùa "kín cổng cao tường" để phòng chống dịch

Ngọc Lê - Phạm Đông |

Sau chỉ thị ngày 3.5 của UBND TP. Hà Nội, hàng loạt di tích lịch sử, đền chùa đều đồng loạt đóng cửa để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.

Chủ tịch Nước dự Lễ phát động trồng cây tại Khu di tích lịch sử K9

THEO TTXVN |

Ngày 13.4, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát động trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội). Cùng dự có Thượng tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hưng Yên: Từ ngày 10.3, các di tích lịch sử mở cửa đón khách

LƯƠNG HẠNH |

Ngày 10.3, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành công văn về việc tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội trong trại thái bình thường mới. Trong đó, có nội dung cho phép mở các loại hình kinh doanh dịch vụ (trừ karaoke, quán game, internet).

Bình Định: Di tích lịch sử cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

NGUYỄN TRI |

Di tích Nhà tù số 9 Đào Duy Từ (TP.Quy Nhơn) gần như bị lãng quên, đang xuống cấp nghiêm trọng. Một dãy nhà san sát, tường ngoài phủ lớp rêu phong với đường nứt nẻ chi chít,... thật khó nhận ra đây là một điểm tham quan du lịch, một “chứng nhân” cho tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của những người con đất Võ ngoan cường.