Cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện điện ảnh năm 2020: Chờ đợi những kịch bản hay, thú vị thành phim

Việt Văn |

Lễ trao giải cuộc thi do Cục điện ảnh Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội, với kết quả được đánh giá là khá thành công cả về số lượng và chất lượng, dù không có tác phẩm xuất sắc nổi trội. Một số kịch bản thắng giải sẽ cơ hội được chọn cho một số dự án phim đầu tư của Nhà nước và tư nhân…

Đa dạng, nhiều tiềm năng

226 kịch bản dự thi của 152 tác giả thuộc 32 tỉnh thành gửi về Ban tổ chức sau 3 tháng phát động từ tháng 9.2020 là một con số đáng kể. Đặc biệt là sự góp mặt của nhiều thành phần khác nhau từ chuyên nghiệp như nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn và những người viết không chuyên như kỹ sư xây dựng, giáo viên, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, nhân viên truyền thông…. cho thấy sự quan tâm của nhiều đối tượng. Tác giả nhỏ tuổi nhất 16 tuổi, tác giả lớn tuổi nhất 82 tuổi, và không ít tác giả có 2 kịch bản gửi đến.

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục điện ảnh Việt Nam trong báo cáo tổng kết cuộc thi nhấn mạnh: “Các mảng đề tài được thể hiện khá đa dạng như lãnh tụ, danh nhân văn hóa, đề tài chiến tranh cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, đề tài lịch sử, dã sử, hậu chiến, giữ gìn văn hóa dân tộc… và cả việc cập nhật những vấn đề nóng trong xã hội như cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, chống tham nhũng. Về thể loại, các kịch bản khá đa dạng như tâm lý xã hội, tâm lý hài, hình sự, điều tra phá án, viễn tưởng, dòng phim độc lập…

Ban giám khảo đã chấm giải từ 19.10 đến 26.12, các kịch bản đều được đánh mã số, không hiện tên tác giả để đảm bảo sự công tâm”.

Những tác giả trẻ mang lại sự tươi mới

Ban sơ khảo cuộc thi đã chọn ra 18 kịch bản vào chung kết từ 186 kịch bản dự thi. Ban chung khảo đã chọn trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 3 giải khuyến khích.

TS Ngô Phương Lan, Trưởng ban chung khảo đánh giá: Có thể do COVID-19, nhiều tác giả ngồi nhà viết nên số lượng kịch bản gửi dự thi rất đáng mừng. Rất ngưỡng mộ và cám ơn ban sơ khảo đã chọn lựa ra 18 kịch bản tốt nhất. Ban chung khảo đã làm việc công tâm và trách nhiệm, nhận 18 kịch bản đọc trong 16 ngày và thực sự “chóng mặt” vì đọc kịch bản không đơn giản, có kịch bản để lại nhiều dư âm. Có kịch bản dành cho phim độc lập, phim tác giả, điều hiếm gặp ở các cuộc thi khác. Về chất lượng, số lượng nhiều nhưng chưa cao, chưa tinh. Chất lượng chênh lệch lớn trong các kịch bản vào chung khảo, vẫn có những kịch bản cũ, sơ sài, thậm chí ngây ngô. Không có tác phẩm đặc biệt xuất sắc hay nối cách khác là không có kịch bản nổi trội vượt hẳn lên nên cuộc thi không có giải nhất.

Về 2 giải nhì, TS Ngô Phương Lan cho rằng đây là sự khác biệt rõ rệt. Một kịch bản về đề tài lịch sử và dã sử khá nhuần nhuyễn, đáp ứng sự mong chờ một kịch bản phản ánh thời kỳ oanh liệt của nhà Trần “Hào khí Đông A” đánh thắng quân Nguyên được coi là hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Và kịch bản còn lại khá đặc biệt, mang tính tác giả và tính đương đại.

Tác giả trẻ Phạm Ngọc Lân, giải Nhì “Culi không bao giờ khóc” (đồng tác giả cùng Nghiêm Quỳnh Trang) bộc bạch rằng bản thân anh và những người trẻ ý thức được thời đại mới đã thay đổi cách thức làm phim và cả cách thưởng thức điện ảnh của khán giả. Tuy nhiên, Lân hứa kịch bản sẽ được đưa vào sản xuất trong điều kiện tốt nhất và sau đó sẽ đưa phim đi xa nhất để xứng đáng với tiềm năng của dự án. Có thể tin vào Lân bởi anh là một đạo diễn phim độc lập từng làm những phim xuất sắc giành giải tại các Liên hoan phim quốc tế như “Một thành phố khác”, “Một khu đất tốt”…

Còn nữ tác giả Nguyễn Thị Mai Phương giải Nhì thứ hai với “Thiên mạc hùng ca” cám ơn Ban giám khảo đã không đặt nặng yếu tố chuyên nghiệp và nghiệp dư của tác giả mà chỉ quan tâm tới kịch bản. Bản thân Phương viết theo lối huyền sử và muốn tôn vinh những người anh hùng vô danh, chưa được khắc dấu, ghi tên vào lịch sử, mà lịch sử nước nhà là kho tàng vô tận để khai thác.

* Cục trưởng Vi Kiến Thành vui mừng khi các tác giả đoạt giải phần lớn đều rất trẻ, hy vọng vào những bộ phim thú vị trong tương lai gần, đồng thời cám ơn các tác giả cao tuổi đã nhường sân chơi cho các bạn trẻ, một hành xử văn hóa đẹp. Năm 2021, Cục sẽ tiếp tục phát động 2 cuộc thi kịch bản phim hoạt hình (phim dài 60 phút trở lên) và phim tài liệu (90 phút trở lên).

* Hai giải Nhì (50 triệu vnđ/giải) cho Phạm Ngọc Lân, Nghiêm Quỳnh Trang với kịch bản “Culi không bao giờ khóc” và “Thiên mạc hùng ca” của Nguyễn Thị Mai Phương. Ba giải ba (30 triệu đồng/giải) cho kịch bản “Anh hùng tình báo Phạm Xuân Ẩn” của Phạm Thùy Nhân, “Nổi loạn” - Nhiếp Thị Hải Anh, “Vầng trăng thơ ấu” - Đặng Thị Thanh Bình. Ba giải khuyến khích (10 triệu đồng/giải) cho “Đêm ả đào” - Đặng Thu Hà, “Kiếm gỗ và kiếm thép” - Nguyễn Anh Tuấn (Mai An) và “Me Tư Hồng” - Huỳnh Bá Long.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn điện ảnh Việt Nam năm 2020: Bật lên những gương mặt nữ đạo diễn, nhà sản xuất phim

NGỌC DỦ |

Nhiều nữ nghệ sĩ đã và đang đứng ra đảm nhận vai trò đạo diễn, nhà sản xuất phim - một công việc không ngừng sáng tạo, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức để tạo ra những tác phẩm ăn khách, thu hút người xem.

Kịch bản - yếu tố sống còn

Việt Văn |

1 triệu vé chỉ trong hơn 10 ngày và theo số liệu của nhà phát hành cũng như Box Office Việt Nam, một đơn vị thống kê độc lập thì “Tiệc trăng máu” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (Dũng “khùng”) có doanh thu 73 tỉ VNĐ trong tuần đầu tiên công chiếu, sau 2 tuần là trên 90 tỉ VNĐ vượt xa “Ròm”.

Đại hội Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025): Thách thức lớn, kỳ vọng nhiều

Việt Văn |

Đại hội toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025) diễn ra từ 19 đến 21.9 tại Hà Nội với sự tham dự của 490 đại biểu từ 39 chi hội điện ảnh là sự kiện lớn của ngành Điện ảnh 5 năm/lần. Trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, áp lực đặt ra cho Ban chấp hành mới là khá nặng nề.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Dấu ấn điện ảnh Việt Nam năm 2020: Bật lên những gương mặt nữ đạo diễn, nhà sản xuất phim

NGỌC DỦ |

Nhiều nữ nghệ sĩ đã và đang đứng ra đảm nhận vai trò đạo diễn, nhà sản xuất phim - một công việc không ngừng sáng tạo, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức để tạo ra những tác phẩm ăn khách, thu hút người xem.

Kịch bản - yếu tố sống còn

Việt Văn |

1 triệu vé chỉ trong hơn 10 ngày và theo số liệu của nhà phát hành cũng như Box Office Việt Nam, một đơn vị thống kê độc lập thì “Tiệc trăng máu” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (Dũng “khùng”) có doanh thu 73 tỉ VNĐ trong tuần đầu tiên công chiếu, sau 2 tuần là trên 90 tỉ VNĐ vượt xa “Ròm”.

Đại hội Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025): Thách thức lớn, kỳ vọng nhiều

Việt Văn |

Đại hội toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025) diễn ra từ 19 đến 21.9 tại Hà Nội với sự tham dự của 490 đại biểu từ 39 chi hội điện ảnh là sự kiện lớn của ngành Điện ảnh 5 năm/lần. Trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, áp lực đặt ra cho Ban chấp hành mới là khá nặng nề.