Công nghiệp văn hóa Thủ đô: Làm nên thương hiệu thành phố văn hoá

THANH HƯƠNG |

Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia văn hóa, trong công cuộc định vị thương hiệu “thành phố văn hoá” và “thành phố sáng tạo”, Hà Nội đang đối mặt với không ít thách thức. Để biến chuyển công nghiệp văn hóa Thủ đô thành “sức mạnh mềm”, những người làm văn hóa của Hà Nội còn rất nhiều việc cần phải làm...

Chưa tương xứng với tiềm năng

Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Bùi Huyền Mai nhìn nhận, việc được UNESCO vinh danh là thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” (30.10.2019) đã giúp Hà Nội xác lập mục tiêu phát triển văn hóa, định vị thương hiệu mới trên trường quốc tế. Đây cũng được xem là bước tiến thuận lợi cho Hà Nội phát huy sức mạnh tổng hợp, quyết tâm chuyển hóa thành “sức mạnh mềm” văn hóa.

Bên cạnh việc tổ chức thành công một số sự kiện quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá sáng tạo, TP.Hà Nội phải đối mặt trước không ít thách thức như sự tăng trưởng kinh tế chưa ổn định; giáo dục sáng tạo, đào tạo trên các lĩnh vực công nghiệp văn hóa chưa cập nhật sự phát triển chung của thế giới; thiếu cơ chế phối hợp, liên kết tuần hoàn, bền vững giữa các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; thị trường văn hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế... Trước những khó khăn nêu trên, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch CLB Doanh Nhân Sáng tạo (VCE Club) cho biết, UNESCO chia mạng lưới các thành phố sáng tạo theo 7 hạng mục gồm Thủ công và nghệ thuật truyền thống; Thiết kế; Điện ảnh; Ẩm thực; Văn học; Nghệ thuật truyền thông và Âm nhạc.

Hà Nội lựa chọn “thiết kế” - một khái niệm bao trùm nhiều lĩnh vực công nghiệp văn hoá - làm định hướng phát triển hình ảnh, nhưng điều này là chưa đủ. Nếu Hà Nội lựa chọn “thiết kế” là định hướng phát triển thương hiệu thành phố sáng tạo thì người dân và du khách quốc tế cần được trải nghiệm cái “chất” thiết kế lan toả, thấm đẫm và được tôn trọng trong mọi ngành nghề, từ du lịch văn hoá, ẩm thực, thời trang đến cả thủ công mỹ nghệ. Ông Vinh cũng chỉ ra rằng, Hà Nội cần được nhìn nhận theo cách mong muốn. Trong đó, định vị thương hiệu là điểm đặc biệt quan trọng khi hội đủ 3 yếu tố như sự khác biệt, tính phù hợp và triết lý riêng của thương hiệu. Ngoài ra, Hà Nội nên có thêm một số yếu tố mang tính đặc trưng văn hoá Việt Nam, cá tính của vùng đất ngàn năm văn hiến.

“Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo cho Hà Nội chính là tìm một giá trị lõi, kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo xung quanh cũng như tạo điều kiện tốt nhất để mọi người có cơ hội cùng trải nghiệm” - ông Lê Quốc Vinh nhấn mạnh.

Cần khai thác đúng lợi thế

Nhạc sĩ Quốc Trung nhìn nhận, từ việc đánh giá thực trạng và tiềm năng sẽ dẫn tới việc lựa chọn mô hình phát triển tập trung, tránh dàn trải hay lãng phí ngân sách. Nên tập trung vào các yếu tố mũi nhọn dựa trên đặc thù, đặc trưng của văn hoá truyền thống và thế mạnh của Hà Nội. Đơn cử trong nhiều năm qua du lịch rất phát triển nhưng du khách dường như chỉ coi Hà Nội như một điểm dừng chân hơn là một điểm đến. Hà Nội vẫn chưa thực sự thu hút du khách do thiếu những hoạt động văn hoá nổi bật, các mô hình nhỏ lẻ, nội dung và chất lượng nghèo nàn, ngoài điểm lạ mắt lạ tai thì chưa mang tính hấp dẫn hay tính nghệ thuật đỉnh cao.

Nhạc sĩ Quốc Trung đề xuất, việc xây dựng các không gian văn hoá cho lớp trẻ sẽ tạo nên một thế hệ văn minh, một thói quen thưởng thức lành mạnh và một môi trường phát triển công nghiệp văn hoá. Không gian văn hoá không chỉ đơn thuần là về mặt cảnh quan kiến trúc mà còn mang đến nhiều nội dung, hoạt động đa dạng và khiến người dân Hà Nội coi đó là của mình, do mình tạo nên, nơi mà họ mang đầy sự tự hào mỗi khi nhắc tới.

NSƯT Trần Ly Ly - GĐ Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam - đưa ra ý kiến: “Nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc tạo ra một môi trường khuyến khích sáng tạo, hỗ trợ phát triển nghệ thuật biểu diễn, sẽ khó xây dựng nên một hệ sinh thái trong sự phát triển, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp văn hóa”.

NSND Trịnh Thuý Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam - nhận định, công nghiệp trong văn hóa - nghệ thuật của Thủ đô là điều cần thiết và cấp bách, nhưng phải đồng bộ theo xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Ứng dụng công nghiệp văn hóa vào hoạt động nghệ thuật biểu diễn là sản xuất ra chuỗi sản phẩm giá trị nhằm phục vụ công chúng. Đồng thời cần tiếp tục đổi mới cơ chế, cơ cấu các đơn vị nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn Hà Nội để có môi trường lành mạnh và công bằng, nhất là phải có một đội ngũ tác giả, đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, nhạc sĩ... mang tầm trí thức thời đại mới.

Trong 2 ngày 17 và 24.6 tại Hà Nội, toạ đàm “Phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp” sẽ được Thành uỷ Hà Nội chủ trì với các phiên thảo luận nhằm tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, nghệ sĩ, doanh nghiệp và những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật cho bước đầu xây dựng dự thảo Nghị quyết của Thành uỷ Hà Nội trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.

THANH HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội: Cần hiểu sâu sắc vai trò của văn hoá trong mọi lĩnh vực

Phạm Đông |

Ngày 22.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Nhiều sách cổ, sách hiếm được trưng bày tại "Một nét văn hoá Hà Nội"

Hoài Thương |

Để chào mừng ngày sách Việt Nam, Khu Văn hóa Hồ Văn – Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức sự kiện văn hóa “Một nét văn hóa Hà Nội”. Bên cạnh việc tái hiện một không gian Hà Nội xưa, nhiều cuốn sách cổ, sách quý cũng được trưng bày.

Hàng nghìn du khách trải nghiệm văn hoá dân gian giữa lòng Hà Nội

MAI HƯƠNG - QUANG MINH |

Đầu năm 2020, Hà Nội dự kiến tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa, vừa mang tính giao lưu với thế giới, vừa để bảo tồn phát huy giá trị di sản. Nhưng do dịch COVID-19 nên tất cả các sự kiện trên đều lỡ hẹn. Với Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại 2020, dù đã giảm quy mô nhưng vẫn là sự kiện hiếm hoi nhất từ đầu năm đến nay

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Chủ tịch Quốc hội: Cần hiểu sâu sắc vai trò của văn hoá trong mọi lĩnh vực

Phạm Đông |

Ngày 22.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Nhiều sách cổ, sách hiếm được trưng bày tại "Một nét văn hoá Hà Nội"

Hoài Thương |

Để chào mừng ngày sách Việt Nam, Khu Văn hóa Hồ Văn – Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức sự kiện văn hóa “Một nét văn hóa Hà Nội”. Bên cạnh việc tái hiện một không gian Hà Nội xưa, nhiều cuốn sách cổ, sách quý cũng được trưng bày.

Hàng nghìn du khách trải nghiệm văn hoá dân gian giữa lòng Hà Nội

MAI HƯƠNG - QUANG MINH |

Đầu năm 2020, Hà Nội dự kiến tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa, vừa mang tính giao lưu với thế giới, vừa để bảo tồn phát huy giá trị di sản. Nhưng do dịch COVID-19 nên tất cả các sự kiện trên đều lỡ hẹn. Với Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại 2020, dù đã giảm quy mô nhưng vẫn là sự kiện hiếm hoi nhất từ đầu năm đến nay