Công diễn vở kịch “Sài Gòn” tại TP.Hồ Chí Minh

Lê Quang Vinh |

Vở kịch “Sài Gòn” sẽ được biểu diễn vào ngày 21 và 22.9. 2018, tại Nhà hát Bến Thành (TP.Hồ Chí Minh). Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong Năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp.

Nữ biên kịch và đạo diễn sân khấu người Pháp Caroline Guiela Nguyen - người dàn dựng vở kịch “Sài Gòn” - còn rất trẻ. Năm 2016, cô được tặng Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương và được đề cử giải thưởng Molières năm 2015 cho tác phẩm “Elle brûle” và năm 2018 cho tác phẩm “Sài Gòn”. Cô đến TP. Hồ Chí Minh vào năm 2015 và 2016, trong khuôn khổ “Chương trình nghệ sĩ lưu trú Villa Sài Gòn” của Viện Pháp tại Việt Nam, để thu thập chất liệu sáng tác vở “Sài Gòn”, sau khi đã thực hiện nhiều vở kịch kinh điển.

Sau tiếng vang lớn tại Liên hoan Sân khấu quốc tế Avignon lần thứ 71, “Sài Gòn” liên tục được khán giả chào đón nồng nhiệt tại các nhà hát danh giá nhất trên thế giới. Vở diễn cũng đã vinh dự đón tiếp một số vị khán giả đặc biệt như phu nhân Tổng thống Pháp Brigitte Macron hay ông Nguyễn Thiệp - Đại sứ Việt Nam tại Pháp.

Vở kịch kể lại cuộc đời của những người Pháp, người Việt Nam bị đẩy đưa theo dòng lịch sử trải dài suốt 40 năm. Đó là một cuộc du hành trong không gian và thời gian, từ năm 1956 - khi những người Pháp cuối cùng tại Sài Gòn về nước, đến năm 1996 - khi Việt Nam cho phép những người Việt kiều về thăm quê hương. Bối cảnh chuyện kịch diễn ra trong một nhà hàng Việt Nam tại Sài Gòn vào năm 1956 hay tại quận 12 Paris vào năm 1996 - nơi có nhiều người Việt Nam xa xứ đến sinh sống.

Vở kịch “Sài Gòn” không mang tính tự truyện, cũng không nói về thời kỳ thuộc địa, nhưng lại liên quan đến chuyện riêng của Caroline Guiela Nguyen: Mẹ cô là người gốc Việt và nhiều người trong gia đình cô đã di cư sang Pháp. Nữ đạo diễn đã tập hợp 11 diễn viên Pháp, Việt và Việt kiều cho vở diễn, cùng sáng tác kịch bản theo phương pháp “ứng tác” và các diễn viên tự đặt lời thoại cho vai diễn của mình, bởi “Tôi không muốn nói về họ mà muốn để họ tự kể câu chuyện của chính mình”.

Các diễn viên trong “Sài Gòn” bao gồm: Dan Artus (sinh năm 1974 - là diễn viên, biên kịch và đạo diễn sân khấu, đảm nhiệm vai Edouard), Pierric Plathier (sinh năm 1984 - là diễn viên, ca sĩ và nhạc công, vai Antoine), Adeline Guillot (sinh năm 1984 - là diễn viên, biên kịch, vai Cécile), Maud le Grevellec (vai bà Gauthier), Trần Nghĩa Hiệp (sinh năm 1942 tại Tây Ninh - là diễn viên, ở Pháp từ năm 1964, vai Hào năm 1996), Trần Nghĩa Ánh (sinh năm 1944 tại Tây Ninh - là diễn viên, ở Pháp từ năm 1968, vợ ông Trần Nghĩa Hiệp, vai Marie - Antoinette), Nguyễn Thị Mỵ Châu (sinh năm 1952 tại Sài Gòn - là diễn viên, vai Linh năm 1996).

Cũng góp mặt trong “Sài Gòn” còn có một gương mặt trẻ: Nguyễn Phú Hậu (sinh năm 1992, sinh viên Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh tại TPHCM, vai Linh năm 1956), Huỳnh Thị Trúc Ly (sinh năm 1995 tại TPHCM, vừa tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM - năm 2018, vai Mai), Lê Hoàng Sơn (sinh năm 1995 tại Trà Vinh, vai Hào năm 1956) và Tô Thị Thanh Thư (sinh năm 1994 tại Dak Lak, tốt nghiệp ngành Biên phiên dịch tiếng Pháp tại ĐH Sư phạm TPHCM - năm 2016, vai Lam).

Nhân chuyến lưu diễn quốc tế, Viện Pháp tại Việt Nam đã mời Caroline Guiela Nguyen và đoàn kịch “Les Hommes Approximatifs” của cô biểu diễn vào lúc 18h30 ngày 21 và lúc 15h30 ngày 22.9.2018 tại Nhà hát Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh). Rời TPHCM lần này, “Sài Gòn” sẽ đến với nhiều sân khấu ở Châu Âu.

Lê Quang Vinh
TIN LIÊN QUAN

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.