Còn mãi những giai điệu tri ân

Nguyễn Thụy Kha |

Từ ngày đất nước chọn ngày 27.7 hằng năm là Ngày Thương binh - Liệt sĩ để thiêng liêng đền ơn, đáp nghĩa với những người hiến dâng một phần thân thể, hiến dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, tính đến nay đã tròn 75 năm. Trong sự đền ơn, đáp nghĩa đó, văn nghệ là nơi bày tỏ được hiệu quả nhất, lắng đọng nhất, trong đó có âm nhạc. Còn mãi, những giai điệu tri ân.

1

Ngược thời gian về thời trước Cách mạng, ngay từ những ngày đầu Tân nhạc, đã có những nhạc phẩm tưởng nhớ những người đã hy sinh cho dân tộc từ thời xa xưa. Bản “Hồn tử sĩ” cho đến nay vẫn được sử dụng cho phút mặc niệm những người từ trần, tạ thế, thực ra đã được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết từ thời bắt đầu phong trào Thanh niên - Lịch sử. Nhạc phẩm viết về những người lính hy sinh thời Hai Bà Trưng. Văn Cao thì nhớ các bậc tiền nhân đã ngã xuống vì đất nước bằng “Rừng lạnh”. Đỗ Nhuận ngay từ khi mới hoạt động Cách mạng với mật danh Đỗ Quyên đã viết “Viếng hồn tử sĩ” ngay trong nhà tù Hải Dương vì đau buồn trước sự hy sinh của đồng chí mình.

Trong kháng chiến chống Pháp, bên cạnh những giai điệu thúc giục người lính quên mình, xả thân vì nước như “Giải phóng quân” của Phan Huỳnh Điểu, “Đoàn quân ma” của Lưu Hữu Phước, “Cảm tử quân”của Hoàng Quý, là những giai điệu tưởng nhớ những người ngã xuống. Lương Ngọc Trác trong “Trường Chinh ca” có đoạn: “Chốn sa trường vì nước bao chàng trai anh dũng liều thân/ Đã bao lần thề thốt bên mồ chàng trai ấy hờn oán…”. Đỗ Nhuận cùng với “Thương binh ca” thì cũng luôn cảm thán về sự hy sinh trong nhiều nhạc phẩm của mình. Trong “Áo mùa đông” có đoạn: “Này người ơi có thấy phút nào từng bạn tôi/ anh dũng máu trào màu cờ loang trên áo…” hay trong “Trên đồi Him Lam” là: “Ở đây chúng ta không quên/ bao anh em đồng chí hy sinh trong trận này/ Nguyện câu quyết tâm ta phải thắng”.

Bùi Công Kỳ trong “Ba Đình nắng” thì vẽ lên một hình ảnh rất xúc động về người thương binh: “Tôi về đây lắng nghe trên quãng đường tiến bước/ Anh thương binh trong chiều vàng đang hát vang lừng/ Nhìn cờ trên kỳ đài phơi phới/ Anh thầm tin sắp tới thu nào/ Thu ngày mai, Thu thanh bình…”. Phan Vân trong “Niềm thương mến” cũng có một giai điệu thật cảm động về người lính chăm sóc người lính bị thương: “Có những lúc vùi trong lửa khói/ xé khăn mình liều băng vết thương/ Choàng cánh tay ôm người bạn ta/ Làn môi xanh hé một nụ cười/ Dòng máu tuôn trào ướt tay…”.

2

Sau ngày lập lại hòa bình ở miền Bắc, các nhạc sĩ mới có thời gian để nhìn lại những hy sinh dâng hiến từ ngày Đảng khai sinh cho tới khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Đó là “Noi gương Lý Tử Trọng và “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” của Nguyễn Đức Toàn. “Kể chuyện người Cộng sản” của Trần Hoàn viết về đồng chí Nguyễn Đức Cảnh kiên trung. Huy Du ca ngợi liệt sĩ Bế Văn Đàn trận Điện Biên Phủ qua giai điệu phỏng thơ Trinh Đường. Nhạc phẩm mang tên “Bế Văn Đàn sống mãi”. Còn Hoàng Vân thì viết hẳn một hợp xướng “Hồi tưởng”.

Cũng thời điểm ấy, thêm nhiều bài ca về những chiến sĩ miền Nam hy sinh trên mọi mặt trận chống Mỹ. Đó là “Lời ca không tắt” của Tô Hải viết về gương hy sinh của nữ liệt sĩ Trần Thị Vân. Còn về gương hy sinh của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường vì tội danh định mưu sát Robert McNamara - Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ - khi đi qua cầu Công Lý - Sài Gòn, thì có biết bao bài hát ca ngợi, như “Bài ca Nguyễn Văn Trỗi” của Nguyễn Đức Toàn, “Lời anh vọng đến ngàn năm” của Vũ Thanh, “Tôi sẽ ca mãi đời anh” của Huy Du, “Noi gương Nguyễn Văn Trỗi” của Phong Nhã… và rất nhiều giai điệu khác.

Khi cả nước bước vào chiến tranh chống Mỹ, gương hy sinh bên ụ pháo phòng không như câu nói nổi tiếng: “Nhắm thẳng vào quân thù mà bắn” đã làm rung động bao con tim nhạc sĩ. Nguyễn Đức Toàn có ngay “Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương”, Đỗ Dũng qua thơ Phan Cung Việt có thêm “Anh Xuân ơi! Tôi nghe rõ lời anh”. Còn với Huy Du là “Cùng anh tiến quân trên đường dài”.

Cuộc chiến đấu càng ác liệt, càng nhiều hy sinh, tất cả những hy sinh vô danh đã được đúc vào trong giai điệu “Dáng đứng Việt Nam” của Nguyễn Chí Vũ (thơ Lê Anh Xuân):

Đỗ Nhuận thì phát triển dân ca Xá để viết về thương binh qua nhạc phẩm “Anh thương binh rèn dao”. Hoàng Vân thì viết cả về liệt sĩ và thương binh trong nhạc phẩm “Người chiến sĩ ấy” với đoạn kết rưng rưng: “Tổ quốc ơi! Người kiêu hãnh xiết bao/ Có Đảng ta có Đảng Cộng sản Việt Nam/ Có Bác Hồ và muôn triệu người con/ Suốt đời tận tụy với nước với dân/ Như anh người chiến sĩ ấy...”.

3

Sự dâng hiến, hy sinh của người lính đã luôn làm rung động con tim những người còn sống. Mùa hè năm 1972 ở Quảng Trị, trước sự hy sinh bên đường dây thông tin chiến dịch của một đồng đội, tôi cũng viết ngay bên mộ đồng đội nhạc phẩm “Người đồng chí ấy”: “Người đồng chí ấy/ Hy sinh bên đường dây/ Câu nói anh vang giữa đời lời hát/ Như tiếng quê nhà tình chứa chan…”. Nhưng phải đến bao nhiêu năm sau chiến tranh, nhạc phẩm mới được ca sĩ Việt Hoàn thể hiện trên làn sóng phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam...

Mang hơi thở nhạc nhẹ, Trần Tiến đã viết về người thương binh trở về làm thầy giáo dạy các con thơ hát. Anh đã tìm được cái tứ đầy chất thơ. Đó là ca khúc “Vết chân tròn trên cát”. Người thương binh cùng chiếc nạng như vết chân tròn trên cát, đi trong âm hưởng dân ca Nam Bộ để “đến trường làng dạy các em thơ bài hát quê hương”. Chính những vết chân tròn lại viết ra giai điệu của sự dâng hiến thầm lặng “Cháy mãi trong tôi, đốt mãi trong tôi!”. Cũng với hơi thở ấy, Trần Tiến lại viết về người lính bình yên nằm trên Tây Nguyên mang theo chiếc vòng cầu hôn. Ca khúc “Chiếc vòng cầu hôn” của Trần Tiến đã hòa được sự trữ tình vào giai điệu, bớt đi chất tráng ca thường thấy.

Xuân Hồng thì lại chọn góc nhìn từ những người mẹ liệt sĩ qua ca khúc “Người mẹ của tôi”: “Nước mắt mẹ không còn vì khóc những đứa con/ Lần lượt ra đi mãi mãi…”. Trận chiến Quảng Trị đã qua bao nhiêu năm, với độ lùi ngót 20 năm, Tân Huyền mới có lời nhắn nhủ với hôm nay và tương lai về sự hy sinh vô danh của bao người lính nhất là trong 81 ngày đêm trụ bám Thành Cổ: “Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ/ Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ/ Cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình/ Với người hy sinh trên mảnh đất quê mình”.

Thuận Yến với lời thơ của Nguyễn Đức Mậu bất ngờ dựng lên một “Màu hoa đỏ” chan chứa và kiêu hùng: “Có người lính/ Mùa xuân ấy/ Ra đi từ đó không về/ Dòng tên anh khắc vào đá núi/ Mây ngàn hóa bóng cây che/ Chiều biên cương trắng trời sương núi/ Mẹ già mỏi mắt nhìn theo…”. Nguyễn Trọng Tạo đã có một trường ca thơ về các cô gái Đồng Lộc, những cũng mãi tới năm 1997 mới viết được ca khúc “Đồng Lộc thông ru”: “Giờ nhìn tượng đài cao tóc xanh vờn mây gió/ Đất nơi ngã ba này đỏ thắm trái tim em”.

4

Cũng ở thời điểm cuối thế kỷ XX, ca khúc mới nói về sự dâng hiến hy sinh đạt tới độ sâu sắc qua “Những người hát bè trầm” của Dương Bích Hà (thơ Hoàng Vũ Thuật): “Họ đã hát bè trầm cho tôi/ Cho đất nước này vươn tới đỉnh cao”. Cũng với độ sâu sắc đó, Đức Trịnh đã khái quát tới “Miền xa thẳm”. Ở giai điệu ấy, những người đã yêu nhau, đã hy sinh vẫn đi tìm nhau: “Đi tìm nhau giữa hai đầu trận đánh/ Đi tìm nhau để mãi mãi không về/ Hồn thiêng sông núi/ Tạc nên tượng đài”. Cái mới, cái đóng góp của nhạc phẩm này bởi nó đã dùng thể Romance với phần giọng ngâm (Vocalise) như tiếng nức nở mở đầu nhạc phẩm. Một nỗi niềm mở ra bát ngát, tuôn chảy dạt dào, nhớ thương chất ngất...

Không còn cái hơi thở nóng bỏng của sự kiện, những giai điệu tri ân ngày càng thấm vào lòng người, còn mãi với thời gian. Không chỉ giai điệu mà còn cả lời ca chắt lọc từ nhạc sĩ tự đặt lời đến nhạc sĩ chọn thơ phổ nhạc. Có nhưng bài thơ của tác giả không mấy nổi tiếng trên văn đàn, nhưng lại sâu sắc và tầm vóc bởi nó là kỷ niệm quá thật của đời lính chiến. Đấy là trường hợp ca khúc “Ký ức tháng Ba” của Đình Thậm mới viết gần đây. Từ bài thơ hay của tác giả Trần Khởi, Đình Thậm đã trút vào đấy tất cả cảm xúc của mình để thơ nhạc càng dang cánh bay vào tâm tường người nghe: “Tháng Ba đi tìm đồng đội/ Bâng khuâng giữa chốn rừng già/ Mòn tay lần rừng tìm lối/ Đêm sâu lưỡi xẻng sáng lòa/ Tháng Ba tháng Ba chờ được/ Phương Nam vời vợi rời xa/ Người đi bao giờ trở lại/ Vẫn còn trắng một màu hoa”.

Trong dòng chảy của lịch sử âm nhạc Việt Nam hiện đại, dòng chảy của  những nhạc phẩm viết về thương binh, liệt sĩ, cả những người dân thường đã ngã xuống, với độ lùi thời gian càng ngày càng nhân bản hơn, tìm tòi hơn.

Nguyễn Thụy Kha
TIN LIÊN QUAN

Thừa Thiên Huế: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ

NHƯ PHƯƠNG |

Thừa Thiên Huế - Công đoàn huyện A Lưới đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ.

Bạc Liêu long trọng kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiều ngày 26.7, tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ và họp mặt người có công với cách mạng tiêu biểu.

Tìm về cội nguồn ngày Thương binh liệt sĩ

Đức Sơn |

Thái Nguyên - Ngày 27.7 hằng năm, người dân trên khắp đất nước Việt Nam nghiêng mình kính cẩn, tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền bối, anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Nơi phát tích ngày Thương binh liệt sĩ 27.7 nhân văn, thiêng liêng đó là khu di tích lịch sử Quốc gia 27.7 (thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ).

Bắc Giang: Tri ân, tặng quà nhân Ngày Thương binh liệt sĩ

Bảo Hân |

Bắc Giang - Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ(27.7.1947-27.7.2022), với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân những người có công với quê hương đất nước, Liên đoàn Lao động huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Thừa Thiên Huế: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ

NHƯ PHƯƠNG |

Thừa Thiên Huế - Công đoàn huyện A Lưới đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ.

Bạc Liêu long trọng kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiều ngày 26.7, tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ và họp mặt người có công với cách mạng tiêu biểu.

Tìm về cội nguồn ngày Thương binh liệt sĩ

Đức Sơn |

Thái Nguyên - Ngày 27.7 hằng năm, người dân trên khắp đất nước Việt Nam nghiêng mình kính cẩn, tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền bối, anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Nơi phát tích ngày Thương binh liệt sĩ 27.7 nhân văn, thiêng liêng đó là khu di tích lịch sử Quốc gia 27.7 (thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ).

Bắc Giang: Tri ân, tặng quà nhân Ngày Thương binh liệt sĩ

Bảo Hân |

Bắc Giang - Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ(27.7.1947-27.7.2022), với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân những người có công với quê hương đất nước, Liên đoàn Lao động huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.