Có nên thích ứng bằng cách “chỉ thắng cảnh, bỏ qua tín ngưỡng”?

Lê Vinh |

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 là “khẩu hiệu” của Nghị quyết 128 đang được thực hiện sâu, rộng trong đời sống xã hội giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu như các hoạt động hàng ngày của cuộc sống có thể điều chỉnh, thì vấn đề đặt ra cần được hiểu rõ hơn cũng như hành động quyết liệt hơn tại các lễ hội.

Mùa xuân là mùa của lễ hội ở mọi tỉnh thành trong cả nước. Một trong những khía cạnh được nói đến nhiều nhất, quen thuộc nhất là “chủ động xây dựng phương án quản lý hoạt động lễ hội, vừa chào đón du khách tham quan, thắng cảnh, vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, vừa bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19”.

Về phương án thì vậy, đầy đủ và chi tiết, nhưng thực hiện lại là một vấn đề khác. Không cần chờ những địa danh sắp tới sẽ mở cửa mà chỉ cần nhìn vào những gì đã diễn ra ở nhiều nơi, câu chuyện về sự chen chúc lại trở nên rất đỗi bình thường.

Giống như chuyện hành khách xếp hàng làm thủ tục ở sân bay để rồi sau đó lại vẫn ngồi sát nhau bên trong máy bay, việc du khách đến với các lễ hội được kiểm soát khi đến cổng và rồi tập trung về các địa điểm thờ cúng để làm lễ. Ngay cả khi lãnh đạo địa phương và các sư thầy đã làm lễ dâng hương trong ngày khai hội, ai có thể đảm bảo rằng, du khách, người dân không có những hoạt động của riêng mình trong vấn đề tín ngưỡng?

Trả lời phỏng vấn báo chí, lãnh đạo Bộ hay địa phương vẫn tuyên bố kiên quyết mạnh tay nhưng rõ ràng là nó xuất phát từ cả ý thức của du khách lẫn quy định mà địa phương đưa ra. Nhu cầu cúng bái, cầu may, cầu phúc của nhân dân là khổng lồ, phạm vi di tích nhỏ hẹp, nhân lực quản lý, làm nhiệm vụ có hạn, khó có thể tránh được việc tập trung đông. Nhưng ngay từ đầu, quy định của địa phương đưa ra có nên nói rõ, phân biệt rõ về chuyện “chỉ tham quan, thắng cảnh” và “không cúng lễ, tín ngưỡng”?

Có lẽ, đây là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, nhưng khi ở vào thế “thích ứng linh hoạt”, thì sự điều chỉnh là cần thiết.

Nên chăng, trong bối cảnh dịch bệnh, tạm thời du khách chỉ đến với tâm thế du ngoạn, ngắm cảnh, vái vọng, cầu nguyện từ xa, thay vì bon chen, xô đẩy, tranh cãi, thậm chí xô xát chỉ để thắp một nén hương và mong cầu… bình an?

Biết đâu rằng, nhiều người đã đến nhiều lần nhưng chưa một lần ngắm kỹ thắng cảnh ở nơi đó? Hãy thử một lần cho lòng mình lắng lại và nhìn ra xa hơn thay vì chỉ thấy… lưng trong một biển người?

Lê Vinh
TIN LIÊN QUAN

Những nghi thức độc đáo trong lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, từ ngày 6-8.2,  huyện Nậm Pồ phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên đã tổ chức phục dựng thành công lễ hội Gầu Tào tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ - một lễ hội mang tính cộng đồng và đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông vùng Tây Bắc.

Lễ hội Chùa Hương có thể mở cửa trở lại?

Hương Mai |

Lễ hội chùa Hương có thể mở vào giữa tháng 2. Ban Quản lý Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn cũng đã lên phương án chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ du khách vào tham quan di tích, thắng cảnh.

Không đi lễ hội đầu xuân có mất đi không khí Tết?

Linh Chi - Việt Anh |

2 năm trở lại đây, các lễ hội đầu xuân trên khắp cả nước phải tạm dừng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều người cho rằng việc dừng các lễ hội đầu xuân sẽ làm mất đi không khí Tết. Tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh, quyết định tạm dừng các lễ hội được cho là đúng đắn.

Nghi thức tâm linh huyền bí trong lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ Yên Bái

Khắc Điệp |

Yên Bái – Dịp đầu xuân năm mới, đồng bào Dao đỏ tại xã Khai Trung, huyện Lục Yên hân hoan tổ chức lễ hội Cầu mùa với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

Hà Tĩnh: Hạn chế đông người tham gia lễ hội ở đền, chùa để phòng dịch

TRẦN TUẤN |

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày 8.2, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, trong đó khuyến cáo hạn chế tham gia lễ hội đền, chùa…

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Những nghi thức độc đáo trong lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, từ ngày 6-8.2,  huyện Nậm Pồ phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên đã tổ chức phục dựng thành công lễ hội Gầu Tào tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ - một lễ hội mang tính cộng đồng và đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông vùng Tây Bắc.

Lễ hội Chùa Hương có thể mở cửa trở lại?

Hương Mai |

Lễ hội chùa Hương có thể mở vào giữa tháng 2. Ban Quản lý Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn cũng đã lên phương án chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ du khách vào tham quan di tích, thắng cảnh.

Không đi lễ hội đầu xuân có mất đi không khí Tết?

Linh Chi - Việt Anh |

2 năm trở lại đây, các lễ hội đầu xuân trên khắp cả nước phải tạm dừng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều người cho rằng việc dừng các lễ hội đầu xuân sẽ làm mất đi không khí Tết. Tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh, quyết định tạm dừng các lễ hội được cho là đúng đắn.

Nghi thức tâm linh huyền bí trong lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ Yên Bái

Khắc Điệp |

Yên Bái – Dịp đầu xuân năm mới, đồng bào Dao đỏ tại xã Khai Trung, huyện Lục Yên hân hoan tổ chức lễ hội Cầu mùa với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

Hà Tĩnh: Hạn chế đông người tham gia lễ hội ở đền, chùa để phòng dịch

TRẦN TUẤN |

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày 8.2, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, trong đó khuyến cáo hạn chế tham gia lễ hội đền, chùa…