Có nên quá coi trọng mâm ngũ quả trong đêm cúng giao thừa?

Bảo Trung |

Liệu ta có nên quá coi trọng mâm ngũ quả khi mà nó khiến các gia đình mất nhiều thời gian và công sức?

Cúng giao thừa là nghi lễ cúng đặc biệt quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán của một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, rất nhiều bà nội trợ hiện đại quá coi trọng lễ cúng đêm giao thừa và đặc biệt là mâm ngũ quả có trong lễ cúng đó. Nhiều người thậm chí dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức đi tìm "của lạ" để có một mâm ngũ quả ưng ý trong đêm cúng giao thừa. Chính vì lẽ đó, có một câu hỏi được đặt ra, có nên quá coi trọng mâm ngũ quả, phải mất nhiều thời gian và công sức đến vậy?

Trao đổi với PV báo Lao Động, Tiến sĩ Trần Đình Hằng - Phân viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia tại Huế, cho biết: Cúng giao thừa là một lễ cúng thực hiện vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới. Ở mâm cúng giao thừa, nổi bật nhất vẫn là mâm ngũ quả, xung quanh, người ta có thể đặt thêm bánh chưng, mứt, kẹo... để làm tăng quy mô của mâm cúng. Tuy vậy, đối với mâm ngũ quả, ta cũng không nên quá câu nệ vào sự sung túc của phẩm vật.

"Ngày xưa, ông bà ta đã rất tinh tế trong việc chọn các loại quả dùng trong đêm giao thừa, chứ không chọn một cách ham hố như bây giờ. Tất cả các loại trái là tinh hoa của trời đất, khi đưa vào mâm cỗ cúng thì phải là trái cây có ý nghĩa biểu tượng cao. Thứ nhất một buồng trái có nhiều trái (ví như chuối), thứ hai trong trái đó phải có nhiều hạt, màu sắc của chúng phải có vượng khí tuân theo quy luật của ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) chứ chẳng ai lại đi chọn một loại quả có màu sắc không đâu vào đâu để cúng...", Tiến sĩ Hằng nhấn mạnh.

Lấy ví dụ đơn cử, nải chuối vẫn được đa số gia đình lựa chọn để cúng nhiều hơn cả, bởi lẽ chuối là biểu tượng của mẹ, xung quanh nải chuối có nhiều trái chuối, trên đó người ta có thể đặt lên đó một số trái khác nhau. Người Huế thường chọn trái mãng cầu, dưa hấu, lựu... vì trong ruột của chúng có nhiều hạt với hàng ngàn mầm sống đang chờ sinh sôi nảy nở theo thời gian. Từ mâm ngũ quả đó, người ta cầu mong sự sum vầy, đủ đầy và an lành trong năm mới.

"Tùy vào sản vật (trái cây) của địa phương mà người dân ở đó chọn một mâm ngũ quả để cúng đêm giao thừa, hoàn toàn không có một quy chuẩn nhất định. Từ Bắc trở vào Nam, mỗi nơi đều có sản vật riêng, tùy thuộc vào sở thích của gia chủ. Tất nhiên, mâm ngũ quả của gia đình có điều kiện vẫn sẽ khác nhà có ít điều kiện hơn. Nhưng nếu chọn một mâm ngũ quả trong đêm giao thừa thì chỉ cần tuân thủ quy định về màu sắc và ý nghĩa biểu tượng", Tiến sĩ Hằng khẳng định.

Nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay đã có điều kiện về mặt kinh tế luôn muốn cúng đêm giao thừa với một mâm ngũ quả xum xuê đầy ắp những trái ngon, "vật lạ" với ước muốn có một năm đầy ắp những thành công và may mắn. Tuy vậy, những gia đình ít có điều kiện hơn vẫn chỉ chọn cho mình một mâm ngũ quả đủ "lễ".

Sự khác biệt trong mâm ngũ quả cúng giao thừa từ Bắc chí Nam. Tuy vậy, chỉ cần một mâm ngũ quả với đầy đủ "lễ" như đã nói là đã đạt đến điều kiện đủ, lẽ còn thiếu duy nhất có chăng chỉ là là tâm thái và lòng thành khi khấn vái trước đất, trời đêm giao thừa để có một năm an lành, vạn sự như ý.

Bảo Trung
TIN LIÊN QUAN

Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền Tây và ý nghĩa

Huân Cao |

Tết thì chung, nhưng phong tục ngày tết mỗi vùng miền lại khác. Sự chất phác, thật thà và đôn hậu của người dân miền Tây Nam Bộ được thể hiện qua mâm ngũ quả ngày tết.

Ý nghĩa tâm linh ít người biết về bữa cơm Tất niên

Bảo Trung |

Bữa cơm Tất niên, hay cúng Tất niên dừng như đã quá quen thuộc đối với mỗi người dân Việt. Đây là dịp các thành viên trong gia đình tề tựu đông đủ để cùng dùng chung bữa cơm và nhìn lại một năm với đầy ắp những buồn vui trong cuộc sống. Tuy vậy, ý nghĩa thực sự của bữa cơm Tất niên cũng chỉ dừng lại ở đó?

Bài trí bàn thờ và mâm ngũ quả theo văn hóa 3 miền Bắc - Trung - Nam

TẠ QUANG (T/H) |

Trước thềm Xuân Kỷ Hợi, hãy cùng tìm hiểu về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam.

Người dân xếp hàng vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày mùng 1 Tết

Đinh Thiện - Tùng Giang |

Ngày 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều người dân Hà Nội đứng xếp hàng để mua vé vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Huấn luyện viên Mai Đức Chung và điều chưa kể về hành trình đến World Cup

AN NGUYÊN |

Cách đây 1 năm, hành trình đến World Cup 2023 của bóng đá nữ Việt Nam như một câu chuyện cổ tích được viết nên bởi huấn luyện viên Mai Đức Chung và các học trò.

Những năm Mão đáng nhớ trong lịch sử dân tộc

Anh Đức - Hoàng Anh |

Khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam; ra đời bộ Luật Hồng Đức hay thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là những sự kiện đều diễn ra vào năm Mão.

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

Việt Nam và hành trình kể những câu chuyện về vẻ đẹp bất tận

Nick M |

Nhà thám hiểm lừng danh người Morocco - Ibn Battuta – từng nói: “Du lịch – ban đầu nó khiến bạn không thốt nên lời, và sau đó biến bạn trở thành một người kể chuyện”. Và du lịch Việt Nam, đã và đang kể những câu chuyện về vẻ đẹp bất tận đi khắp thế giới.

Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền Tây và ý nghĩa

Huân Cao |

Tết thì chung, nhưng phong tục ngày tết mỗi vùng miền lại khác. Sự chất phác, thật thà và đôn hậu của người dân miền Tây Nam Bộ được thể hiện qua mâm ngũ quả ngày tết.

Ý nghĩa tâm linh ít người biết về bữa cơm Tất niên

Bảo Trung |

Bữa cơm Tất niên, hay cúng Tất niên dừng như đã quá quen thuộc đối với mỗi người dân Việt. Đây là dịp các thành viên trong gia đình tề tựu đông đủ để cùng dùng chung bữa cơm và nhìn lại một năm với đầy ắp những buồn vui trong cuộc sống. Tuy vậy, ý nghĩa thực sự của bữa cơm Tất niên cũng chỉ dừng lại ở đó?

Bài trí bàn thờ và mâm ngũ quả theo văn hóa 3 miền Bắc - Trung - Nam

TẠ QUANG (T/H) |

Trước thềm Xuân Kỷ Hợi, hãy cùng tìm hiểu về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam.