Có khi nhặt được thanh xuân của mình

HOÀNG HẢI LÂM |

Gần hai mươi năm, tôi lang thang giữa núi rừng Trường Sơn. Đi để thỏa mong ước của đời mình, cho mỏi gối, chồn chân. Như con ngựa bất kham giữa thảo nguyên bao la, giữa núi đồi hoang hoải. Cứ chạy cho kịp với thời gian, đua đòi với tuổi xuân. Chừng nào tóc bạc hết thì vẫn hướng về núi đồi bước tới.

Bản làng tôi từng đi qua, giữa núi rừng hoang sơ hùng vĩ, mái nhà sàn yêu kiều nép mình dưới tán lá, những người con Vân Kiều, Pa Cô chân thành, nồng hậu, bên những bếp lửa ấm áp, chén rượu thơm nồng còn có những gia đình nghèo khó, còn người mẹ, người chị, em thơ… khó khăn và thiệt thòi với cuộc sống thường ngày.

Tôi đã “đi chậm lại” vào mùa đông năm 2018, ở bản làng Pa Ling, một ngôi làng thuộc xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Nơi tôi đi nhặt lại thanh xuân của mình.

Trong tiềm thức của tôi vẫn còn những chuyến rong chơi, chỉ đơn thuần như thế. Nhưng từ những chuyến đi, tôi thấy mình phải khác. Người thức tỉnh tôi những tháng ngày rong chơi là Hồ Xông Nhắc, một thanh niên của bản làng Pa Ling. Nhắc bảo, ở Pa Ling mùa đông rất lạnh, người già và trẻ em lại không có áo ấm để mặc…

Và tôi đã trải qua những đêm dài mùa đông, trong áo ấm chăn bông mà gió núi vẫn thổi lên thốc tháo, lạnh chẳng thể nào ngủ được. Trong đêm tối, tôi nhớ đến những người tôi gặp chiều nay. Người già mảnh khảnh trong chiếc áo mỏng tang, đứa trẻ mình trần trùng trục lén lút nhìn chúng tôi rồi nở nụ cười thân thiện. Tôi nằm nghe gió vi vu, chúng đánh những mái tôn ràn rạt. Sáng, tôi mất trắng cả giấc mơ nơi núi rừng, về thành phố, nơi những ngọn đèn xanh đỏ giữa mùa Giáng sinh, trẻ em ấm áp suốt những ngày đông cho đến khi xuân về. Trước mắt tôi vẫn là những người già, đứa trẻ trong giá lạnh mùa đông giữa bản làng xa xôi.

Năm đó áo ấm về Pa Ling, đồng chí Ngô Đức Tuyến, hồi đó là Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pa Ling (nay là Đồn Biên phòng A Vao), cứ mỗi lần có người về thành phố, hỏi tôi có áo ấm cho người già và trẻ em không để có người ghé lấy. Lúc khác tôi lại nhắn, có thêm áo ấm đây rồi, có người về xuôi không anh…

Rồi những gom góp của chúng tôi, gần hai trăm áo ấm được trao cho các bà mẹ ở Pa Ling, đó là ngày đầu tiên tôi gom góp những yêu thương cho đồng bào Quảng Trị. Đó cũng là lần đầu tiên những bà mẹ Vân Kiều được mặc áo len thơm mùi mới.

Những yêu thương đều được gom góp từ rất nhiều tấm lòng. Trong tài khoản ngân hàng của tôi thường có những tin nhắn, của Cẩm Nhung, Hà Trang, Kô Kăn Sương, Trúc Lê… “em ủng hộ mua áo ấm cho mẹ”.

Rồi những mùa tiếp sau vẫn những dòng tin thân thuộc, với những người thân quen, những người bạn mới. Họ chắt chiu tiền tiết kiệm, lúc mua sách vở cho trẻ em vùng cao, khi hỗ trợ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khi mua tấm áo, khăn choàng cho mẹ già, em nhỏ. Họ không phải là người giàu có, không dư dả về tiền của.

Có năm, đến tận Tết rồi tôi vẫn nhận được tin nhắn “em sắm Tết còn để lại chút tiền, anh có lên miền núi mua áo ấm cho đồng bào giúp em…”. Tôi những lúc đó cảm xúc trào dâng khóe mắt, những người dân thành phố luôn hướng về miền núi xa xôi, nơi còn nhiều lo toan và nghèo khó.

Quyên góp, cho đi… đó là thanh xuân của con người, khi họ làm việc tốt, cũng như những giọt nước tưới vào cây đời xanh tươi. Mà cái cây xanh tươi này nhiều người chăm bón. Những cái tên về bạn hữu, những người luôn chung tay góp sức vào hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, nhất là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện sinh kế danh sách ngày một dài hơn. Tên của họ hòa chung vào dòng chảy thiện nguyện.

Đàn ngan đã thay đổi sinh kế của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị. Ảnh: HHL
Đàn ngan đã thay đổi sinh kế của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị. Ảnh: HHL

Có khi tôi nghĩ, cũng đáng cho người đầu tiên bỏ công làm công tác này, vì đằng sau họ có hàng triệu người lặng lẽ gieo mầm tử tế, ngày ngày góp nhặt thành quả lao động của mình để thực hiện công việc hỗ trợ người nghèo, giúp họ vượt qua khó khăn, không để ai bị bỏ lại ở phía sau. Cuộc đời này vốn thế, có thói hư tật xấu gì nhỏ nhất cũng nhất định từ bỏ nhưng cái tốt dù nhỏ nhoi cũng phải duy trì, như ngọn lửa âm ỉ cháy, thắp lên những yêu thương để cùng nhau đi qua mùa đông.

Cũng bởi thế mà giữa Thủ đô Hà Nội, hàng trăm già trẻ, đa số ngoài bảy mươi, họ hội tụ thành nhóm Ong Chăm tự mua len đan mũ áo, tự mua vật liệu may chăn, ga, gối nệm, tự gom góp những đồng lương hưu trí, vận động nguồn lực xã hội hóa để hàng vạn người già, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới trên toàn quốc có áo ấm để mặc, học sinh có ký túc xá để ở, cộng đồng có nguồn nước sạch để dùng, đồng bào dân tộc thiểu số có con giống để cải thiện sinh kế…

Cô Phan Vũ Diễm Hằng, nữ sinh đầu tiên của Việt Nam đoạt huy chương Olympic Toán quốc tế - Trưởng nhóm Ong Chăm đã ngoài bảy mươi tuổi ngày đêm miệt mài với “từng nghèo khó” của đồng bào. Cứ nghe mùa đông, nhiệt độ vùng núi thấp là cô băn khoăn với nỗi lo, không biết bọn trẻ có áo ấm, khăn len chưa… Mà danh sách trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến trung học cơ sở, học sinh bán trú lại dài ra dằng dặc ở khắp mọi miền Tổ quốc, có cả đất nước bạn Lào với những dòng tin nhắn, những dòng status trình bày hoàn cảnh khó khăn chẳng thể nào ngó lơ. Nên có khi “vốn quay vòng”, nợ vài trăm chiếc áo, mua thiếu hàng trăm chiếc chăn… cũng thực hiện vì không thể để hàng trăm đứa trẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chịu gió rét.

Hành trình thiện nguyện giúp người ta nhặt lại thanh xuân của mình, cũng bởi thế, anh Đoàn Quang Tâm - chủ một xưởng chế biến củi trấu ở Triệu Thuận (huyện Triệu Phong - Quảng Trị), người khởi xướng chương trình “1.000 con ngan giống hỗ trợ sinh kế đồng bào” hay chị Phạm Vân Anh - Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), người khởi xướng chương trình đàn ngan khuyến học với tên gọi “Đàn ngan khăn quàng đỏ”, sau bao nhiêu nhọc nhằn, bao âu lo vẫn nở nụ cười tươi thắm trên môi.

Những chương trình thiện nguyện đã đem lại cho đồng bào, hộ gia đình có học sinh khó khăn được cải thiện sinh kế trong lao động sản xuất, khắc phục những khó khăn ban đầu để tạo dựng cuộc sống mới no đủ hơn.

Chúng tôi đi qua và dừng lại ở những cảnh đời nghèo khó, với đồng bào ngày ngày bươn chải với cuộc sống, với những lớp học ở vùng cao. Những tháng ngày rong ruổi để thực hiện lời dạy của ông cha “lá lành đùm lá rách”.

Có khi khó khăn chúng tôi cũng dừng lại, nhưng ở miền núi xa xôi thỉnh thoảng lại nhắn tin “hồi này có ngan giống không anh? Cho bản em một ít, lứa trước anh cho bản bên con giống phát triển tốt lắm, nó ấp nở bà con san sẻ cho nhau…”.

Rồi một bản xa xôi khi nhiệt độ xuống thấp, cô giáo ở đó gửi một vài bức hình với lời nhắn thấy thương “em gắng tiết kiệm tiền mua được cho năm cháu năm chiếc áo, số còn lại anh xem đâu đó xin giùm em được không…”.

Từ những “lung lay” trong trái tim mình, để từ đó tìm cách cho trẻ em miền núi có áo ấm để mặc, đồng bào có con giống để nuôi… Thấm thoắt cũng gần chục năm, cứ nghe khó gọi nhau chí chới. Rồi những trang mới của cuốn nhật kí thiện nguyện mở ra. Với anh Dục áo ấm, anh Thơ, chị Thơm, chị Nam… ngan giống, cô Vân Anh cây trồng, cô Hằng mũ áo…

Chúng tôi đi muôn nơi, đi nhặt thanh xuân của mình để góp cho đời người những bông hoa tươi thắm. Lẽ thường vẫn thế, đất trời vào xuân hoa nở bao nhiêu thì mùa xuân của đời người càng thêm rực rỡ, tuổi tác tính chi.

HOÀNG HẢI LÂM
TIN LIÊN QUAN

Hai mẹ con tìm lại thanh xuân với chuyến đi phượt xe máy dài hơn 1.000 km

ĐÔNG DU |

Tại "Mảnh ghép hoàn hảo 2024" trên VTV9 là cuộc trò chuyện của NSND Hồng Vân với anh Huỳnh Hoàng Huy và mẹ Lâm Thị Bích Đào qua chủ đề “Cùng mẹ tìm lại thanh xuân”. Hai mẹ con đã có hành trình tìm lại hồi ức thanh xuân tươi đẹp bằng những chuyến đi phượt.

Ninh Dương Lan Ngọc dành cả thanh xuân đi ăn cưới

Thùy Trang |

Ninh Dương Lan Ngọc xuất hiện ở nhiều đám cưới của đồng nghiệp, có khi nhận lời làm phù dâu cho những người bạn thân thiết.

Nguyễn Thị Huyền biết ơn năm tháng thanh xuân, 15 năm dành trọn cho điền kinh

AN NGUYÊN |

Vận động viên Nguyễn Thị Huyền đã chia sẻ những dòng trạng thái cảm xúc sau khi quyết định chia tay đường chạy.

Cây mai vàng 60 năm tuổi ở Đồng Nai thưa khách tới ngắm

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, Tết Giáp Thìn 2024, cây mai vàng tròn 60 năm tuổi nổi tiếng cả nước tại đường Ngô Quyền, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc kém sắc hơn những năm trước; thưa vắng khách tới ngắm mai...

Tân tổng tư lệnh Ukraina tiết lộ thay đổi chiến thuật lớn trên thực địa

Thanh Hà |

Tướng Ukraina Aleksandr Syrsky chia sẻ với kênh truyền hình ZDF của Đức rằng, Kiev đã chuyển đổi từ các hoạt động tấn công sang phòng thủ chiến lược.

Tài xế xe công nghệ làm xuyên Tết, thu nhập 2 triệu đồng/ngày

MINH HÀ - PHƯƠNG ANH |

Nhiều tài xế xe công nghệ lựa chọn đi làm xuyên Tết bởi đây dịp có thể kiếm được thu nhập tốt, đường sá đi lại thuận tiện, thậm chí còn được khách hàng mừng tuổi đầu năm mới.

Độc đáo những chiếc đũa buông chôn dưới đất 10 năm không mục

Duy Tuấn |

Bình Thuận – Để làm ra những đôi đũa buông truyền thống phải chọn sóng buông già có tuổi đời 50 năm, trải qua nhiều công đoạn từ cắt gỗ, làm nhám, rồi đánh bóng bằng sáp ong mới hoàn thành các đôi đũa bền đẹp. Đũa từ sóng buông tự nhiên không sử dụng hóa chất, không bị mối mọt nên được thị trường ưa chuộng.

Chuyện dọc đường nước Mỹ

Ngọc Vân |

Tháng 10 năm 2023, tôi vừa có chuyến đi đầu tiên trong đời tới Mỹ theo lời mời của phía bạn dành cho các nhà báo ASEAN, tới hai thành phố nổi tiếng là Thủ đô Washington D.C và New York. Không ít choáng ngợp và đôi chút… hụt hẫng trong lần đầu tiên ấy.

Hai mẹ con tìm lại thanh xuân với chuyến đi phượt xe máy dài hơn 1.000 km

ĐÔNG DU |

Tại "Mảnh ghép hoàn hảo 2024" trên VTV9 là cuộc trò chuyện của NSND Hồng Vân với anh Huỳnh Hoàng Huy và mẹ Lâm Thị Bích Đào qua chủ đề “Cùng mẹ tìm lại thanh xuân”. Hai mẹ con đã có hành trình tìm lại hồi ức thanh xuân tươi đẹp bằng những chuyến đi phượt.

Ninh Dương Lan Ngọc dành cả thanh xuân đi ăn cưới

Thùy Trang |

Ninh Dương Lan Ngọc xuất hiện ở nhiều đám cưới của đồng nghiệp, có khi nhận lời làm phù dâu cho những người bạn thân thiết.

Nguyễn Thị Huyền biết ơn năm tháng thanh xuân, 15 năm dành trọn cho điền kinh

AN NGUYÊN |

Vận động viên Nguyễn Thị Huyền đã chia sẻ những dòng trạng thái cảm xúc sau khi quyết định chia tay đường chạy.