Cô giáo già kể truyện Kiều bằng tranh minh họa (phần 1)

Trường Hùng |

Quá yêu nghệ thuật, Nhà giáo Ưu tú Vũ Như Quân (xã Đông Mỹ, Đông Hưng, Thái Bình) đã dành hơn nửa đời người để vẽ tranh minh họa cho các bài giảng, bài tập đọc trên lớp. Trong số đó, có hơn 100 bức tranh về truyện Kiều.

Gió thu thổi man mác trên đồng, những luống mạ xanh tăm tắp đến chân trời. Nhà cô Quân nhỏ nhắn nằm ở một góc nhỏ của thôn Gia Lễ. Phía trong khung cửa, cô Quân và thầy Chính đang ngồi đọc báo, mảnh vườn nho nhỏ với vài cây nhãn vây quanh.

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cô Quân thuở nhỏ vốn thích đọc truyện Kiều. Cô thích nàng Kiều ở sự thông minh, tài sắc, trọng tình, trọng nghĩa. Bà ngoại cô biết vậy nên khuyên cháu: “Làm thân con gái không nên đọc truyện Kiều. Bởi sau này, hình ảnh và số phận của nàng Kiều sẽ vận vào trong cháu, rồi cháu lại cũng khổ như nàng Kiều”.

Tuy nhiên, do quá yêu mến nàng Kiều và các nhân vật khác trong truyện, cô vẫn thường xuyên giấu bà để đọc.

Bức tranh vẽ cảnh nàng Kiều đoàn tụ.
Do bận học và phấn đấu cho sự nghiệp trồng người nên phải đến khoảng năm 1990, trong một lần dự tiết giảng về truyện Kiều, cô Quân nhận thấy nếu giáo viên chỉ giảng bằng lời thôi thì hiệu quả truyền tải đến các em chưa cao, các em vẫn chưa thể hình dung được nàng Kiều là người như thế nào. Do đó, cô Quân quyết định vẽ tranh Kiều để minh họa cho các bài giảng.

Thuở ban đầu mới tập vẽ rất khó khăn vì cô Quân chưa từng qua một trường lớp nào về vẽ tranh. Hơn nữa, thời bao cấp thiếu thốn nên không có tiền để mua giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ. Đôi mắt đầy suy niệm, cô Quân nhớ lại, đã có lúc cô phải bán gạo, lĩnh được tấm vải cũng bán đi để mua giấy vẽ.

Còn màu vẽ, cô lấy quả dành dành giã nhỏ lọc ra lấy nước để có màu vàng, lá đỗ ván giã nhỏ lọc ra lấy nước có màu xanh lá non, màu xanh pha với màu đỏ thì được màu tím.

Cô Quân chủ yếu vẽ tranh Kiều minh họa cho các đoạn Kiều được trích giảng dạy trên lớp như: Chị em Thúy Kiều, Chị em Kiều đi tảo mộ, Kiều đính ước với Kim Trọng, Kiều ở lầu Ngưng Bích…. Hầu hết các bức tranh này cô vẽ chỉ để minh họa cho tiết giảng chứ không bán mua bao giờ.

Bởi thế, cuộc sống của hai vợ chồng cô Quân rất khó khăn. “Tấm vải đáng lẽ ra để may áo cho con nhưng vì mẹ bán để mua giấy vẽ, nên nhiều lúc các con phải mặc áo cũ, áo vá”, cô Quân tâm sự.

Bức tranh tả cảnh Thúy Kiều và Kim Trọng đính ước.
Tuy “Đã mang lấy nghiệp vào thân” nhưng chưa bao giờ cô Quân “trách lẫn trời gần, trời xa”. Cô luôn cảm thấy vui, bởi qua mỗi bức tranh minh họa, cô cảm nhận được các em học sinh càng yêu và hiểu về Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du nhiều hơn. Câu chuyện sẽ được tiếp tục vào phần sau. Mời bạn đọc đón đọc phần 2.
Trường Hùng
TIN LIÊN QUAN

Khán giả trẻ thích những ca khúc lấy cảm hứng từ Truyện Kiều

M.T |

Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, nhiều tác giả, ca sĩ trẻ sáng tác ca khúc từ Truyện Kiều. Đa số tác phẩm của họ đều để lại dấu ấn cho người nghe ngay từ lần trình làng đầu tiên. Đó là bởi cảm xúc chín muồi, tư duy đề tài tốt và đặc biệt, giai điệu bắt tai, sâu lắng.

Về quê Nguyễn Du, tìm dấu tích kiệt tác Truyện Kiều

TRẦN LƯU - QUANG ĐẠI |

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, nguyên quán Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh), đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học giá trị, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều. Tháng 4, có dịp về huyện Nghi Xuân, du khách không khỏi bồi hồi khi ghé thăm khu lưu niệm Nguyễn Du. 

Đọc Truyện Kiều bằng chữ của ông Bùi Hiền chỉ thấy “rối mắt”

Bích Hà |

Một số thành viên của Hội Kiều học Việt Nam cho rằng, việc dịch “Truyện Kiều” sang chữ cải tiến là quyền của PGS-TS Bùi Hiền. Có điều, sẽ rất khó để thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ trong kiệt tác này nếu đọc văn bản viết theo kiểu chữ mới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Khán giả trẻ thích những ca khúc lấy cảm hứng từ Truyện Kiều

M.T |

Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, nhiều tác giả, ca sĩ trẻ sáng tác ca khúc từ Truyện Kiều. Đa số tác phẩm của họ đều để lại dấu ấn cho người nghe ngay từ lần trình làng đầu tiên. Đó là bởi cảm xúc chín muồi, tư duy đề tài tốt và đặc biệt, giai điệu bắt tai, sâu lắng.

Về quê Nguyễn Du, tìm dấu tích kiệt tác Truyện Kiều

TRẦN LƯU - QUANG ĐẠI |

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, nguyên quán Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh), đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học giá trị, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều. Tháng 4, có dịp về huyện Nghi Xuân, du khách không khỏi bồi hồi khi ghé thăm khu lưu niệm Nguyễn Du. 

Đọc Truyện Kiều bằng chữ của ông Bùi Hiền chỉ thấy “rối mắt”

Bích Hà |

Một số thành viên của Hội Kiều học Việt Nam cho rằng, việc dịch “Truyện Kiều” sang chữ cải tiến là quyền của PGS-TS Bùi Hiền. Có điều, sẽ rất khó để thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ trong kiệt tác này nếu đọc văn bản viết theo kiểu chữ mới.