Chuyện đầu năm với anh Ba Thợ Tiện

Vĩnh Quyền thực hiện |

Chúng tôi, những nhà báo thế hệ 1 ở VPĐD Miền Trung Tây Nguyên báo Lao Động thường gọi nhà thơ Hoàng Thoại Châu bằng cái tên thân mật, Anh Ba, bắt nguồn từ bút danh báo chí của anh, Ba Thợ Tiện, bút danh đứng mục tạp văn "Nói hay đừng" gai góc ra đời từ ngày đầu xuất bản Lao Động Chủ nhật tại TP Hồ Chí Minh.
 Anh Ba rời báo Lao Động vào cuối năm 1994, cộng tác với rất nhiều báo khác, vậy mà lạ thay, giữa chúng tôi và anh chẳng chút đổi khác, nếu không nói là ngày càng gắn bó.

Chân dung anh Ba Thơ Tiện. Minh hoạ của Ngọc Minh
Chân dung anh Ba Thơ Tiện. Minh hoạ của Ngọc Minh
Năm 2015 đọc tự truyện "Sâu thẳm buồn vui" của anh, đến chương viết về báo Lao Động, Lao Động Chủ nhật chúng tôi rưng rưng vui buồn lẫn lộn cùng anh. Cuối năm 2017 anh xuất bản bộ hai tập tạp văn báo chí "Viết từ hồi ấy", một lần nữa chúng tôi cảm giác được sống lại thời "hồi ấy" ở Lao Động Chủ nhật đầy kỷ niệm...

Chúc mừng anh trong vòng ba năm xuất bản hai đầu sách quan trọng. Sâu thẳm buồn vui gây tiếng vang trong giới văn học báo chí với sự thành công của "cái tôi văn nghệ", góp phần chứng minh sự trở lại của thể tự truyện. Và mới đây, Nxb Hội Nhà Văn cùng Cty Sách Phương Nam tổ chức ra mắt bộ tạp văn Viết từ hồi ấy tại Đường Sách TP Hồ Chí Minh, và trên các báo đã nhanh chóng có bài giới thiệu, phê bình tích cực... Anh có thể cho biết thêm về sự đón nhận từ phía bạn đọc?

Cách đây hai ngày, nhà thơ Lê Minh Quốc trao tôi hai tờ báo cũ, do bạn đọc Đỗ Chỉn Chía ở Tổ 5, Khu phố 6, Thị trấn Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh gởi đến tòa soạn tạp chí Kiến Thức Ngày nay và nhờ anh ấy chuyển giúp. Phải "bắc cầu" như vậy vì người gởi không biết địa chỉ của Ba Thợ Tiện và "thấy Lê Minh Quốc thường viết trên Kiến Thức Ngày nay, nên gởi cầu may".

Một trong hai tờ báo cũ ấy là Số 2, báo Lao Động Chủ nhật - 10.12.1989, trong đó có bài Ký giữa bàn nhậu của Ba Thợ Tiện. Số còn lại là báo Lao Động - 30.8.1994, trong đó có bài Bám dân...dân bám. Nhân dịp này tôi xin có lời cám ơn món quà, cũng là lời nhắc nhở, của bạn đọc Đỗ Chỉn Chía. Bởi hai bài báo được nêu đều không có trong Viết từ hồi ấy.

Viết từ hồi ấy
Viết từ hồi ấy.

Có bạn đọc như thế thật hạnh phúc. Thứ hạnh phúc không mấy người cầm bút có được. Ở Đà Nẵng bác sĩ Lê Quang Thông, người sở hữu bộ sưu tập Lao Động Chủ nhật, cũng cho biết không thể quên mục "Nói hay đừng" của Ba Thợ Tiện. Theo dõi "lễ" ra mắt Viết từ hồi ấy, thấy bạn đọc nhiều thế hệ quan tâm đến thể văn mà anh đeo đuổi, theo tôi, đó cũng là hạnh phúc nghề. Được như vậy, ngoài duyên gây cười-đau rất riêng của Ba Thợ Tiện, hẳn còn vì dù chuyện "hồi ấy" nhưng đọc vẫn thấy "bây giờ"?

Đúng vậy. Những người bạn tham gia việc sưu tập, cấu trúc sách Viết từ hồi ấy nhận ra tính thời sự lâu dài của nhiều vấn đề nên đề xuất sắp xếp các bài theo trình tự thời gian xuất hiện. Kết quả là, sách phát hành một thời gian ngắn chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến cho rằng, khi được xếp theo chuỗi thời gian, viết từ hồi ấy đã giúp cho những ai quan tâm đến công tác quản lý kinh tế - xã hội có được cái nhìn hệ thống để so sánh hồi ấy và bây giờ, từ đó tìm ra cội nguồn xuất phát của vấn đề.

Cũng có ý kiến cho rằng Viết từ hồi ấy là bộ sách nên đọc đối với sinh viên ngành báo chí. Chỉ chừng ấy thôi cũng đã quá đủ để tác giả và các cộng sự ấm lòng.

Cùng thời với anh có khá nhiều nhà báo được lưu danh, nhưng ít người theo trọn một thể loại như anh, lại là thể tạp văn châm biếm gây va chạm xã hội. Cho nên, nhìn lại ấn phẩm đồ sộ Viết từ hồi ấy, có thể hình dung một chặng đường dài tác nghiệp nhiều kịch tính. Trải nghiệm sống và viết báo của Ba Thợ Tiện đúng là tư liệu không thể thiếu đối với một sinh viên khoa báo chí.

Trong những buổi giao lưu, các bạn trẻ yêu nghề báo muốn tôi chia sẻ những kỷ niệm, những cái giá phải trả trong suốt quá trình "đụng chạm", và cả bí quyết để có được hơn một nghìn trang in tuyển sau gần 30 năm viết tạp văn báo chí. Tôi đã trả lời - Viết báo là làm nghề.

Trước hết và sau cùng "anh" phải bước ra khỏi tòa soạn, phải đi, phải chạm cho được vào thực tế của cuộc sống và phải ngồi vào bàn viết. Không chịu viết và chưa viết được câu đầu tiên thì khó có được một bài báo.

Đi, nghĩ và viết. Cứ như thế. Gần như tất cả tạp văn đã được đăng báo của Ba Thợ Tiện đều có nhân vật, địa chỉ và thời gian diễn ra sự việc... thật đến một trăm phần trăm. Đã là nhà báo, nhưng khi nghe hơi thở và tiếng kêu của cuộc sống mà vì một lý do nào đó lại không viết, nếu không phải tội, thì chí ít cũng đã có lỗi với chính lòng mình.

Viết từ hồi ấy- sách mới của anh ba Thợ Tiện (Hoàng Thoại Châu)
Viết từ hồi ấy- sách mới của anh ba Thợ Tiện (Hoàng Thoại Châu)

Nhiều bài viết về anh gặp nhau một điểm: Bút danh Ba Thợ Tiện đã trở thành "thương hiệu".

Sau Lao Động Chủ nhật, trên dưới 15 tờ báo mời tôi cộng tác. Khi "đàm phán", lãnh đạo của tất cả các báo đều nói, chỉ mời Ba Thợ Tiện "đứng" chuyên mục và viết chứ không là "bút danh" nào khác. Có lẽ điều này khiến anh em liên tưởng đến "thương hiệu" Ba Thợ Tiện.

Một thực tế khác, đa phần tên các chuyên mục trên các báo mà tôi có dịp cộng tác, kể cả "Nói hay đừng" trên Lao Động Chủ nhật đều do tôi đặt. Khi đã được tin cậy đến mức đó, hơn ai hết tôi biết mình phải viết như thế nào để Ba Thợ Tiện là Ba Thợ Tiện như bạn đọc mong đợi.

Viết từ hồi ấy là "tập đại thành" một đời làm báo sôi động và lôi cuốn. Nhưng với tình hình văn hóa đọc hiện nay, hơn một nghìn trang sách liệu có là thử thách đối với phần đông bạn đọc?

Tôi và nhiều người đã nghĩ đến chi tiết kỹ thuật này. Tại buổi ra mắt Viết từ hồi ấy, ông Phan Chánh Dưỡng, chuyên viên kinh tế đã ví von: "Đọc hai tập sách khá đồ sộ này của Ba Thợ Tiện, các bạn đừng vội, mà hãy từ từ. Lúc nào thích hãy lật ra vài ba trang như lần mở từng mảnh xiêm y.

Cuối cùng, chắc bạn sẽ rất thích thú và quý mến hơn, bởi con người này đã hiện ra đầy đủ, đúng mực".

Thưa anh, năm mới Ba Thợ Tiện có gì mới gửi đến bạn đọc?

Đã "Ngũ thập niên tiền tam thập... non" rồi, nhưng lòng vẫn còn xao động khi nghe ai đó hát khúc sang xuân, vẫn thấy yêu tha thiết cuộc sống này và vẫn nhớ rất rõ là mình còn những món nợ không phải là tiền chưa trả xong. Do vậy, sau Sâu thẳm buồn vui và Viết từ hồi ấy của một đời làm báo và viết tạp văn, tôi đang phấn đấu (phấn đấu thôi) hoàn thành tiếp tập bút ký đường xa Cùng đi mấy nẻo, và "cuộc" sưu tầm để in lại cho được Tình biển nghĩa sông xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn - tháng 12.1969, là tập thơ thời trai trẻ Hoàng Thoại Châu của Ba Thơ Tiện.

Cám ơn và chúc Anh Ba một năm mới vui khỏe.

Vĩnh Quyền thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng mong báo chí cách mạng luôn tạo niềm tin cho nhân dân

Theo Chinhphu.vn |

Chiều tối 22.1, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí.

Nhớ “Thời Thanh niên sôi nổi”

hà văn |

Tuần trước ở bên Hồ Văn - trước cửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám có cuộc tọa đàm văn học Nga. Có lẽ đây là hoạt động hưởng ứng Lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười. Tác phẩm “10 ngày rung chuyển thế giới” nói về cuộc cách mạng này lại do một nhà báo Mỹ viết. 

Ra mắt cuốn sách “Người Việt tử tế” tại TP. Hồ Chí Minh

K' LIỆP |

Tối 4.11, cuốn sách có tựa đề “Người Việt tử tế” đã chính thức được giới thiệu và ra mắt đọc giả tại Sân khấu chính đường sách Nguyễn Văn Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Thủ tướng mong báo chí cách mạng luôn tạo niềm tin cho nhân dân

Theo Chinhphu.vn |

Chiều tối 22.1, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí.

Nhớ “Thời Thanh niên sôi nổi”

hà văn |

Tuần trước ở bên Hồ Văn - trước cửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám có cuộc tọa đàm văn học Nga. Có lẽ đây là hoạt động hưởng ứng Lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười. Tác phẩm “10 ngày rung chuyển thế giới” nói về cuộc cách mạng này lại do một nhà báo Mỹ viết. 

Ra mắt cuốn sách “Người Việt tử tế” tại TP. Hồ Chí Minh

K' LIỆP |

Tối 4.11, cuốn sách có tựa đề “Người Việt tử tế” đã chính thức được giới thiệu và ra mắt đọc giả tại Sân khấu chính đường sách Nguyễn Văn Bình, TP. Hồ Chí Minh.