"Cây di tích" - những nhân chứng sống đi cùng thời gian

Hoàng Văn Minh |

Quần thể Di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, còn có một mảng cấu thành rất quan trọng là cảnh quan - những cây xanh cổ thụ đang đi cùng với thời gian như những nhân chứng sống. Đó là yếu tố làm nên màu xanh và sự cổ kính cho di tích nhưng lâu nay rất ít được nhắc tới.

Ngô đồng trên Cửu Đỉnh

Ở sân phía Tây điện Thái Hòa trong Đại Nội có hai cây tếch (hay còn gọi là cây giá tỵ, báng súng) cổ thụ được trồng từ thời vua Minh Mạng. Do là loại cây có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt của Huế nên qua bao nhiêu năm với hàng trăm trận mưa bão lớn, 2 cây tếch này vẫn không hề bị ảnh hưởng mà ngày càng trở nên to lớn như thể hai chú lính gác khổng lồ tại Đại Nội.

Phía sau điện Thái Hoà, không thể không nhắc đến vẻ đẹp đã trở thành biểu tượng của 2 cây ngô đồng. Theo sử liệu, đây là hai trong nhiều cây ngô đồng đầu tiên được vua Minh Mạng cho mang từ Quảng Đông (Trung Quốc) về trồng sau điện Thái Hòa và trước điện Cần Chánh. Hai cây ngô đồng ở điện Thái Hòa được xem là những cây ngô đồng cổ nhất Việt Nam. Đặc biệt, cây ngô đồng này đã được vua Minh Mạng cho chạm hình ảnh vào chiếc đỉnh mang thụy hiệu của ông là Nhân đỉnh (1 trong 9 đỉnh ở Cửu đỉnh, Thế Miếu, Đại nội Huế).

Cung Diên Thọ có cây la hán tùng (vạn niên tùng) cổ thụ được xếp vào hàng bậc nhất Việt Nam với tuổi thọ trên 100 tuổi. Khác với loại tùng ở miền Bắc, cây tùng này có lá nhỏ hơn và rất khó trồng. La hán tùng mặc dù sống lâu năm nhưng bộ lá của cây thì mãi mãi xanh tượng trưng cho sự trường thọ. Đây cũng là lý do mà cây này được trồng ở cung Diên Thọ - nơi sống, sinh hoạt của các đời Thái Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn. Đặc biệt, cây la hán tùng này còn có một tên “cung đình” nữa là cây Phật Bà.

Hấp dẫn với nhiều người và có trong câu chuyện của các hướng dẫn viên du lịch là cây thông cổ ở Thế Miếu cũng được trồng từ thời vua Minh Mạng với bộ gốc và thân to, thế uốn lượn rất đẹp.

Đại Nội còn có nhiều cây cổ thụ khác như 2 cây bàng cổ ở hai bên cổng Hiển Lâm Các (Thế Miếu),, hai cây vải cổ thụ được trồng ngay ngắn trong bồn trước sân điện chính Cung Diên Thọ…

Riêng tại các lăng vua nhà Nguyễn, đáng chú ý có hai cây sakê ở lăng Gia Long, được trồng đúng vào thời vua Gia Long, theo Châu Bản triều Nguyễn. Lăng vua Minh Mạng có nhiều cây hàm tiếu rất cổ được trồng trong bồn còn lại từ lúc xưa. Tại lăng vua Tự Đức, có những hàng thông cổ tuổi đời hàng trăm năm. Lăng vua Thiệu Trị có một cây vạn tuế dáng độc lạ, cùng với 1 cây săng mã cổ tuyệt đẹp. Lăng vua Đồng Khánh có 1 cây ngọc lan cổ nở hoa thơm ngát…được xem là nhân chứng sống theo thời gian đi cùng di tích Huế.

Cây ngô đồng nở hoa sau điện Thái Hòa. Ảnh: H.V.M
Cây ngô đồng nở hoa sau điện Thái Hòa. Ảnh: H.V.M

Trồng cây thị để… lấy lá viết chữ

Tại các di tích Huế, những cây xanh, cây cổ thụ được chia làm 2 nhóm chính có số lượng lớn là cây xanh tạo bóng và cây xanh cho quả ăn được.

Cây xanh tạo bóng là nhóm chủ yếu được trồng ở các điểm di tích. Trong số đó, một số loài có ý nghĩa lịch sử, gắn liền với tiến trình xây dựng và phát triển hệ thống công trình của triều Nguyễn như bồ hòn, lộc vừng, mù u, ngô đồng, thông nhựa… Tuy nhiên, do được trồng rất sớm nên hầu hết đã đổ ngã do già cỗi và gió bão. Đến nay, một số đã được thay thế bằng những cây non tuổi. Một số loài được trồng thay thế hoặc trồng mới ở các công trình di tích nhiều khi có số lượng cá thể lấn át cả số lượng cá thể những loài di tích như lim xẹt, phượng vĩ, bằng lăng, bồ kết tây…

Về cây xanh cho quả ăn được, có 31 loài được ghi nhận có mặt ở các điểm di tích. Trong số đó, nhãn, vải và mít là các loài có số lượng cá thể lớn và được phân bố rộng rãi ở nhiều điểm di tích. Cùng với các loài này, thị là loài được gây trồng rất sớm, đang chết dần hoặc cằn cỗi kém phát triển. Xoài cũng là loài được trồng sớm và hiện nay nó là một trong những loài có số cá thể cao tuổi lớn.

Các vua Nguyễn lựa chọn các chủng loại cây trồng cũng hết sức nhân văn, phần lớn là các nhóm cây đa dụng. Vua Minh Mạng rất thích cây thị và cho trồng ở vườn Thiệu Phương bởi khen cây thị có “thất tuyệt”: Một là cây sống lâu, hai là nhiều bóng mát, ba là không có tổ chim, bốn là không có sâu mọt, năm là lá thấm sương rất đẹp, sáu là quả đẹp ăn được, bảy là lá rụng xuống to dày có thể… viết chữ (Ngự chế thi tập - Vĩnh Cao dịch).

Vua Thiệu Trị thì rất thích cây mít vì cây này vừa cho bóng mát, trái ăn được dù non hay già, gỗ cây rất tốt…

Hệ thống cây ăn quả ở các điểm di tích Huế có một điều rất thú vị là đại diện được cho cả 3 miền: Bắc có cây hồng, cây lê, cây vải; miền Trung có bứa, chay, dâu da, khế, me, mít, mùng quân, nhãn và ở miền Nam có măng cụt, mãng cầu, vú sữa, sa kê, xoài.

Hơn 300 cây cổ thụ đã mất đi

Theo kết quả điều tra bước đầu ở một số điểm di tích chính như Đại Nội, lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, điện Huệ Nam… của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, số lượng cây xanh thống kê được là 3.344 cây. (Đây chỉ là số lượng điều tra ban đầu chưa đầy đủ về cây xanh tạo bóng và cây xanh cho quả ăn được, chưa bao gồm cây xanh trồng làm cảnh vì chỉ mới điều tra một số điểm di tích). Trong đó, số cây có đường kính trên 50cm (được xem là cây cổ thụ) chỉ chiếm khoảng 1/3 số lượng.

Tuy nhiên, số lượng những cây cổ thụ có giá trị, ý nghĩa gắn liền với các di tích thì còn rất ít. Hiện nay, số lượng cây xanh ở di tích đã tăng lên rất nhiều, trên 20.000 cây các loại, do được bổ sung trồng mới thêm. Nhưng từ năm 1999 đến nay, thiên tai bão lụt, sâu bệnh, dịch hại đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống cây xanh của di tích, gây thiệt hại đến hơn 300 cây cổ thụ.

TS. Phan Thanh Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - cho biết: Các vị vua triều Nguyễn phần lớn đều giỏi thi ca, nhạc họa nên rất yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Chính vì vậy mà khi xây dựng Kinh đô ở Huế, các vua Nguyễn đã cố gắng tận dụng địa hình, địa thế, phong cảnh lý tưởng của vùng đất cố đô để biến Kinh đô Huế thành một “mô hình phong thuỷ lý tưởng” - một “kiểu kiến trúc cảnh quan riêng có của Huế”. Cùng với đó, hàng loạt khu vườn thượng uyển với quy mô lớn, tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao được lập nên và các loài hoa thơm, cỏ lạ, cây cảnh đẹp, độc đáo từ khắp nơi trong cả nước được huy động về để phục vụ cho nhu cầu trang trí cảnh quan chốn cung đình.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Công nhận 4 cây di sản ở Trường Sa

Nhiệt Băng |

Chiều 5.6, tại Vùng 4 Hải quân, UBND huyện Trường Sa phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức lễ công nhận 4 cây di sản ở Trường Sa.

2 cây đa sộp ở Khánh Hòa được công nhận là Cây di sản

Nhiệt Băng |

Ngày 22.5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Khánh Hòa phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức lễ công bố Cây di sản là cây đa sộp.

Tăng phí tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế

P. ĐẠT |

HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thảo luận và thông qua Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công nhận 4 cây di sản ở Trường Sa

Nhiệt Băng |

Chiều 5.6, tại Vùng 4 Hải quân, UBND huyện Trường Sa phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức lễ công nhận 4 cây di sản ở Trường Sa.

2 cây đa sộp ở Khánh Hòa được công nhận là Cây di sản

Nhiệt Băng |

Ngày 22.5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Khánh Hòa phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức lễ công bố Cây di sản là cây đa sộp.

Tăng phí tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế

P. ĐẠT |

HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thảo luận và thông qua Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.