Cấp thiết đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam

Mai Châu |

Việc mở cửa trở lại hoàn toàn từ ngày 15.3 được xem là cơ hội “vàng” giúp ngành du lịch Việt Nam sớm phục hồi trở lại. Tuy nhiên, những người làm du lịch phải đau đầu tìm cách giải “bài toán khó” để có thể đáp ứng một nguồn nhân lực dồi dào nhằm phục vụ cho ngành trong bối cảnh bình thường mới. 

Khủng hoảng nguồn nhân lực

Thống kê từ WTTC (Hội đồng lữ hành thế giới) cho thấy, chỉ trong hai năm 2020-2021, đại dịch COVID-19 đã làm mất đi 62 trên tổng số 334 triệu việc làm trong ngành du lịch. Có rất nhiều khuyến nghị, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, khủng hoảng nguồn nhân lực du lịch khi đại dịch đi qua rất dễ xảy ra và mỗi quốc gia nên có sự chuẩn bị để giảm tránh hoặc không phải đối mặt với việc này.

Du lịch Việt Nam, rất tiếc lại đang rơi vào chính “khủng hoảng” đó khi năm 2020, dịch COVID-19 tác động sâu sắc và toàn diện, thay đổi toàn bộ chiến lược, kế hoạch và cấu trúc của ngành, trong đó có công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nhiều doanh nghiệp du lịch gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động cầm chừng hoặc dừng hoạt động. Điều này  ảnh hưởng lớn đối với người lao động du lịch khi các doanh nghiệp phần lớn chỉ duy trì bộ khung với số lượng rất nhỏ nhân viên, còn lại cho nghỉ việc hoặc chờ việc. Có doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động, có doanh nghiệp không và điều tất yếu sẽ dẫn đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động.

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Đính, đang có rất nhiều vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn mở cửa và phục hồi ngành du lịch. Việt Nam cũng năm trong Top những nước mà ngành du lịch mất nhiều việc làm nhất do dịch bệnh. “Việc thiếu nhân lực trong ngành du lịch, kể cả nhân lực có chất lượng cao là điều khó tránh khỏi khi Việt Nam chính thức mở cửa và đang trong giai đoạn phục hồi trở lại” - ông Nguyễn Văn Đính đánh giá.

Việc rời bỏ nghề du lịch chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực khác khiến cho tình trạng này dẫn đến việc thất thoát nguồn nhân lực đối với lĩnh vực du lịch. Một thực tế cũng cho thấy khi việc lựa chọn, chuyển đổi nghề nghiệp đã ổn định hơn, người lao động sẽ có tâm lý an tâm đối với công việc mới và không có ý định quay trở lại với du lịch.

Trước tình trạng này, bà Nguyễn Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch) đưa ra dự báo, thời gian tới, các đơn vị trong ngành du lịch sẽ phải gặp thách thức về nhiều mặt khi chuỗi cung ứng du lịch bị đứt gãy, giảm sút về chất lượng dịch vụ, sự xuống cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật, thiếu hút nhân lực lao động...

Còn ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam lại đưa ra góc nhìn khá thẳng thắn khi chỉ ra nguồn nhân lực vẫn luôn là điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam, thậm chí trước cả giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19. “Ngay trong lúc du lịch nước ta đang thịnh vượng nhất đã bộc lộ rất nhiều vấn đề như sự phát triển ồ ạt, không có định hướng rõ ràng, không có hệ thống quản lý chặt chẽ, tiêu chuẩn nghề nghiệp chưa tuân thủ nghiêm túc...” - ông Vũ Thế Bình nhìn nhận.

Thay đổi và thích ứng

Trong cuộc Hội thảo bàn về “Khôi phục và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh bình thường mới” được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội 2022), nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, du lịch Việt Nam mở cửa trở lại thì việc đào tạo nguồn nhân lực là điều cấp thiết.

Ông Vũ An Dân - Giám đốc Trung tâm tư vấn và phát triển du lịch (Trường ĐH Mở Hà Nội) khẳng định, đại dịch COVID-19 giống như một phép thử lớn nhất từ trước đến nay về khả năng tồn tại và phục hồi của ngành du lịch. Một trong những yếu tố quan trọng cho sự phục hồi và bứt phá đối với ngành công nghiệp không khói - đó chính là nguồn nhân lực qua đào tạo.

Việc thích ứng và thay đổi trong các hoạt động đào tạo du lịch cần có một sự linh hoạt, có thể bắt đầu từ việc tận dụng các tài nguyên sẵn có, hay là việc điều chỉnh những gì được coi là cố định và ổn định để hướng đến mục tiêu cuối cùng là trang bị cho nguồn nhân lực mới những kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết trong công việc.

Cùng đồng quan điểm, bà Nguyễn Thanh Bình cho rằng, cần phát triển nguồn nhân lực theo cơ cấu hợp lý, bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập; Có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện; Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại điểm; Khuyến khích hình thành đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch...

Dưới góc độ của doanh nghiệp lữ hành, ông Lại Văn Quân - Giám đốc Công ty Du lịch Focustours tin tưởng, dù có khá nhiều nhân lực chuyển việc làm trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát nhưng có không ít người vẫn còn đam mê và nhiệt huyết và “chỉ cần có cơ hội, chính sách tốt là họ sẵn sàng quay trở lại với nghề”.

Ông Lê Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) cho biết thêm, mới đây Bộ VHTTDL đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch thích ứng với tác động của đại dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2030”, trong đó xác định 3 nhóm giải pháp chính gồm Nhóm giải pháp cấp bách hỗ trợ nhân lực ngành du lịch, phát triển nguồn nhân lực của ngành thích ứng với đại dịch và chuẩn bị cho sự phục hồi; Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch; và Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn phát triển.

Ông Phạm Văn Thuỷ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá, hơn nửa tháng từ ngày du lịch Việt Nam công bố mở cửa hoàn toàn, nguồn nhân lực chính là một trong những thách thức lớn phải đối mặt, vì vậy, “bài toán” về nguồn nhân lực cần phải được tính toán kỹ lưỡng, bổ sung kịp thời trong giai đoạn tới đây.

Ông Phạm Văn Thuỷ cũng không ngần ngại nhấn mạnh, ngoài nhân lực được đào tạo bài bản, đối với nguồn nhân lực tự do làm việc trực tiếp như nhà nghỉ, homestay... cần có những chính sách, giải pháp để bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hay thậm chí là “cầm tay chỉ việc” cho các nhóm lao động này.

Thống kê từ Tổng cục Du lịch trong năm 2021, lượng khách quốc đến Việt Nam đạt hơn 157 nghìn lượt, giảm 95,9% so với năm trước; lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 40 triệu lượt; giảm 28% so với năm 2020; tổng thu từ khách du lịch đạt 180 nghìn tỉ đồng, giảm 42% so với năm 20220; gần 60% lao động mất việc làm hoặc cắt giảm lao độngl gần 90% doanh nghiệp lữ hành quốc tế dừng hoạt động.

Năm 2022, Việt Nam đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa đạt khoảng 60 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 400 nghìn tỉ đồng.

Mai Châu
TIN LIÊN QUAN

Tháo gỡ những rào cản cho Du lịch Việt Nam

THANH HƯƠNG - AN NGUYÊN |

Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, việc Việt Nam vẫn yêu cầu xin thị thực đối với khách chính là rào cản khiến du lịch khó thu hút khách quốc tế, giảm tính cạnh tranh so với các quốc gia khác tại Đông Nam Á.

Định hướng và hành động mới trong phục hồi du lịch Việt Nam

MAI CHÂU - AN NGUYÊN |

Diễn đàn Du lịch Việt Nam 2022 mang chủ đề "Phục hồi Du lịch Việt Nam – Định hướng mới, Hành động mới" chính thức được tổ chức vào sáng ngày 1.4 tại Hà Nội.

Du lịch Việt Nam mở cửa từ 15.3: Chờ tín hiệu tích cực từ du khách quốc tế

Hải Minh |

Hôm nay (15.3), du lịch Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa, tất cả các địa phương đều được phép đón khách quốc tế. Đây được kỳ vọng là cơ hội cho sự phục hồi của ngành du lịch sau quãng thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. 

Du lịch Việt Nam dự báo phục hồi và tăng trưởng trong dịp lễ 30.4-1.5

Thanh Hương thực hiện |

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - Đặng Hương Giang nhìn nhận, sau những ảnh hưởng của dịch bệnh, tâm lý của người dân đã dần ổn định, sẵn sàng đi du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tháo gỡ những rào cản cho Du lịch Việt Nam

THANH HƯƠNG - AN NGUYÊN |

Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, việc Việt Nam vẫn yêu cầu xin thị thực đối với khách chính là rào cản khiến du lịch khó thu hút khách quốc tế, giảm tính cạnh tranh so với các quốc gia khác tại Đông Nam Á.

Định hướng và hành động mới trong phục hồi du lịch Việt Nam

MAI CHÂU - AN NGUYÊN |

Diễn đàn Du lịch Việt Nam 2022 mang chủ đề "Phục hồi Du lịch Việt Nam – Định hướng mới, Hành động mới" chính thức được tổ chức vào sáng ngày 1.4 tại Hà Nội.

Du lịch Việt Nam mở cửa từ 15.3: Chờ tín hiệu tích cực từ du khách quốc tế

Hải Minh |

Hôm nay (15.3), du lịch Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa, tất cả các địa phương đều được phép đón khách quốc tế. Đây được kỳ vọng là cơ hội cho sự phục hồi của ngành du lịch sau quãng thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. 

Du lịch Việt Nam dự báo phục hồi và tăng trưởng trong dịp lễ 30.4-1.5

Thanh Hương thực hiện |

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - Đặng Hương Giang nhìn nhận, sau những ảnh hưởng của dịch bệnh, tâm lý của người dân đã dần ổn định, sẵn sàng đi du lịch trong trạng thái bình thường mới.