Cần một chiến lược cho hình thức biểu diễn online

Hương Mai |

Vào thời điểm này, phục vụ nhu cầu giải trí, nhà hát online được cho là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, để thực hiện tốt mô hình này, cần phải có thêm thời gian.

Không thể “một sớm một chiều”

Thực tế cho thấy, việc xây dựng và tổ chức mô hình nhà hát, các buổi biểu diễn trực tuyến chuyên nghiệp phục vụ nhân dân là điều cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thích ứng và lựa chọn biểu diễn online là xu thế chung của nghệ thuật sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Còn ở Việt Nam, việc xoay sở sang hình thức online dù chưa phổ biến nhưng cũng đang dần được nhiều đơn vị nghệ thuật triển khai trong thời gian gần đây. Từ tháng 6.2021, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã chỉ đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn phối hợp cùng các đơn vị nghệ thuật triển khai hình thức thu phát, ghi hình các chương trình nghệ thuật đặc sắc để phát online và trên các kênh truyền hình.

Song, việc thực hiện mô hình nhà hát online vẫn còn nhiều mặt hạn chế khiến cho các Nhà hát loay hoay tìm hướng đi bền vững, đặt biệt là đối với những loại hình nghệ thuật biểu diễn phức tạp và kén người xem như hát kịch, nhạc giao hưởng, nghệ thuật truyền thống tuồng chèo… thì khả năng thu hút đông đảo khán giả càng khó khăn hơn. Vì vậy, các đơn vị nghệ thuật phải thật cân nhắc khi xây dựng những buổi biểu diễn trực tuyến vì mô hình nhà hát online không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là hướng phát triển lâu dài cho các đơn vị nghệ thuật.

Ngoài ra, mô hình nhà hát online còn phải đối mặt với thách thức tương tác cảm xúc với khán giả. Dù cho một chương trình trực tiếp có chất lượng âm thanh tốt, nghệ sĩ biểu diễn hay và kịch bản được đầu tư bài bản đến đâu thì vẫn không thể so sánh với trải nghiệm khi tham gia một buổi biểu diễn thực sự. Theo NSND Minh Vương, một trong những khó khăn của nhà hát online là khi biểu diễn, khán giả và nghệ sĩ không có sự tương tác. Nếu diễn không có khán giả, khó lôi cuốn, hấp dẫn người xem, nên tinh thần nghệ sĩ phải hết sức vững vàng. Vở mới tập, chưa thẩm thấu thì khó mà diễn cho hay được.

Là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện mô hình nhà hát online với vở diễn “Trung thần”, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã thể hiện sự nỗ lực thực hiện mô hình này. Tuy nhiên, ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc nhà hát Tuồng Việt Nam vẫn phải thẳng thắn thừa nhận, “số hóa” không thể thực hiện trong “một sớm một chiều”, mà cần phải có định hướng cụ thể trong tương lai. Bởi nếu không, giá trị truyền thống sẽ mất dần, công chúng sẽ không có được cơ hội để tiếp cận và thưởng thức những giá trị nghệ thuật truyền thống lịch sử của Việt Nam.

Nội dung phải hấp dẫn

Có thể nói, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc phát triển nhà hát online, sân khấu online là cách thức phù hợp nhất để đưa nghệ thuật đến với khán giả. Tuy nhiên, để hình thức này thực sự thu hút khán giả, các vở diễn, chương trình nghệ thuật phải rất phong phú và hấp dẫn mới có thể kéo khán giả ngồi lại trước màn hình để theo dõi các chương trình nghệ thuật online này.

Có thể lấy ví dụ như chuỗi chương trình online “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” với sự tham gia của 5 nhà hát trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhằm tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch diễn ra vào đầu tháng 8 vừa qua. Hàng nghìn khán giả đã bấm biểu tượng trái tim thay tiếng vỗ tay khi theo dõi những tiết mục đặc sắc của các nghệ sĩ, diễn viên đến từ những Nhà hát trực thuộc bộ với đa dạng tiết mục khác nhau. Ở phần bình luận, nhiều khán giả cho biết họ đã khóc khi nghe ca khúc kèm hình ảnh xúc động trong mùa dịch.

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết, Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng hai kênh truyền thông mới là TikTok và YouTube. Thông qua đó, khán giả sẽ được theo dõi các chương trình có nội dung giải trí, các hoạt động của nhà hát và những buổi luyện tập của nghệ sĩ, những câu chuyện hậu trường.

Để thực hiện những chương trình biểu diễn trực tuyến phong phú và hấp dẫn, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã đề xuất các đơn vị nhà hát có thể hợp tác với các đài truyền hình, tổ chức ghi hình một số vở diễn chất lượng để phát sóng phục vụ khán giả tại nhà, như vậy các nghệ sĩ vẫn sẽ được diễn và có thu nhập.

Tuy nhiên, để làm tốt giải pháp nêu trên thì cần hướng đi cụ thể và một lộ trình rõ ràng. Việc chuyển đổi biểu diễn cũng như thay đổi thói quen của khán giả cần có thời gian và sự đầu tư dài hạn. Vì vậy, cần phải có chiến lược cho hình thức biểu diễn online. Việc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đôn đốc thực hiện Nhà hát online vào thời điểm này được cho là cần thiết.

Hương Mai
TIN LIÊN QUAN

Trường Đại học Sân khấu điện ảnh tổ chức thi trực tuyến để tuyển sinh

Tường Vân |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội điều chỉnh hình thức thi tuyển từ trực tiếp sang trực tuyến qua Zoom.

Tìm cách để nghệ thuật sân khấu sống qua dịch bệnh

Hải Ngọc |

Dịch COVID-19 bùng phát 4 đợt trên nhiều tỉnh thành của cả nước, các sân khấu nghệ thuật đóng cửa, ngừng và khi mở lại chỉ hoạt động cầm chừng. 2 năm với khó khăn chồng chất, ngừng trệ hoạt động và không có nguồn thu, giờ thì phần lớn phải đối mặt với bài toán nan giải: Giữ chân nghệ sĩ ở lại với nghề. Trên thực tế, thời gian qua nhiều sân khấu đóng cửa, không có doanh thu nên không có tiền để trả lương cho nghệ sĩ.

Sân khấu kịch TP.Hồ Chí Minh đối phó với dịch COVID-19

NGỌC DỦ |

Gần hết cả năm 2020 và rồi từ đầu năm đến nay, các sân khấu kịch ở TPHCM luôn hoạt động trong tình trạng thấp thỏm, cầm chừng vì dịch bệnh. Và hàng loạt sân khấu một lần nữa phải đóng cửa, hoãn nhiều vở diễn mới để chờ đợi, với những “nỗi khổ không biết ngỏ cùng ai...”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trường Đại học Sân khấu điện ảnh tổ chức thi trực tuyến để tuyển sinh

Tường Vân |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội điều chỉnh hình thức thi tuyển từ trực tiếp sang trực tuyến qua Zoom.

Tìm cách để nghệ thuật sân khấu sống qua dịch bệnh

Hải Ngọc |

Dịch COVID-19 bùng phát 4 đợt trên nhiều tỉnh thành của cả nước, các sân khấu nghệ thuật đóng cửa, ngừng và khi mở lại chỉ hoạt động cầm chừng. 2 năm với khó khăn chồng chất, ngừng trệ hoạt động và không có nguồn thu, giờ thì phần lớn phải đối mặt với bài toán nan giải: Giữ chân nghệ sĩ ở lại với nghề. Trên thực tế, thời gian qua nhiều sân khấu đóng cửa, không có doanh thu nên không có tiền để trả lương cho nghệ sĩ.

Sân khấu kịch TP.Hồ Chí Minh đối phó với dịch COVID-19

NGỌC DỦ |

Gần hết cả năm 2020 và rồi từ đầu năm đến nay, các sân khấu kịch ở TPHCM luôn hoạt động trong tình trạng thấp thỏm, cầm chừng vì dịch bệnh. Và hàng loạt sân khấu một lần nữa phải đóng cửa, hoãn nhiều vở diễn mới để chờ đợi, với những “nỗi khổ không biết ngỏ cùng ai...”.