“Cả thập kỷ trước dịch, nhiều nghệ sĩ đã phải chạy Grab, sửa xe mưu sinh"

H.H |

Nhiều bộ môn nghệ thuật hàn lâm (bác học) như múa ballet, giao hưởng thính phòng, và cả sân khấu... đã phải sống lay lắt qua cả thập kỷ vì kén khán giả.

Chiều 24.11, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - đã phát biểu tham luận "Đội ngũ văn nghệ sĩ đồng hành cùng dân tộc". Trong tham luận này, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đề xuất cơ chế đãi ngộ, hỗ trợ để phát triển nhiều ngành văn hóa nghệ thuật.

Vở “Hồ Thiên Nga” khi được biểu diễn ở nhà hát Lớn khiến khán giả nức lòng. Vở diễn đòi hỏi đầu tư lớn, với sự tham gia của 60 nghệ sĩ múa, 60 nghệ sĩ dàn nhạc, tập luyện trong suốt 6 tháng. Ảnh: VNOB
Vở “Hồ Thiên Nga” khi được biểu diễn ở nhà hát Lớn khiến khán giả nức lòng. Vở diễn đòi hỏi đầu tư lớn, với sự tham gia của 60 nghệ sĩ múa, 60 nghệ sĩ dàn nhạc, tập luyện trong suốt 6 tháng. Ảnh: VNOB

Theo đó, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho rằng, nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, cho văn học, nghệ thuật nói riêng còn rất thấp. Do đó việc xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa triển khai còn chậm và ít hiệu quả. Nhân tài chưa được trọng dụng một cách hiệu quả, đãi ngộ chưa xứng đáng với công sức lao động sáng tạo.

Cũng trong tham luận của mình, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đề xuất cơ chế đầu tư và phát triển các nguồn lực cho ngành văn hóa nghệ thuật, “Chúng tôi cho rằng cần có sự đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng: tăng cường các nguồn lực đầu tư từ Nhà nước về tài chính, cơ sở vật chất và nhất là về cơ chế, đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả tối ưu, tránh lãng phí”.

Tham luận đề xuất thêm, “Ưu tiên đầu tư phát triển những ngành nghệ thuật không thể thích ứng hoặc khó thích ứng được với cơ chế thị trường, nhưng vô cùng cần thiết như: ngành nghiên cứu phê bình lý luận, nghệ thuật hàn lâm như nhạc giao hưởng, thính phòng, múa ballet… ".

NSƯT Trần Ly Ly - Giám đốc nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Ảnh: NVCC
NSƯT Trần Ly Ly - Giám đốc nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Ảnh: NVCC

Xung quanh vấn đề về những khó khăn của các ngành nghệ thuật hàn lâm (nghệ thuật bác học) như múa ballet, giao hưởng, thính phòng, sân khấu... đã được bàn bạc cả thập kỷ nay. Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự bùng nổ của các phương tiện giải trí, khiến sân khấu và các ngành nghệ thuật hàn lâm càng khó khăn trong việc tiếp cận khán giả.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, NSƯT Trần Ly Ly – Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam cho biết: “Sự thật, thu nhập của các diễn viên múa rất thấp, chỉ khoảng 3 triệu/tháng. Chính vì điều này, ngành múa ballet từng phải đối diện với nguy cơ chảy máu tài năng. Nhiều nghệ sĩ không thể trụ được lâu với nghề vì thu nhập quá thấp nên phải tìm cách khác để mưu sinh. Không thể trách họ được. Có người đi dạy yoga, mở lớp dạy múa cho thiếu nhi. Có người còn không sống được bằng năng lực, khả năng múa của mình. Nhiều nghệ sĩ múa giấu tôi đi chạy grab, khi biết chuyện, tôi thương chảy nước mắt...”.

Theo NSƯT Trần Ly Ly, múa ballet và ballet đương đại cũng giống với giao hưởng thính phòng, Opera, nhạc kịch... là những nghệ thuật đặc thù, không thể xếp nghệ sĩ như các bậc viên chức nhà nước, để tính lương theo quy định của một viên chức. “Tuổi nghề của một diễn viên múa còn cực ngắn. Nữ 35, nam 40 là hết tuổi để múa. Bởi vậy tôi cũng rất mong sẽ có chế độ lương hưu, chế độ biên chế phù hợp cho các nghệ sĩ làm nghề đặc thù như chúng tôi” – NSƯT Trần Ly Ly nói.

Ngay cả lĩnh vực sân khấu cũng rơi vào khó khăn, bế tắc nhiều thập kỷ. Trước dịch đã khó khăn và giờ càng khó khăn hơn. Cơ sở vật chất xuống cấp. Có nghệ sĩ từng kể lại, “Nhiều khi đang diễn, bê tông rơi vào đầu. Kinh phí dựng vở eo hẹp, lâu đài – cung điện có khi chỉ được dựng lên bằng xốp, ván ép và sơn xanh đỏ, lấp lánh”. Nói đến sự bi hài của sân khấu, NSƯT Chí Trung khắc họa: “Đêm đến, khi khoác lên mình những trang phục lộng lẫy, chúng tôi thành ông hoàng bà chúa dưới ánh đèn. Bước ra khỏi sân khấu, chúng tôi có thể là anh vá săm, sửa xe, một tay buôn chợ trời... để mưu sinh”.

NSƯT Xuân Bắc cho rằng, để chấn hưng nghệ thuật cần đến một chiến lược dài hơi và đồng bộ. Ảnh: NVCC
NSƯT Xuân Bắc cho rằng, để chấn hưng nghệ thuật cần đến một chiến lược dài hơi và đồng bộ. Ảnh: NVCC

NSƯT Xuân Bắc – Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam chia sẻ với Lao Động: “Sân khấu từng có những câu chuyện ê chề về tiền bạc. Khi phải cạnh tranh với quá nhiều loại hình giải trí, sân khấu đã bị mất đi vị thế mà nó xứng đáng phải có. Để phục hưng sân khấu sẽ cần đến cả một kế hoạch, chiến lược dài hơi và đồng bộ về nhiều mặt, từ cơ sở vật chất đến nhân lực, cơ chế”.

Theo các nghệ sĩ, đã đến lúc văn hóa (trong đó có nghệ thuật) cần phải được đầu tư phát triển như những ngành mũi nhọn, như kinh tế, chính trị. “Khi một vở diễn được đầu tư thích đáng, tôi tin khán giả sẽ đến xem. Chúng ta đang đi sau thế giới, đã đến lúc phải đầu tư để có thể tiếp thu và phát triển hơn nữa tinh hoa của nghệ thuật hàn lâm” – NSƯT Trần Ly Ly khẳng định.

NSƯT Xuân Bắc thì cho rằng, bên cạnh việc nhà nước đầu tư, hỗ trợ, chính các nghệ sĩ cũng phải thay đổi tư duy, làm mới mình, biết vận dụng khoa học công nghệ và phát huy hết khả năng sáng tạo.

H.H
TIN LIÊN QUAN

Đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai

. |

Ngày 24.11, tại Hội trường Diên Hồng (Tòa nhà Quốc hội) đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong phát triển văn hoá.

Sự khác biệt trong việc hội nhập văn hóa ở TPHCM

NGỌC DỦ (thực hiện) |

Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Lý Tùng Hiếu, TPHCM là nơi đầu tàu về việc hội nhập văn hóa, kinh tế nước ngoài sớm và nhanh nhất Việt Nam. Việc hội nhập văn hóa ở TPHCM khác biệt và đa dạng kể cả ẩm thực, du lịch, cơ sở hạ tầng.

Hướng tới Hội nghị Văn hóa: Tùng Dương tin vào sức bật của âm nhạc

Lan Anh |

Dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt năm 2021 khiến tất cả hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc hoàn toàn đóng băng.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai

. |

Ngày 24.11, tại Hội trường Diên Hồng (Tòa nhà Quốc hội) đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong phát triển văn hoá.

Sự khác biệt trong việc hội nhập văn hóa ở TPHCM

NGỌC DỦ (thực hiện) |

Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Lý Tùng Hiếu, TPHCM là nơi đầu tàu về việc hội nhập văn hóa, kinh tế nước ngoài sớm và nhanh nhất Việt Nam. Việc hội nhập văn hóa ở TPHCM khác biệt và đa dạng kể cả ẩm thực, du lịch, cơ sở hạ tầng.

Hướng tới Hội nghị Văn hóa: Tùng Dương tin vào sức bật của âm nhạc

Lan Anh |

Dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt năm 2021 khiến tất cả hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc hoàn toàn đóng băng.