Bốn mùa trong tranh sơn mài tuyệt đẹp của các họa sĩ Việt

Quỳnh Chi |

Với nhiều họa sĩ sơn mài hiện đại, tư duy cởi mở hơn và cách kết hợp chất liệu táo bạo, mùa xuân có thể chỉ là những khoảng trời cao trong xanh mướt, những khóm cây tràn đầy sức sống vì tưới tắm đủ đầy sinh khí đất trời.

Xuân biếc xanh

Nói đến mùa xuân, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hoa đào, hoa mai. Với nhiều họa sĩ sơn mài hiện đại, tư duy cởi mở hơn và cách kết hợp chất liệu táo bạo, mùa xuân có thể chỉ là những khoảng trời cao trong xanh mướt, những khóm cây tràn đầy sức sống vì tưới tắm đủ đầy sinh khí đất trời.

Không phải hoa, không phải má hồng thiếu nữ, mùa xuân có thể chỉ là khóm tre sum xuê, um tùm tỏa bóng với tầng tầng lớp lớp lá xanh. Ngắm một khối căng tràn xanh mướt, nghĩ về những điều giản đơn, thanh thản, lấp ló đâu đó bóng dáng con người - hiện thân sự sống - "ẩn dụ" bằng mái nhà nhỏ bé, rêu phong nằm lẩn khuất, lòng bỗng thấy gợi lên nhiều sự thương yêu, gần gũi.

Tranh: Nghĩa Phạm
Tranh: Nghĩa Phạm

Ai đó sẽ cho rằng khiên cưỡng nếu mùa xuân không có mai đào, nhưng nếu hiểu bản chất của mùa xuân là sự sống căng tràn bung tỏa thì những vòm tre xanh vời vợi chính là một biểu hiện sinh động, đa diện khác của mùa xuân. Đâu cần cái khuôn thước, cái bó buộc cũ xưa để mặc định một vòm xanh vời vợi không phải là mùa xuân khi ta nhìn vào đó thấy bao nhiêu là sinh sôi, sống động...

"Bây giờ mùa hạ - sen nở nốt"

Sen cũng được cởi bỏ hoàn toàn khỏi khuôn mẫu cũ, không đơn thuần là “nhị vàng bông trắng lá xanh”. Sen có thể được biểu hiện trong cả thời kỳ viên mãn hoặc lụi tàn, nên có thể khỏe khoắn, tràn đầy sinh khí; hoặc xác xơ tận cùng phai úa. Nhiều bức sen gợi lên rung cảm đặc biệt, chiều sâu của không gian được tạo nên bởi hàng chục lớp sơn, lớp mầu và các nguyên liệu truyền thống giúp người xem cảm được nét đẹp, xúc cảm tác giả gửi gắm.

Mùa hạ trong sen, trong sen có mùa hạ. Ngắm những bức sen trong chu kỳ sinh - tàn, càng thấy cái hiến dâng cao quý, tột cùng của những cánh mỏng ngát hương vươn lên từ bùn lầy tăm tối.

Tranh: Nghĩa Phạm
Tranh: Nghĩa Phạm

Người xưa lấy sen nói về sự thanh cao. Sen trong sơn mài vẫn lột tả được cái thanh cao nhưng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sen và lá, giữa màu sắc và hình khối... khiến sen - biểu trưng của mùa hạ - chuyển tải được nhiều thông điệp sâu sắc về sức mạnh và sự kiên cường. Cũng như mùa hè tột cùng rực rỡ, sen cháy hết mình rồi kiệt cùng phai úa...

Rừng thu

Những thân cây thâm nâu, lá xanh xen lẫn lá vàng, nắng như mật chiếu qua từng kẽ lá, lớp lớp sương giăng dưới tán cây già - mùa thu hiện lên dung dị, chân thực. Rừng thu âm u gợi chút thanh thản trống vắng.

Nếu với những chất liệu khác, màu sắc là phương tiện cực kỳ hữu dụng để họa sĩ nhanh chóng "tốc ký" được ý tưởng của mình và lập tức biến nó thành tác phẩm thì sơn mài thử thách họ bằng một cuộc chơi không - bao - giờ đoán định được kết quả. Dụng ý về màu sắc chỗ này vàng, nơi kia xanh... có thể không thành hiện thực khi bức sơn mài hoàn thiện. Ai đó nói vẽ sơn mài như "đánh cược", quả không sai. Đôi khi, sự biến chuyển của màu sắc mang lại kết quả mỹ mãn ngoài mong đợi, cũng có khi, sơn "chết" và toàn bộ ý tưởng ban đầu đổ bể...

Và một sắc trầm đặc trưng của sơn ta có thể khiến những mảng màu nắng lẽ thường tươi sáng cũng "giảm gam tươi".

Tranh: Nghĩa Phạm
Tranh: Nghĩa Phạm

Đông và mận trắng

Khi giá rét ùa về, người ta thường vẽ mùa đông âm u, lạnh lẽo, cây cối ngủ vùi. Thế nhưng, họa sĩ chọn mận trắng để vẽ mùa đông. Trong một màu chung xám xịt, những cánh nhỏ xinh trắng muốt bung trên thân cây xù xì, bong tróc lớp lớp vỏ nâu, gợi lên khát vọng về sự sống, về ước mơ vươn tới điều ấm áp sinh sôi.

Những bông mận trắng được "kết" từ vỏ trứng, vỏ trai, bạc... tạo nên sắc màu không thể lẫn. Cái màu trắng mê hoặc, vừa đủ làm nổi mình giữa bốn bề thâm nâu, vừa có chút đằm lại, khiêm nhường thật xứng với mùa đông.

Hết đông, xuân đến với bao nhiêu nhựa sống tràn trề, màu xanh lại lan tỏa khắp không gian và bốn bề trời đất...

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Sơn mài lúng túng với quy chuẩn thương hiệu quốc gia

TƯỜNG MINH |

Sơn mài Việt Nam đang được chấn hưng bằng một đề án quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL). Và có một câu hỏi giờ vẫn đang bỏ ngỏ cần chung tay để giải đáp: Làm thế nào để sơn mài, chất liệu hội họa độc đáo của Việt Nam, trở thành thương hiệu quốc gia trong công nghiệp văn hóa hiện nay?

Sơn ta mới tạo nên sự độc đáo của sơn mài

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Sơn mài được chọn làm thương hiệu quốc gia và đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” do Bộ VHTTDL, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, thực hiện nhằm thực hiện quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về vấn đề này.

Lung linh sơn mài Việt

Quỳnh Chi |

Sơn mài Việt Nam khi ra thế giới luôn có giá trị khác biệt, luôn tạo nên sự thán phục của người thưởng lãm bởi sự khơi gợi vô biên trong hàng chục, thậm chí hàng trăm lớp sơn, mài, bồi, vẽ...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Sơn mài lúng túng với quy chuẩn thương hiệu quốc gia

TƯỜNG MINH |

Sơn mài Việt Nam đang được chấn hưng bằng một đề án quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL). Và có một câu hỏi giờ vẫn đang bỏ ngỏ cần chung tay để giải đáp: Làm thế nào để sơn mài, chất liệu hội họa độc đáo của Việt Nam, trở thành thương hiệu quốc gia trong công nghiệp văn hóa hiện nay?

Sơn ta mới tạo nên sự độc đáo của sơn mài

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Sơn mài được chọn làm thương hiệu quốc gia và đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” do Bộ VHTTDL, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, thực hiện nhằm thực hiện quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về vấn đề này.

Lung linh sơn mài Việt

Quỳnh Chi |

Sơn mài Việt Nam khi ra thế giới luôn có giá trị khác biệt, luôn tạo nên sự thán phục của người thưởng lãm bởi sự khơi gợi vô biên trong hàng chục, thậm chí hàng trăm lớp sơn, mài, bồi, vẽ...