Bí mật đằng sau bức tranh panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ”

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ được coi là một trong những bức tranh lớn nhất thế giới về đề tài chiến tranh. Tác phẩm này vừa hoàn thành vào đúng dịp Kỷ niệm 68 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tác phẩm xứng tầm với Chiến thắng Điện Biên Phủ

“Trận chiến Điện Biên Phủ” là bức tranh toàn cảnh (panorama) tái hiện chân thực và sống động những khoảnh khắc điển hình nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là một tác phẩm nghệ thuật được đầu tư công phu, hoành tráng và được coi là tài sản vô giá, lưu lại những giá trị về lịch sử và truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Tác phẩm này có chiều dài 132m, cao hơn 9m cùng với phần mái vòm liền kề thể hiện mây, trời đã tạo ra một bức tranh có diện tích bề mặt lên đến 3.250m². Tranh được được thể hiện lên toàn bộ bề mặt phía trong của Bảo tàng - tòa nhà hình trụ có đường kính 42m.

Du khách thích tham quan bức tranh.
Du khách thích tham quan bức tranh.

Hơn 4.500 nhân vật và khung cảnh núi rừng Tây Bắc được tái hiện một cách chân thực và sống động qua bút pháp tài hoa của gần 100 họa sĩ trong khoảng 2 năm rưỡi. Các giai đoạn của chiến dịch được thể hiện liên hoàn, kết hợp với các khối nổi và nhiều vật dụng trong chiến tranh được sắp đặt hợp lý đã tạo nên một không gian vừa thực lại vừa ảo gây ấn tượng mạnh người xem.

Nội dung bức tranh cũng được chia thành 4 trường đoạn: Toàn dân ra trận; Khúc dạo đầu hùng tráng; Cuộc đối đầu lịch sử và Chiến thắng Điện Biên. Tất cả các hình ảnh và sự kiện được xâu chuỗi, kết nối liền mạnh theo diễn biến của chiến dịch, tạo cho người xem một cái nhìn đầy đủ, trực quan và sinh động.

Theo đánh giá của ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam tại Cuộc họp Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu tác phẩm: “Bức tranh “Trận chiến Điện Biên Phủ” là tác phẩm nghệ thuật, hoành tráng về quy mô, ấn tượng về nghệ thuật, đem đến cho người xem cảm giác chân thực, sống động nhất về diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Cảnh toàn dân ra trận.
Cảnh toàn dân ra trận.

Còn ông Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam thì nhận xét, đây là một kỳ tích đặc biệt, chưa từng có của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại. "Có một thế hệ nghệ sĩ còn rất trẻ đã tự tin chấp nhận những thách thức đầy áp lực để thể hiện khả năng nghề nghiệp khi bước ngược chiều thời gian, tái hiện thành công trên nền sử hào hùng và vĩ đại của dân tộc với Chiến thắng Điện Biên Phủ, chấn động địa cầu" - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nói.

Những bí mật đằng sau tác phẩm

Theo bà Vũ Thị Tuyết Nga - Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thì ngay từ 10 năm trước, khi xây dựng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (năm 2012), ý tưởng thực hiện bức tranh panorama đã được đưa vào trong thiết kế (giai đoạn 2 của công trình).

“Tuy nhiên, vào thời điểm đó ở nước ta chưa có cá nhân, tổ chức nào đủ năng lực thực hiện một bức tranh panorama có quy mô và kích thước lớn như vậy. Tỉnh Điện Biên cũng đã mời cả chuyên gia người Nga sang khảo sát và lên phương án nhưng bức tranh vẫn không được thực hiện” – Bà Nga nói.

Kéo pháo vào trận địa.
Kéo pháo vào trận địa.

Theo đó, năm 2014, Công ty Bảo tồn di sản văn hóa đã đề xuất phương án, xây dựng đề cương và phác thảo ý tưởng. Sau nhiều lần vẽ, chỉnh sửa, phác thảo đã được đưa ra hội đồng nghệ thuật gồm các chuyên gia mỹ thuật hàng đầu của Việt Nam phân tích, đánh giá; Tổ chức hội thảo với sự tham gia của nhiều cựu chiến binh từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, các nhà sử học và nhà báo cùng đóng góp ý kiến.

Đến năm 2018 thì phương án thực hiện bức tranh mới được phê duyệt và đến tháng 11.2019 những nét vẽ đầu tiên của bức tranh “Trận chiến Điện Biên Phủ” mới được triển khai.

Theo họa sĩ Nguyễn Văn Mạc, người được coi là “Kiến trúc sư trưởng” của công trình nghệ thuật độc đáo này, để thực hiện đề cương về nội dung bức tranh, Công ty Bảo tồn di sản văn hóa đã mời các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như: Lịch sử, quân sự, mỹ thuật; các nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch, đạo diễn, nhà điêu khắc tham gia tư vấn.

Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc trao đổi với phóng viên.
Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc trao đổi với phóng viên.

Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử, từ năm 2014 đến năm 2017, Công ty Bảo tồn di sản văn hóa cũng đã cử các hàng chục họa sĩ đi nhiều nơi như: Thư viện Quốc gia, các Trung tâm lưu trữ quốc gia, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ...

“Đặc biệt, chúng tôi cũng đi nhiều nơi, gặp các cựu chiến binh, đến nhiều gia đình có thân nhân là liệt sĩ hi sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ để thu thập thông tin, hình ảnh… Đặc biệt là chân dung các cựu chiến binh thời tham gia chiến dịch và chân dung các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh ngoài mặt trận. Do vậy, phần lớn chân dung các “Chiến sĩ Điện Biên” xuất hiện trong tác phẩm này là chân dung thật!” – Ông Nguyễn Văn Mạc xúc động cho biết.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Khám phá kiến trúc độc đáo Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện BiênĐền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ được khởi công xây dựng vào tháng 3.2021 và chuẩn bị khánh thành. Tuy nhiên, những “bí mật” trong ngôn ngữ kiến trúc của công trình vô cùng độc đáo này thì chưa có nhiều người biết.

Trên một thập kỷ cho hai tác phẩm “Điện Biên Phủ” và “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”

Trần Việt |

Vào đúng dịp kỷ niệm 68 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022), tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 phố Yết Kiêu, Hà Nội) diễn ra triển lãm hội họa của họa sĩ Mai Duy Minh với hai tác phẩm sơn dầu khổ lớn và nhiều ký họa chì, bút bi, bút sắt và phác thảo chì, sơn dầu... cho thấy hành trình lao động của họa sĩ khi thực hiện dự án này. Triển lãm diễn ra từ ngày 7 đến 20.5.2022.

Chen chân xem tranh toàn cảnh "Trận chiến Điện Biên Phủ"

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, đã có hàng chục nghìn người đổ về Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để được chiêm ngưỡng bức tranh panorama được xem là lớn bậc nhất thế giới.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Khám phá kiến trúc độc đáo Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện BiênĐền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ được khởi công xây dựng vào tháng 3.2021 và chuẩn bị khánh thành. Tuy nhiên, những “bí mật” trong ngôn ngữ kiến trúc của công trình vô cùng độc đáo này thì chưa có nhiều người biết.

Trên một thập kỷ cho hai tác phẩm “Điện Biên Phủ” và “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”

Trần Việt |

Vào đúng dịp kỷ niệm 68 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022), tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 phố Yết Kiêu, Hà Nội) diễn ra triển lãm hội họa của họa sĩ Mai Duy Minh với hai tác phẩm sơn dầu khổ lớn và nhiều ký họa chì, bút bi, bút sắt và phác thảo chì, sơn dầu... cho thấy hành trình lao động của họa sĩ khi thực hiện dự án này. Triển lãm diễn ra từ ngày 7 đến 20.5.2022.

Chen chân xem tranh toàn cảnh "Trận chiến Điện Biên Phủ"

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, đã có hàng chục nghìn người đổ về Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để được chiêm ngưỡng bức tranh panorama được xem là lớn bậc nhất thế giới.