Bí ẩn về gã hoạn quan khiến cả đế chế của Tần Thủy Hoàng đến bờ diệt vong

Chí Long |

Triệu Cao là thái giám từng trải qua 3 đời hoàng đế nhà Tần, cũng từng bước khiến đế chế hùng mạnh do Tần Thủy Hoàng tạo nên đi đến bờ vực diệt vong.

Theo phim tài liệu "Bí ẩn của những chiến binh đất nung" (Netflix, 2024), Triệu Cao là nhân vật có vai trò quan trọng của lịch sử nhà Tần. Y từng là nô tài thân cận của Tần Thủy Hoàng, sau đó trợ giúp hai người kế vị lên ngôi là Nhị thế Hoàng đế Hồ Hợi và Tần Tam thế đế Doanh Tử Anh.

Triệu Cao từng là nô tài thân cận của Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Netflix
Triệu Cao từng là nô tài thân cận của Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Netflix

Tuy nhiên, cũng chính bởi âm mưu nham hiểm, ham muốn quyền lực mà Triệu Cao nhiều lần phản chủ, cuối cùng không có kết cục tốt đẹp. Gian thần khét tiếng nhà Tần khiến cả một triều đại vốn hùng mạnh rơi vào thảm cảnh thù trong giặc ngoài, cuối cùng đi đến diệt vong chỉ sau 3 năm kể từ khi Tần Thủy Hoàng băng hà.

Xuất thân hèn kém

Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, phần "Mông Điền liệt truyện" có nhắc đến Triệu Cao là người thân họ xa của họ Triệu, tức họ hàng 3 đời với Tần Thủy Hoàng. Y có mấy người anh em đều sinh ra ở trong cung. Mẹ Triệu Cao bị tội chết, gia đình đời đời phải làm công việc hèn kém.

Tần Thủy Hoàng thấy Triệu Cao có sức khỏe, thạo việc hình ngục nên từng cử y làm Trung xa phủ lệnh. Sau đó, Triệu Cao trở thành thầy của hoàng tử út Hồ Hợi, giúp Hồ Hợi xử việc hình ngục.

Đa số sử sách đều viết Triệu Cao là hoạn quan. Nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng điều này chưa đủ căn cứ để kết luận.

Theo "Sử ký", Triệu Cao từng gây tội lớn, bị Hoàng đế sai Mông Nghị dùng hình trị tội. Mông Nghị không dám trái luật, xử Triệu Cao tội chết, xóa khỏi sổ hoạn quan. Tuy nhiên cuối cùng, Tần Thủy Hoàng thấy Triệu Cao chăm chỉ làm việc nên tha cho, trả lại chức quan như cũ.

Hồ Hợi - con trai Tần Thủy Hoàng nhận Triệu Cao làm thầy. Ảnh: Netflix
Hồ Hợi - con trai Tần Thủy Hoàng nhận Triệu Cao làm thầy. Ảnh: Netflix

Sau này, Triệu Cao dần trở thành nô tài thân cận của Tần Thủy Hoàng, được nắm giữ ngọc tỉ truyền ngôi. Trong chuyến tuần du cuối cùng đi về phương đông, Tần Thủy Hoàng cũng mang theo Triệu Cao đi cùng Thừa tướng Lý Tư và hoàng tử Hồ Hợi. Triệu Cao cũng là người đầu tiên phát hiện Hoàng đế băng hà, tiếp nhận di chiếu truyền ngôi của Tần Thủy Hoàng.

Hãm hại Phù Tô - Mông Điềm, bức tử Lý Tư - Hồ Hợi

Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao cấu kết Lý Tư làm giả di chiếu, lập Hồ Hợi lên làm vua. Đồng thời, cả hai làm giả thêm một tờ chiếu vạch tội hoàng tử Phù Tô (người được Tần Thủy Hoàng chọn kế vị) và Mông Điềm (danh tướng nhà Tần), ép hai người phải chết.

Nhận được chiếu chỉ, Phù Tô không biết chuyện bèn tự sát. Mông Điềm không chịu, bị giam lỏng ở Dương Châu. Triệu Cao không chịu bỏ cuộc. Sau khi Hồ Hợi lên ngôi, Triệu Cao tiếp tục xúi giục Hoàng đế giết Mông Nghị (em trai Mông Điềm), đến Dương Châu ép Mông Điềm tự sát.

Triệu Cao xúi giục Hoàng đế làm theo ý mình. Ảnh: Netflix
Triệu Cao xúi giục Hoàng đế làm theo ý mình. Ảnh: Netflix

Vì mưu kế của Triệu Cao, người kế vị được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng lựa chọn - Phù Tô phải chết. Mãnh tướng thời Tần - Mông Điềm cũng ra đi trong uất hận.

Không dừng lại ở đó, Triệu Cao tiếp tục xúi giục Nhị thế Hoàng đế Hồ Hợi giết chết anh chị em ruột và các trọng thần trung thành của Tần Thủy Hoàng để củng cố ngai vàng.

Đồng thời, y dâng kế để Hồ Hợi chỉ cần ngồi trong cung cấm, không cần lên triều. Triệu Cao chầu chực cạnh Tần Nhị thế, lợi dụng điều này để chiếm được hết quyền hành trong triều.

Thừa tướng Lý Tư thấy vậy, muốn can ngăn, khiến Hồ Hợi nổi giận. Nhân đó, Triệu Cao buông lời gièm pha rằng Lý Tư muốn tự lập làm vương, khiến Hoàng đế dần mất niềm tin vào Thừa tướng.

Không lâu sau, Lý Tư dâng thư vạch tội Triệu Cao và Nhị thế Hoàng đế Hồ Hợi. Hồ Hợi không nghe, bèn giao Lý Tư cho Triệu Cao xét xử. Lý Tư bị ép nhận tội làm phản, bị xử tử vào tháng 7 năm 209 TCN.

Sau khi Lý Tư chết, Triệu Cao được phong làm Trung thừa tướng, tước An Vũ hầu, nắm hết quốc chính.

Năm 209 TCN, Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa ở Đại Trạch chống lại nhà Tần. Trần Thắng tự xưng là Trương Sở vương, sau đó một loạt nước chư hầu thời Chiến Quốc cũng tự xưng vương.

Triệu Cao nhiều lần giấu Tần Nhị thế việc nhà Tần thua trận, đến khi không giấu được nữa, bèn ép Hồ Hợi tự sát. Một mặt, y lập một hoàng thất mới là Doanh Tử Anh lên ngôi, mặt khác cầu hòa với Lưu Bang để được xưng vương ở Quang Trung.

Tuy nhiên, âm mưu của Triệu Cao không thành khi Doanh Tử Anh cũng có mưu đồ riêng. Tần Tam thế đế sai người giết chết Triệu Cao cùng 3 họ nhà y. Triệu Cao mất năm 207 TCN, thọ khoảng 50 tuổi, không rõ nơi chôn cất.

Triệu Cao bị Tần Tam thế đế Doanh Tử Anh bày mưu tiêu diệt. Ảnh: Netflix
Triệu Cao bị Tần Tam thế đế Doanh Tử Anh bày mưu tiêu diệt. Ảnh: Netflix

Nhưng những ngày triều chính dưới quyền Triệu Cao, đất nước đã lụn bại, thù trong giặc ngoài liên miên. Nhà Tần không thể chống đỡ, chính thức sụp đổ chỉ 40 ngày sau khi Triệu Cao chết.

Chí Long
TIN LIÊN QUAN

Nhan sắc khuynh thành của Thái hậu Triệu Cơ - mẹ Tần Thủy Hoàng

Chí Long |

Mẹ Tần Thủy Hoàng là Thái hậu Triệu Cơ - Vương hậu duy nhất của Tần Trang Vương Doanh Dị Nhân (Doanh Tử Sở).

Vì sao những bí ẩn về Tần Thủy Hoàng có sức hút đặc biệt với hậu thế?

Chí Long |

Cuộc đời và những bí ẩn xoay quanh triều đại của Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của hậu thế hàng ngàn năm sau.

Lý do lăng mộ Tần Thủy Hoàng chưa từng được mở ra

Thanh Hà |

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc - cho tới nay vẫn chưa được mở ra. Các nhà khảo cổ lo ngại lăng mộ 2.200 năm tuổi có chứa bẫy nguy hiểm.

Ba thập kỷ Công đoàn Viên chức Việt Nam: Nhiều đổi mới, mô hình hay và hiệu quả

Phương Chi - Hải Nguyễn |

Ngày 1.7, Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2.7.1994 - 2.7.2024) và biểu dương cán bộ công đoàn tiêu biểu.

Điều đặc biệt chưa từng có về mức lương cơ sở có hiệu lực từ hôm nay

LƯƠNG HẠNH |

Từ hôm nay, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng điều đặc biệt chưa từng có về việc tăng lương cơ sở và phụ cấp kèm theo.

Sập hầm ở Bắc Kạn, còn một người mắc kẹt, chưa rõ tình hình

Tân Văn |

Bắc Kạn - Vào khoảng 17h30 ngày 30.6, tại thôn Liên Kết, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn xảy ra một vụ sập hầm nghi khai thác vàng khiến 2 người đàn ông mắc kẹt. Trong đêm, lực lượng chức năng đã giải cứu được một người.

Hàng loạt hồ thủy lợi tại Điện Biên vẫn thiếu nước trong mùa mưa lũ

NHÓM PV |

Mặc dù đang trong mùa mưa lũ nhưng mực nước bình quân tại các hồ thủy lợiĐiện Biên vẫn chưa đạt 60% dung tích thiết kế.

Chứng khoán tiếp tục đối mặt với những phiên rung lắc

Gia Miêu |

Áp lực bán vẫn chiếm ưu thế cho thấy, dư địa bán vẫn còn và tâm lý nhà đầu tư nhìn chung vẫn rất dè chừng khi tham gia thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Xác suất cao nhịp chỉnh sẽ tiếp diễn trong các phiên của tuần tới.

Nhan sắc khuynh thành của Thái hậu Triệu Cơ - mẹ Tần Thủy Hoàng

Chí Long |

Mẹ Tần Thủy Hoàng là Thái hậu Triệu Cơ - Vương hậu duy nhất của Tần Trang Vương Doanh Dị Nhân (Doanh Tử Sở).

Vì sao những bí ẩn về Tần Thủy Hoàng có sức hút đặc biệt với hậu thế?

Chí Long |

Cuộc đời và những bí ẩn xoay quanh triều đại của Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của hậu thế hàng ngàn năm sau.

Lý do lăng mộ Tần Thủy Hoàng chưa từng được mở ra

Thanh Hà |

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc - cho tới nay vẫn chưa được mở ra. Các nhà khảo cổ lo ngại lăng mộ 2.200 năm tuổi có chứa bẫy nguy hiểm.