Bí ẩn khu mộ cổ hơn 400 năm tuổi giữa trời mây xứ Mường

Khánh Linh |

Hòa Bình - Khu mộ cổ Đống Thếch - một kho báu mang đậm bản sắc văn hóa xứ Mường Động đã có tuổi đời hơn 400 năm tuổi.

"Thánh địa xứ Mường"

Đi giữa những cánh đồng lúa chín với không khí nhộn nhịp thu hoạch mùa, chúng tôi có dịp về đất Mường Động Kim Bôi - một trong 4 mường lớn của tỉnh Hòa Bình.

Theo chỉ dẫn của người dân, không khó để tìm được vị trí của khu mộ cổ Đống Thếch, có tuổi đời hơn 400 năm, được đánh giá là kho tàng văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc xứ Mường Động.

Tấm bia chỉ dẫn khu mộ bằng đá lấm láp bụi đất và cỏ dại ven đường. Men theo con đường bê tông rộng rãi mới được xây dựng, “thánh địa” của nhà lang sừng sững đứng giữa trời mây xứ Mường xuất hiện.

Theo nghĩa tiếng Mường, "Đống" là từ cổ chỉ những ngôi mộ, “Thếch” là tên một địa danh cũ ở Mường Động.

Khu mộ nằm ở đầu thung lũng thuộc xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng với hàng trăm ngôi mộ. Những cột đá chiếc cao, chiếc thấp được cắm quanh những ngôi mộ cỏ mọc xanh rì.

 
“Thánh địa” của nhà lang sừng sững đứng giữa trời mây xứ Mường, cách đường 12B chỉ 200m. Ảnh: Khánh Linh

Nơi đây như một rừng đá, cột đá to nhất có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m. Những viên đá được phủ một lớp rêu xanh, cùng với những dòng chữ đã mờ theo thời gian, càng tăng thêm vẻ huyền bí của khu mộ cổ này.

Với nhiều người dân trong vùng, khu mộ cổ là cả một truyền thuyết về dòng họ Đinh - dòng họ quan lang, giàu có nhất của người Mường xưa, nó là “ thánh địa” bất khả xâm phạm của nhà lang Mường Động. Những truyền thuyết về nó đến tận ngày nay vẫn chưa được khám phá hết.

Tìm đến nhà ông Đinh Công Dung (66 tuổi) - hậu duệ đời thứ 21 của dòng họ Đinh xứ Mường, những câu chuyện về dòng họ Đinh và khu mộ cổ dần được ông Dung hé lộ.

Nhấp ngụm nước chè còn bốc hơi nóng, ông Dung chậm rãi kể: "Cai quản vùng Mường Động là dòng họ Đinh. Người khai lập ra dòng họ Đinh là cụ Đinh Như Lệnh, làm thổ tù xã Vĩnh Đồng.

Trải qua nhiều thế hệ đến thời cụ Đinh Công Kỷ là người có công giúp vua Lê Trung Hưng chống giặc và xây dựng triều chính, cụ cũng là một trong những tướng tài của Trịnh Kiểm. Cụ được ban cai quản vùng Mường Động".

 
Ông Đinh Công Dung (66 tuổi) - hậu duệ đời thứ 21 của dòng họ Đinh xứ Mường chia sẻ về bí ẩn khu mộ cổ. Ảnh: Khánh Linh

Theo ông Dung, trong tài liệu của dòng họ viết lại, cụ Kỷ sinh năm 1592, mất giờ sửu, ngày 13.10.1647. Khi chết được ban tước Chưởng vệ đề đốc Uy quận công.

Đến ngày 22.2.1650, được đưa về huyệt trên núi bằng 15 xe tang, 7 con voi, 5 con ngựa và 20 hình nhân.

Cụ được mai táng theo tước hầu, quan tài bằng gỗ trám đen (loại gỗ quý nhất vùng), ngoài sơn son thếp vàng và được chôn theo nhiều đồ đạc quý.

"Đặc biệt do có công với nhà Lê nên khi dựng Mộ nhà Lê cho chuyển nhiều phiến đá xanh từ Thanh Hóa ra làm cột Mồ" - hậu duệ dòng họ Đinh xứ Mường kể lại.

Nơi chứa đựng giá trị lịch sử, văn hoá

Thông tin từ UBND xã Vĩnh Đồng cho biết, Khu mộ cổ Đống Thếch là khu mộ của dòng họ Đinh được chôn cất vào thế kỷ XVII và được khai quật khảo cổ học vào năm 1984.

 
Chữ nho trên một cột đá ghi lịch sử, công trạng của dòng họ Đinh Công. Ảnh: Khánh Linh

"Tháng 12.1984, do tình trạng đào bới mộ cổ để tìm kiếm cổ vật, khu mộ cổ Đống Thếch bước đầu đã bị xâm phạm. Trước tình trạng này Viện khảo cổ học Việt Nam kết hợp với sở Văn hóa thông tin tỉnh Hà Sơn Bình cũ tiến hành khai quật “chữa cháy” toàn bộ số mộ còn lại" - đại diện lãnh đạo xã Vĩnh Đồng cho hay.

Căn cứ vào quy mô, cấu trúc, hiện vật thu được của hai khu khác nhau, đoàn khảo sát đã chia khu mộ ra thành 2 nhóm khu A và khu B với tổng diện tích gần 2ha.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện rất nhiều hiện vật dưới mộ, đáng chú ý, những chiếc trống đồng loại nhỏ có niên đại từ thế kỷ 2-12 cùng nhiều đồ gốm sứ có xuất xứ từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc có niên đại từ thế kỷ 11-16.

Năm 1997, khu mộ Đống Thếch được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ cấp quốc gia.

 
khu mộ Đống Thếch được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ cấp quốc gia

Trao đổi với PV, ông Lưu Huy Linh - Phó Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao - Du lịch tỉnh Hoà Bình cho biết: "Khu mộ cổ Đống thếch một di tích khảo cổ học cung cấp nhiều thông tin quý giá về xã hội Mường cổ.

Trước đây khu Mộ cổ Đống thếch có hàng trăm ngôi mộ với những tấm bia đá bao quanh có khắc văn tự bằng chữ Hán, khu di tích có giá trị đặc biệt về Sử học, Dân tộc học, Văn hóa.

Đặc biệt khu di tích cung cấp nhiều thông tin quý giá về xã hội Mường và tục táng của người Mường nói chung và của dòng họ Đinh công Mường Động nói riêng".

Tuy nhiên, theo vị lãnh đạo này, để phát huy được giá trị của khu mộ cổ Đống Thếch đến nay vẫn cần có sự đầu tư bài bản để trở thành một điểm đến tâm linh hấp dẫn du khách.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Vạn khách đổ về "cái nôi xứ Mường", chen chân dự lễ hội đình Cổi

Trần Trọng |

Hòa Bình - Trong 2 ngày diễn ra lễ hội đình Cổi, mỗi ngày nơi đây đón cả vạn người dân và du khách thập phương về du xuân và cầu may nhân dịp đầu năm.

Đầu năm về xứ Mường tìm gặp bô lão dân quân từng bắn rơi tàu bay Mỹ

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Ông Bùi Văn Kệnh (xã Thu Phong, huyện Cao Phong) là 1 trong 5 dân quân tham gia bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966.

Về xứ Mường đến nơi trồng lô bưởi đỏ xuất khẩu đầu tiên sang Anh Quốc

Khánh Linh |

Hòa Bình - Những trái bưởi đỏ xứ Mường đã lên đường xuất khẩu sang Vương quốc Anh sau khi đáp ứng đủ những yêu cầu khắt khe từ phía đối tác.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Vạn khách đổ về "cái nôi xứ Mường", chen chân dự lễ hội đình Cổi

Trần Trọng |

Hòa Bình - Trong 2 ngày diễn ra lễ hội đình Cổi, mỗi ngày nơi đây đón cả vạn người dân và du khách thập phương về du xuân và cầu may nhân dịp đầu năm.

Đầu năm về xứ Mường tìm gặp bô lão dân quân từng bắn rơi tàu bay Mỹ

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Ông Bùi Văn Kệnh (xã Thu Phong, huyện Cao Phong) là 1 trong 5 dân quân tham gia bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966.

Về xứ Mường đến nơi trồng lô bưởi đỏ xuất khẩu đầu tiên sang Anh Quốc

Khánh Linh |

Hòa Bình - Những trái bưởi đỏ xứ Mường đã lên đường xuất khẩu sang Vương quốc Anh sau khi đáp ứng đủ những yêu cầu khắt khe từ phía đối tác.