“Bắt bẻ” cái sai của “Từ điển tiếng Việt”

MINH THI |

“Từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công (Nhà xuất bản Hội nhà văn & Phương Nam Book) đang gây xôn xao dư luận. Đó là vì lần đầu tiên có một cuốn sách chỉ ra hàng ngàn lỗi sai phạm trong “Từ điển Tiếng Việt” của GS Nguyễn Lân đã được lưu hành trong hệ thống trường học rất nhiều năm nay. Hậu quả của việc một cuốn từ điển hàng ngàn lỗi sai được lưu hành trong nhà trường dẫn đến những ngộ nhận lớn cho nhận thức của học sinh, sinh viên.

“Hiệp sĩ” giải cứu tiếng Việt

Nhiều người chưa biết nhiều về tác giả Hoàng Tuấn Công - một cây bút chuyên về ngôn ngữ - đặc biệt là lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế mà anh dám chỉ ra cái sai của GS.Nguyễn Lân - người vốn là cây đa cây đề trong giới ngôn ngữ học Việt Nam.

Hoàng Tuấn Công sinh năm 1970, tốt nghiệp khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội, chuyên ngành Dân tộc học, là người viết nghiên cứu, phê bình tự do, hiện đang công tác tại Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa.

Cuốn sách của Hoàng Tuấn Công dày gần 600 trang, tập trung nói đến chỗ chưa được trong những công trình then chốt của một giáo sư lão làng, “vua biết mặt chúa biết tên”.

Trong cuốn sách, Hoàng Tuấn Công can đảm dấn thân vào chỗ khó khi chỉ ra những chỗ trong Từ điển Nguyễn Lân mà Hoàng Tuấn Công cho là không đúng. Chẳng hạn như trường hợp mục từ “nằm giá khóc măng”, GS.Nguyễn Lân giải thích: “Theo một truyện trong Nhị thập tứ hiếu: Một người con hiếu thảo đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương tình mọc lên cho anh lấy. Nói người con có hiếu hết lòng vì cha mẹ”. Hoàng Tuấn Công phản đối điều này, anh chỉ ra: “Nằm giá khóc măng” thực chất là gọi tắt hai tấm gương hiếu của hai người con: Một người là Vương Tường nằm giá để tìm cá chép cho mẹ kế, một là Mạnh Tông nuôi mẹ ốm, ngồi khóc dưới khóm trúc khiến trúc sinh măng đem về nấu canh cho mẹ. Không phải là một người như GS Nguyễn Lân giải thích”.

Hay như, một tục ngữ vô cùng phổ biến “làm đĩ chín phương để một phương lấy chồng”, gần như người Việt nào cũng biết là để nhắc nhở nhau, cho dù đĩ điếm, trộm cắp thì cũng phải có giới hạn, phải biết chừa làng xóm, bạn bè ra... vậy mà GS Nguyễn Lân lại giải thích: “Thường dùng để trách móc người nào ăn ở tệ với mình mà vẫn giúp đỡ người ấy, hoặc có quan hệ với người ấy”...

Cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân có mặt gần như ở khắp các thư viện của các trường phổ thông khắp cả nước đã nhiều năm nay, với hàng trăm lỗi sơ đẳng như vậy.

Khi đọc công trình của Hoàng Tuấn Công, ta không chỉ hiểu nghĩa của từ mà còn hiểu được văn hóa, câu chuyện sau những con chữ ấy. Nhiều người cho rằng, may là đã có một “hiệp sĩ” như Hoàng Tuấn Công “giải cứu” tiếng Việt. Thế nên, các thư viện trường nên bổ sung cuốn sách của Hoàng Tuấn Công để giảm bớt tác hại của cuốn từ điển phi từ điển kia.

Nên tranh luận thêm về công trình

Dĩ nhiên một công trình khoa học lúc nào cũng tồn tại những thiếu sót. Hoàng Tuấn Công khi viết công trình “bắt bẻ” cái sai của “Từ điển tiếng Việt” chắc hẳn đã chuẩn bị tâm lý để đón nhận những lời phê bình.

Theo nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng, cuốn sách cho thấy tác giả sở đắc một vốn Hán học vững chắc và vốn hiểu biết dân gian giàu có - đây là những tri thức nền nhất thiết phải có đối với những ai muốn nghiên cứu từ và thành ngữ, tục ngữ. Mặt khác, tác giả có một cách làm việc minh bạch, khoa học: Mỗi luận điểm đều được biện giải, dẫn chứng nguồn tư liệu của chính tác giả hay của các công trình đi trước, độc giả hoàn toàn có thể tự kiểm tra.

Hoàng Tuấn Công không phải là người đầu tiên viết về những sai sót trong từ điển của GS Nguyễn Lân, nhưng có lẽ sẽ là người cuối cùng, căn bản khép lại vấn đề đã kéo dài hàng chục năm qua với nhiều tranh cãi. Nhìn theo một chiều hướng khác, cuốn sách của Hoàng Tuấn Công vượt ra ngoài khuôn khổ cuộc tranh luận với một cá nhân. Nói như tác giả, “nội dung sách thực chất là những phê bình và khảo cứu về việc giải nghĩa tiếng Việt”. Đó là một đóng góp lớn cho khoa Từ điển học của nước ta.

Và cái cốt lõi, theo ông Hoàng Dũng, đâu chỉ riêng khoa Từ điển học. Không khí học thuật ở ta đang trầm lắng quá. Trong cuộc sống tất bật hiện nay, người ta tránh phê phán người khác “cho nó lành”! Cuốn sách thoát ra khỏi tâm lý “nước sông không phạm nước giếng” ấy, không khoan nhượng trước những sai sót trong khoa học, khiến cho giới nghiên cứu đã cẩn trọng càng cẩn trọng hơn. Mặt khác, không phải tất cả các luận điểm của Hoàng Tuấn Công đều thuyết phục. Và như thế, nó mời gọi tranh luận.

MINH THI
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi về đề thi Ngữ văn: “Thấu cảm” đã có trong từ điển Tiếng Việt từ lâu

Đặng Chung |

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã khép lại, tuy nhiên vẫn có những bình luận đa chiều, cùng những băn khoăn về việc sử dụng từ 'thấu cảm' trong phần Đọc hiểu của đề thi Ngữ văn có thể làm khó thí sinh, làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Về vấn đề này, theo PGS-TS Phạm Văn Tình - Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – chuyện chẳng có gì đáng bàn cãi, vì từ “thấu cảm” tuy lạ, ít sử dụng trong giao tiếp, nhưng nó đã xuất hiện trong từ điển tiếng Việt từ lâu.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Nhân chuyện “Lễ dâng hương”

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH |

Tuần vừa qua, dư luận báo chí và cư dân mạng “dậy sóng” về một sự cố ngôn từ. Bắt đầu từ một tấm ảnh chụp bức phông treo tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Nội dung trang trí trên phông (lần lượt theo 5 dòng) như sau: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội/ Lễ dâng hương/ Cho học sinh giỏi thủ đô tham dự kỳ thi/ học sinh giỏi quốc gia năm học 2016 - 2017/ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngày 30.12.2016.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tranh cãi về đề thi Ngữ văn: “Thấu cảm” đã có trong từ điển Tiếng Việt từ lâu

Đặng Chung |

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã khép lại, tuy nhiên vẫn có những bình luận đa chiều, cùng những băn khoăn về việc sử dụng từ 'thấu cảm' trong phần Đọc hiểu của đề thi Ngữ văn có thể làm khó thí sinh, làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Về vấn đề này, theo PGS-TS Phạm Văn Tình - Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – chuyện chẳng có gì đáng bàn cãi, vì từ “thấu cảm” tuy lạ, ít sử dụng trong giao tiếp, nhưng nó đã xuất hiện trong từ điển tiếng Việt từ lâu.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Nhân chuyện “Lễ dâng hương”

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH |

Tuần vừa qua, dư luận báo chí và cư dân mạng “dậy sóng” về một sự cố ngôn từ. Bắt đầu từ một tấm ảnh chụp bức phông treo tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Nội dung trang trí trên phông (lần lượt theo 5 dòng) như sau: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội/ Lễ dâng hương/ Cho học sinh giỏi thủ đô tham dự kỳ thi/ học sinh giỏi quốc gia năm học 2016 - 2017/ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngày 30.12.2016.