Bảo vệ Văn hóa Cồng chiêng trước sự lạm dụng

Mai Thị An |

Năm 2005, UNESCO công nhận không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”. Và điều đáng buồn là gần đây, nét đẹp truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời quý giá này đang bị mai một, biến tướng, bị lạm dụng cho mục đích thương mại...

Cồng chiêng chứa đựng những giá trị sáng tạo, là phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hóa chung của các dân tộc Tây Nguyên. Nhưng cồng chiêng chỉ thực sự có giá trị khi “nằm” trong không gian văn hóa của người dân bản địa.

Khi sợi dây gắn kết bị bào mòn

Không gian Văn hóa Cồng chiêng ở Tây Nguyên như một sợi dây vô hình gắn kết dân làng, thắt chặt cộng đồng. Văn hóa Cồng chiêng còn là bữa ăn tinh thần không thể thiếu trong bất cứ một sự kiện sinh hoạt đời sống nào và là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn…

Nghệ nhân KraJan Dick - huyện Lạc Dương - chia sẻ: “Người thiểu số các dân tộc Tây Nguyên đều tự hào về bản sắc văn hóa riêng. Chúng tôi có quyền tự hào đồng thời cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy. Thế nhưng nét đẹp văn hóa ấy dường như đang ngày càng mai một do ảnh hưởng của sự biến đổi của xã hội hiện đại hóa. Thực tế, nhiều hộ gia đình đã bán đi những bộ chiêng, ché, kpan quý vì lợi ích trước mắt và vì họ không thật sự đủ hiểu giá trị để mà yêu cái cồng, cái chiêng của dân tộc mình”.

Nhờ kinh tế xã hội phát triển, nên thay cho các không gian buôn làng, khu nhà mồ, bến nước... là những ngôi nhà xây kiên cố, những công trình hiện đại nối tiếp nhau mọc lên, điều rất đáng mừng. Nhưng đời sống và sinh hoạt hiện đại cũng nhanh chóng làm thay đổi nhận thức về sự thiêng liêng và tính cộng đồng của văn hoá cồng chiêng. Sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí mới thu hút giới trẻ, do đó việc hướng họ theo học cồng chiêng, “chung thủy” với các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Và nguy hiểm nhất, Văn hóa Cồng chiêng đang bị lạm dụng cho mục đích thương mại. Ngày càng xuất hiện nhiều những “lễ hội”, câu lạc bộ mượn hình ảnh văn hóa bản địa để trình diễn, phục vụ mục đích thương mại, thu hút khách du lịch. Và cứ thế, cồng chiêng đã không còn giữ được sự trong sáng, thiêng liêng vốn có… để rồi, bản sắc văn hóa không còn giữ nguyên được hồn cốt, dễ dàng bị chi phối bởi đồng tiền.

“Văn hóa cồng chiêng nên diễn ra tự nhiên không nên dàn dựng, còn tiền thì nên để khách tự trả chứ không nên quy ra thành vé thu phí như thế này” - du khách Đỗ Mai Linh chia sẻ cảm nghĩ. Còn Ông Cil Poh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) - thẳng thắn nhìn nhận: Hiện nay trên địa bàn  hình thành nhiều nhóm, cạnh tranh nhau nên có khi đánh lạc điệu, có nhiều điệu nhảy biến tướng mua vui. Không còn bản sắc Văn hóa Cồng chiêng, không gian biểu diễn cồng chiêng bị hòa lẫn với nhạc hiện đại mất tính truyền thống.

Để cồng chiêng vang mãi

Trước thực trạng đáng báo động, đề án “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” do Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng đề xuất được triển khai, đến nay đã đi vào giai đoạn 2 (2018 - 2020) và đang xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh để triển khai tại 6 địa phương gồm Cát Tiên, Đạ Huoai, Bảo Lâm, Di Linh, Đơn Dương và Đam Rông.

Giai đoạn từ 2009 - 2015, ngành Văn hóa đã phối hợp với đoàn thể mở hơn 30 lớp truyền dạy cồng chiêng ở các địa phương có đông bà con đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ, K’ho và Churu sinh sống. Ngành chức năng cũng tập trung tạo môi trường sinh hoạt văn hóa hiện đại, phù hợp với các biện pháp bảo tồn và phát huy Văn hóa Cồng chiêng, tính đến nay đã có 3 chương trình Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng được tổ chức tại Di Linh, Bảo Lâm và Đạ Huoai, với gần 60 nghệ nhân được biểu dương và tôn vinh. Nhằm khắc phục việc thất thoát số lượng cồng chiêng trên địa bàn, đề án đã hỗ trợ khoảng 12 bộ cồng chiêng truyền thống cho các thôn, buôn có khả năng duy trì và phát triển văn hóa cồng chiêng.

“Phải và cần hỗ trợ ngân sách để các vùng khó khăn bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng. Chúng tôi mong muốn làm sao trong các buôn làng đều hình thành đội cồng chiêng duy trì qua các thế hệ, tổ chức lễ hội để tạo sân chơi từ cơ sở” - bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng - cho biết.

Mai Thị An
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Dừng đón khách tham quan, các hoạt động văn hóa tại di tích lịch sử

NGỌC ANH |

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do chủng mới của virus Corona, chiều ngày 4.2 Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn khẩn số 269/SVHTT-NSVH đề nghị Uỷ ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng dừng đón khách tham quan và tổ chức các hoạt động văn hoá tại các địa điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (trừ trường hợp theo nhiệm vụ phân công) để tránh tập trung đông người.

Văn hóa xem bóng đá vỉa hè và “đi bão”

việt văn |

Hơn một năm trở lại đây, sau kỳ tích của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại Thường Châu (Trung Quốc), việc thưởng thức những trận đấu của đội tuyển tại các quán cà phê, quán bia trên phố rồi “đi bão” trở thành một nét văn hóa đáng yêu.

Bộ Văn hóa khuyến cáo người dân không đi du lịch đến vùng có dịch Corona

Hải Minh |

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân không đi du lịch đến vùng có dịch virus corona.

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Muôn kiểu đón Tết của người trẻ

Thu Giang |

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, với nhiều người trẻ Tết còn là dịp để nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm gia đình, đi du lịch, khám phá những vùng đất mới...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.

Cuộc chiến phòng vé dịp Tết: Trấn Thành - Vũ Ngọc Đãng, ai sẽ lên ngôi?

ĐÔNG DU |

Khi tác phẩm "Siêu lừa gặp siêu lầy" đột ngột rút khỏi rạp chiếu, phim Tết Việt chỉ còn 2 tác phẩm đối đầu nhau là "Nhà bà Nữ" của Trấn Thành và "Chị chị em em 2" của Ngọc Trinh.

Cháy lớn khu ổ chuột cuối cùng ở thủ đô Hàn Quốc

Song Minh |

500 người phải sơ tán khi đám cháy lớn bùng phát tại làng Guryong, một trong những khu ổ chuột cuối cùng của thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 20.1.

Hà Nội: Dừng đón khách tham quan, các hoạt động văn hóa tại di tích lịch sử

NGỌC ANH |

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do chủng mới của virus Corona, chiều ngày 4.2 Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn khẩn số 269/SVHTT-NSVH đề nghị Uỷ ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng dừng đón khách tham quan và tổ chức các hoạt động văn hoá tại các địa điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (trừ trường hợp theo nhiệm vụ phân công) để tránh tập trung đông người.

Văn hóa xem bóng đá vỉa hè và “đi bão”

việt văn |

Hơn một năm trở lại đây, sau kỳ tích của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại Thường Châu (Trung Quốc), việc thưởng thức những trận đấu của đội tuyển tại các quán cà phê, quán bia trên phố rồi “đi bão” trở thành một nét văn hóa đáng yêu.

Bộ Văn hóa khuyến cáo người dân không đi du lịch đến vùng có dịch Corona

Hải Minh |

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân không đi du lịch đến vùng có dịch virus corona.