Bảo tồn giá trị văn hóa con người Huế

PHÚC ĐẠT |

Người Huế trước hết là người Việt Nam, nên tính cách của người Huế có những nét chung của người Việt. Nhưng do những đặc thù về địa chính trị, địa văn hóa và sống trong môi trường văn hóa Huế, nên tính cách của người Huế có tính đặc thù riêng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa (nguyên giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Thừa Thiên-Huế) cùng nhiều nhà văn hóa đã có chung nhận định như thế khi bàn về câu chuyện bảo tồn, phát huy phong tục, tập quán, hệ giá trị văn hóa con người Huế.

Trọng lễ nghĩa, đạo lí

Việc gìn giữ giá trị văn hóa con người Huế có vai trò vô cùng quan trọng của gia đình và dòng họ. Theo PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - gia đình Huế là nền tảng của xã hội phát triển, do đó muốn giữ gìn giá trị văn hóa con người, trước hết là vấn đề ngăn chặn tội phạm ở tuổi vị thành niên mà giải pháp khả thi là việc giáo dục, nuôi dưỡng con cái, bồi dưỡng nhân cách cho thế hệ mới.

Trong giáo dục văn hóa, đạo đức gia đình hiện nay phải đặc biệt coi trọng giáo dục gia phong. Đó là truyền thống tốt đẹp của gia đình được các thế hệ đi trước phấn đấu xây đắp nên và truyền lại cho các thế hệ sau noi theo, kế thừa và phát triển. “Trong đó truyền thống đạo đức là yếu tố cốt lõi của gia phong, là nền tảng tinh thần của sự tồn tại bền vững của gia đình. Dù là gia đình nhiều thế hệ hay gia đình hạt nhân cũng cần phải giáo dục, gìn giữ gia phong” - ông Bang lí giải.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa thì cho rằng, trong đời sống gia đình, văn hóa Huế đề cao lễ nghĩa và truyền thống, huyết thống của gia tộc. Người Huế xưa giữ huyết thống đến chín đời: bốn đời trước là ông sơ, ông cố, ông nội và cha (cao tổ, tằng tổ, tổ phụ, tổ khảo), nối kết với bản thân và bốn đời sau là con, cháu, chắt, chít (tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn).

Nền nếp gia phong theo kiểu Huế là cha mẹ nhân từ, con cháu hiếu thảo, anh em hòa thuận, vợ chồng chung thủy. Xung khắc mẹ chồng nàng dâu trong gia đình Huế thường ít căng thẳng, vì con gái đến tuổi lấy chồng phần đông đã được gia đình dạy phận làm dâu. Người vợ Huế thường được đánh giá là đảm đang, nhưng con gái vùng khác lại rất ngại làm dâu xứ Huế.

Tuy nhiên bằng kinh nghiệm sống và sự nghiên cứu của mình, ông Hoa nhìn nhận điều thú vị là tính cách của người Huế thường có sự dung hợp giữa các yếu tố tưởng chừng như đối lập, đối cực, nhưng lại tồn tại một cách tự nhiên trong lối sống Huế.

Ông dẫn chứng, người Huế thường xem trọng lễ nghĩa, đạo lí, biết giữ gìn nền nếp, e ngại dư luận, ngay cả trong “lời ăn tiếng nói”, trong sinh hoạt gia đình và giao tiếp trong họ hàng, ngoài xã hội. Nhưng khi bị kìm hãm thái quá thì đôi lúc lại phản ứng quyết liệt, cả trong tình yêu đôi lứa, trong quan hệ giao tiếp… Người Huế thường kín đáo, nhẹ nhàng, từ tốn, ít khi bộc lộ tâm trạng, sống hiền hòa, bình dị, không bặt thiệp, không bộc trực, không “xởi lởi” nhưng đôi lúc lại “cứng đầu”, phản ứng chống đối dễ quyết liệt, cực đoan.

Tính cách bắt nguồn từ nghệ thuật sống

Ở góc nhìn của PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế), đến nay Huế còn bảo lưu được di sản văn hóa có cội nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc, đã được tích tụ, bồi đắp và phát triển từ một vùng đất vốn là kinh đô, có sự kết hợp giữa văn hóa của cả nước và của vùng đất này.

“Chiều sâu văn hóa đó được biểu hiện qua tính cách người Huế. Tính cách ấy bắt nguồn từ nghệ thuật sống của nhiều thế hệ, được hình thành bồi đắp từ truyền thống văn hóa Huế” - ông Mạnh phân tích. Từ đó, người Huế có rất nhiều đặc trưng tiêu biểu như thanh lịch, tử tế, khéo léo, cầu kì, kín đáo, ý tứ, trầm lặng, nền nếp gia phong, hoài cổ, hướng thiện, hướng nội, gần gũi với thiên nhiên… Do vậy xét trong sự vận động và phát triển, tính cách người Huế vừa tích cực, vừa hạn chế.

“Vì vậy, việc chọn lọc những cái hay cái đẹp, hạn chế những điều chưa thật hợp lí trong tiếp nhận cái mới là điều rất cần thiết. Với tất cả những kì vọng về sự vươn mình mạnh mẽ của Huế trong quá trình đô thị hóa, hi vọng người Huế, hơn ai hết phải năng động, nhạy bén, mạnh mẽ, quyết đoán trong tiếp nhận cái mới, cái hiện đại” - ông Mạnh chia sẻ.

Trong khi đó, theo ông Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế, văn hóa Huế, con người Huế đã hội tụ sự sáng tạo, hình thành nên một sắc thái riêng thể hiện những giá trị của văn hóa Kinh kỳ - biểu tượng cho văn hóa Việt suốt nhiều thế kỷ.

Để phát huy hiệu quả các giá trị tinh thần con người Huế cần triển khai đồng bộ các giải pháp như bồi dưỡng ý thức cộng đồng, chú trọng tiếp thu cái mới thể hiện mạnh mẽ tính quyết đoán, ý chí phấn đấu vươn lên, mở rộng giao lưu nhằm tiếp thu tinh hoa các vùng miền trong nước và thế giới… Từ những nhận định đó, ông Dũng khẳng định cần phát huy các giá trị tinh thần truyền thống con người Huế, chú trọng bồi dưỡng, hình thành nên các giá trị mới, đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho Huế phát triển bền vững trong tương lai.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Không khí Phật đản rực rỡ trên đất Cố đô Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Trong không khí chào mừng mùa Phật đản Phật lịch 2567, trên mọi nẻo đường, góc phố, nhà chùa tại TP. Huế đều ngập tràn sắc màu của hàng trăm lá cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo, hàng ngàn chiếc lồng đèn lung linh.

Suối Mơ - điểm nghỉ dưỡng trốn nắng hè ở cố đô Huế

Linh Boo |

Suối Mơ nằm giữa thành phố Huế và Đà Nẵng, trở thành một địa điểm lý tưởng cho du khách ghé tới trải nghiệm tắm mát, giải nhiệt mùa hè.

Giải pháp thanh toán cho người dân và du khách Huế qua ví điện tử Foxpay

NGUYỄN ĐĂNG |

Chỉ sau thời gian ngắn đưa vào áp dụng, hơn 35.000 người dân tại Thừa Thiên Huế đã sử dụng ví điện tử Foxpay ngay trên ứng dụng Hue-S, tiếp tục tạo nên dấu ấn chuyển đổi số tại địa phương này.

Cho sầu riêng “tắm” nước tăng lực, chuyên gia nói chưa có cơ sở khoa học

PHONG LINH |

Nhiều nhà vườn miền Tây truyền tai nhau việc nhúng sầu riêng vào nước tăng lực sẽ giúp trái chín nhanh, chín đều và ngọt béo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm trên vẫn chưa có cơ sở khoa học.

Địa phương chậm trễ công bố danh mục sách giáo khoa mới lên tiếng

Vân Trang |

Đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh thành vẫn chưa công bố danh mục sách giáo khoa lớp 4, 8,11 cho năm học mới.

Cần rà soát, giám sát hợp đồng mẫu để bảo vệ người tiêu dùng

Vương Trần |

Một vấn đề nhận được sự quan tâm khi sửa đổi Luật Bảo vệ người tiêu dùng, đó là thẩm định các điều khoản trong hợp đồng soạn sẵn, hợp đồng mẫu. Những hợp đồng này vẫn phải thẩm định kỹ, có quy định rõ ràng để tránh tình trạng “bẫy" người tiêu dùng.

Hòa mình vào thiên nhiên hoang dã khi đến rừng Cúc Phương

Linh Boo |

Vườn quốc gia Cúc Phương là điểm đến lý tưởng cho các nhóm bạn, gia đình có trẻ nhỏ ghé thăm, tham gia các hoạt động hấp dẫn vào mùa hè.

Những điểm sẽ có lô cốt "mọc lên" từ ngày 3.6 trên đường Nguyễn Trãi

Thế Kỷ |

Hà Nội - Đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) sẽ có hàng loạt lô cốt "mọc lên" từ ngày 3.6.2023.

Không khí Phật đản rực rỡ trên đất Cố đô Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Trong không khí chào mừng mùa Phật đản Phật lịch 2567, trên mọi nẻo đường, góc phố, nhà chùa tại TP. Huế đều ngập tràn sắc màu của hàng trăm lá cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo, hàng ngàn chiếc lồng đèn lung linh.

Suối Mơ - điểm nghỉ dưỡng trốn nắng hè ở cố đô Huế

Linh Boo |

Suối Mơ nằm giữa thành phố Huế và Đà Nẵng, trở thành một địa điểm lý tưởng cho du khách ghé tới trải nghiệm tắm mát, giải nhiệt mùa hè.

Giải pháp thanh toán cho người dân và du khách Huế qua ví điện tử Foxpay

NGUYỄN ĐĂNG |

Chỉ sau thời gian ngắn đưa vào áp dụng, hơn 35.000 người dân tại Thừa Thiên Huế đã sử dụng ví điện tử Foxpay ngay trên ứng dụng Hue-S, tiếp tục tạo nên dấu ấn chuyển đổi số tại địa phương này.