Bảo tồn ga Hà Nội là giữ lại lịch sử cho Thủ đô

Đăng Huỳnh |

Việc bảo tồn ga Hà Nội và các công trình kiến trúc 100 năm tuổi là giữ lại ký ức lịch sử của Thủ đô và đất nước.

Một phần lịch sử Hà Nội

Trước cửa ga Hà Nội có một tấm biển với hơn 200 chữ đã ghi lại những mốc son của địa danh này gắn với lịch sử của Thủ đô và Việt Nam.

“Ga Hà Nội được thực dân Pháp xây dựng, đưa vào khai thác từ năm 1902 với tên gọi là ga Hàng Cỏ. Năm 1925-1926 là nơi đưa đón các thanh niên yêu nước đi dự các lớp huấn luyện chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu - Trung Quốc. Ngày 11.6.1929, cờ búa liềm đã được treo trên nóc nhà ga.

Tháng 6.1940, chi bộ hoả xa Hà Nội đã được thành lập, đã vận động tuyên truyền cách mạng trên nhiều tuyến đường sắt, góp phần vào thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945.

Chiều ngày 21.10.1946, sau chuyến thăm Cộng hoà Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở về trên chuyến tàu hoả từ Hải Phòng. Tại đây đã tổ chức lễ duyệt binh Pháp - Việt đón Chủ tịch theo nghi lễ ngoại giao quốc tế với đại diện các nước trong phái bộ đồng minh tại Hà Nội”.

Với nhiều thế hệ người dân Thủ đô, dấu mốc năm 1976 đáng nhớ hơn. Sau khi ga Hàng Cỏ được chính thức đổi tên thành ga Hà Nội, Chính phủ đã quyết định tổ chức 2 đoàn tàu Thống Nhất khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam. Trải qua nhiều biến động thăng trầm, cái tên ga Hàng Cỏ vẫn gợi nhớ nhất về “một thời đạn bom, một thời hoà bình”.

Địa danh này khánh thành cùng năm với cầu Long Biên (1902), thế nhưng lại ít được biết đến như một chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Thời Pháp thuộc, Henri Vildieu - kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Hà Nội, là người đã quy hoạch lại Hà Nội theo phong cách quy hoạch đô thị phương Tây. Ga Hà Nội chính là một trong những công trình đô thị tiêu biểu.

Trao đổi với Lao Động, Giáo sư sử học Nguyễn Văn Khánh cho biết: “Tôi thấy trong số những công trình xây dựng từ thời Pháp thuộc, ga Hà Nội không chỉ có ý nghĩa về mặt kiến trúc mà còn có giá trị sử dụng, phục vụ cho giao thông của Hà Nội. Từ Hà Nội đi đến các tỉnh phía Bắc đến miền Trung, miền Nam, thậm chí là nối đến Côn Minh (Trung Quốc) thời Pháp thuộc. Sau nhiều lần tính toán, nhiều ý kiến muốn đưa ga Hà Nội sang Gia Lâm hay về Giáp Bát. Nhưng đến bây giờ vẫn chưa có chủ trương dứt khoát trong việc bỏ ga Hà Nội hay chuyển về đâu. Bởi trên thực tế nó vẫn còn giá trị sử dụng.

Ở một số nước, tôi vẫn thế có những nhà ga gần trung tâm thành phố, vẫn có giá trị sử dụng. Thế nhưng vấn đề là phải cải tạo thế nào. Có thể phải có tuyến đường riêng cho việc đi từ ga trung tâm ra bên ngoài. Còn như hệ thống đường hiện nay đang ảnh hưởng đến giao thông của thành phố Hà Nội”.

Bảo tồn ga Hà Nội thế nào cho phù hợp?

Cũng vì những dấu ấn lịch sử đó mà câu chuyện bảo tồn được nhắc đến như một phần trong câu chuyện lưu giữ những giá trị trên “mảnh đất ngàn năm văn vật”. Giáo sư sử học Nguyễn Văn Khánh cũng nhấn mạnh rằng: “Đây là công trình xây từ thời thuộc địa. Việc bảo tồn là cũng để giữ lại một ký ức cho thế hệ hiện nay và mai sau hiểu về một phần lịch sử của Hà Nội và Việt Nam. Nhưng điều đáng tiếc là ga Hà Nội không được bảo tồn một cách đầy đủ như trước đây. Tất nhiên, trước đây có việc cải tạo sửa chữa để cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Nhưng nói chung việc bảo tồn không được chú trọng đầy đủ.

Nếu bây giờ giữ lại, thậm chí tôn tạo, phục hồi những dấu tích xưa của nhà ga cũ cũng rất hay. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có cái nhìn nghệ thuật, mỹ thuật phù hợp kiến trúc lịch sử. Bên cạnh đó, việc bảo tồn cũng trong hướng hiện đại hoá, phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội đất nước. Phải làm thế nào đảm bảo cho việc di chuyển được thuận lợi. Nếu giữ như hiện nay lại gây khó khăn cho việc di chuyển trong nội thành Hà Nội.

Ý nghĩa lịch sử của các công trình Ga Hà Nội cần được bảo tồn để giữ lại ký ức lịch sử của thủ đô và đất nước. Con người sống không thể thiếu ký ức cũng như dân tộc cũng không thể thiếu đi được lịch sử hình thành và phát triển”.

Cuối tháng 9.2017, UBND TP.Hà Nội có đề xuất xây khu ga Hà Nội thành khu đô thị hiện đại kiểu Nhật. Theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận sẽ có hàng loạt cao ốc cao từ 40 đến 70 tầng mọc lên. Điều này đã nhận những ý kiến trái chiều của dư luận, nhà nghiên cứu khi Hà Nội đứng trước nguy cơ sẽ mất đi một công trình có giá trị văn hóa vô cùng lớn.

Trao đổi với Lao Động, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội kiến trúc sư Việt Nam đưa ra quan điểm: “Chúng ta phải chấp nhận một thực trạng là bên cạnh những toà nhà cao ốc vẫn còn những công trình bảo tồn giữa cũ và mới, như Singapore là một ví dụ. Di sản trong đô thị thì phải cùng phát triển. Có điều, người ta phải xem xét làm mới để tôn di sản lên chứ không phải át di sản đi.

Ga Hà Nội đã có hàng trăm năm, đó là ký ức của đô thị Pháp cổ, một đô thị phát triển. Đời người phải có ký ức, có quê quán để nhớ. Khi người ta nhìn ga Hàng Cỏ sẽ thấy được ký ức 100 năm của Hà Nội như thế nào. Thế nên, nó không chỉ là công trình mà còn là di sản, là ký ức, là nơi chốn, lịch sử. Đô thị là phải có lịch sử, không có đô thị nào không có lịch sử cả. Cho nên vấn đề bảo tồn nằm ở tư duy văn hoá của các nhà quản lý.

Còn hiện nay, đô thị nén là rất cần ở một số khu vực. Tức là ở đây diện tích xây dựng nhiều nhưng mật độ xe giảm đi để dành tất làm cây xanh, nơi công cộng. Di sản phải nằm trong sự phát triển của đô thị. Từ di sản phải làm ra tiền để nuôi được đô thị. Không đô thị nào trông vào các tòa nhà cổ được”.

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, vấn đề bảo tồn ga Hà Nội hiện nay cần xem rõ chủ trương của quy hoạch để đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. “Nếu Hà Nội có chủ trương di dời, không để đường sắt đi trong nội đô nữa, ga Hà Nội sẽ trở thành bảo tàng, là nơi kể chuyện. Có thể biến nó thành ga trung chuyển cho một loại hình giao thông mới, ví dụ như tàu điện ngầm. Còn trường hợp Hà Nội tiếp tục để đường sắt đi trong đô thị thì ga Hà Nội vẫn có giá trị sử dụng là một ga đầu mối.

Khi chính quyền đô thị vào cuộc thì phải có tư duy văn hoá. Điều này Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nói rồi, văn hoá là nền tảng để phát triển kinh tế cho đất nước này phát triển bền vững. Nếu không có văn hoá thì không thể phát triển bền vững được. Kiến trúc chính là văn hoá, là người kể chuyện lịch sử phát triển của đô thị đó”, ông Tùng nói.

Đăng Huỳnh
TIN LIÊN QUAN

Người dân lo lắng khi đường sắt Nhổn - ga Hà Nội bắt đầu đào hầm

Nhóm PV |

Ngôi nhà 4 tầng của bà Nguyễn Thị Bích bị xô nghiêng, trần nhà nứt, rạn nhiều chỗ cùng thời điểm công trình metro Nhổn-ga Hà Nội thi công ngầm nhà ga S9 Kim Mã.

Hầm Metro Nhổn-Ga Hà Nội: Nghiệm thu 2 máy đào hầm “Thần tốc” và “Táo bạo”

Tùng Giang |

Bộ đôi máy đào hầm TBM mang tên “Thần tốc” và “Táo bạo” được thiết kế riêng cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đã hoàn thành công tác nghiệm thu chạy thử.

Quy trình nghiêm ngặt để sản xuất vỏ hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Tô Thế |

Dự kiến, đơn vị trực tiếp sản xuất vỏ hầm của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội sẽ tiến hành sản xuất vỏ hầm bắt đầu từ tháng 4.2021. Công suất dự kiến là 12 vòng vỏ hầm/ngày, tương đương 72 phiến vỏ hầm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người dân lo lắng khi đường sắt Nhổn - ga Hà Nội bắt đầu đào hầm

Nhóm PV |

Ngôi nhà 4 tầng của bà Nguyễn Thị Bích bị xô nghiêng, trần nhà nứt, rạn nhiều chỗ cùng thời điểm công trình metro Nhổn-ga Hà Nội thi công ngầm nhà ga S9 Kim Mã.

Hầm Metro Nhổn-Ga Hà Nội: Nghiệm thu 2 máy đào hầm “Thần tốc” và “Táo bạo”

Tùng Giang |

Bộ đôi máy đào hầm TBM mang tên “Thần tốc” và “Táo bạo” được thiết kế riêng cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đã hoàn thành công tác nghiệm thu chạy thử.

Quy trình nghiêm ngặt để sản xuất vỏ hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Tô Thế |

Dự kiến, đơn vị trực tiếp sản xuất vỏ hầm của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội sẽ tiến hành sản xuất vỏ hầm bắt đầu từ tháng 4.2021. Công suất dự kiến là 12 vòng vỏ hầm/ngày, tương đương 72 phiến vỏ hầm.