Bảo tàng “sống sót” qua mùa dịch

Hải Minh |

Hứng chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thế nhưng các bảo tàng trên địa bàn Thủ đô như Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam... vẫn nỗ lực, chủ động, đổi mới phương thức hoạt động từng ngày để phục vụ khách tham quan tốt hơn.

Đổi mới và thay đổi nhờ... dịch

Trong thời gian đóng cửa ngưng đón khách vì dịch COVID-19, Bảo tàng Hà Nội đã đẩy mạnh làm việc trực tuyến giữa các chuyên gia trong nước, đơn vị tư vấn thiết kế với các chuyên gia bảo tàng tại Pháp về lĩnh vực trưng bày. Bảo tàng cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói thầu theo hình thức cuốn chiếu, bảo đảm tiến độ cũng như chất lượng thi công, bên cạnh việc bảo đảm vệ sinh, an toàn phòng, chống dịch bệnh…

Trong khi đó, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng đổi mới phương thức hoạt động để đảm bảo tổ chức các sự kiện một cách an toàn, hiệu quả. Ông Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, bảo tàng chấp hành, thực hiện nghiêm theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh mà đảm bảo chương trình hoạt động vui chơi an toàn, hiệu quả. Bảo tàng đã lựa chọn nội dung và phương pháp tổ chức linh hoạt, trong phạm vi và khuôn khổ phù hợp, đi vào chiều sâu theo hướng “diễn giải văn hóa”. Chọn cách thức tiếp cận, đổi mới cách tổ chức, hạn chế, giảm bớt số lượng các hoạt động trình diễn và tăng cường vài trò chủ động của khách tham quan bằng cách khuyến khích ông bà, cha mẹ hướng dẫn con cái tự chơi, bảo tàng cũng tăng cường vai trò của nghệ nhân, những người đã cộng tác lâu năm và có nhiều ý tưởng trong việc sáng tạo, bảo tồn đồ chơi dân gian.

Biến bảo tàng thành điểm đến hấp dẫn

Tết Tân Sửu năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt đã mang đến cho du khách một không gian Tết Việt truyền thống với nhiều hoạt động như: Dựng cây nêu, múa rối nước, gói bánh chưng, in tranh Đông Hồ, viết thư pháp… Đặc biệt, chương trình giới thiệu đến công chúng “Không gian thiêng ngày Tết” thông qua mâm cỗ truyền thống, bàn thờ cúng Tổ tiên và lễ cúng ông Công, ông Táo. Đáng chú ý, bảo tàng đầu tư cho cảnh quan, không gian với các góc check-in độc đáo, mới lạ, đem lại ấn tượng tốt cùng trải nghiệm khó quên cho du khách. Với sự sáng tạo, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thu hút rất nhiều bạn trẻ đến. Đó chính là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy những nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng khi thế hệ trẻ biết hướng về những giá trị truyền thống.

Sau nhiều tháng dồn lực cho công tác trưng bày, Bảo tàng Hà Nội đã hoàn thành khu trưng bày mẫu, với tổng diện tích 180m2. Đây là cơ sở để các đơn vị thẩm định đánh giá, phê duyệt triển khai các nội dung trưng bày tiếp theo một cách hiệu quả, hấp dẫn du khách, góp phần đưa câu chuyện lịch sử, văn hóa đặc sắc của Hà Nội đến công chúng. Khu trưng bày mẫu được triển khai từ tháng 6.2020, với đầy đủ nội dung, công nghệ, quy chuẩn đồ họa... Với đa dạng cách thức tiếp cận, từ hiện vật, tư liệu, bản đồ… đến phim, mô hình và đặc biệt là nói “không” với hiện vật tái tạo, phục chế, Bảo tàng Hà Nội đem đến những cảm nhận đáng giá nhất cho người xem. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, ví dụ dịp Tết đã phối hợp với Ban Quản lý phố cổ, nhà sưu tập Đặng Văn Bài, nhóm Dấu Xưa, hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Đức tổ chức khai mạc triển lãm “Trâu trong đời sống người Việt” với hơn 70 hiện vật, mang tới cho người xem những trải nghiệm thú vị về hình ảnh độc đáo, gần gũi, thân thiện của con trâu trong không gian đậm nét văn hóa Việt.

Mùa dịch với nhiều khó khăn, nhưng những nỗ lực của các đơn vị bảo tàng đã giúp lan toả, quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa. Đây cũng có thể coi là niềm tự hào, thành công và cũng là trách nhiệm để tiếp tục đổi mới, tăng cường các hoạt động có chất lượng với nhiều hình thức đa dạng để bảo tàng trở thành điểm đến yêu thích của người dân.

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Hoa Cương - bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh: Lưu giữ hồn nước, hồn quê cho mai sau

Quỳnh Trang |

Với cái tâm của một nhà văn, nhà giáo, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương đã dành gần 50 năm để sưu tầm, tích góp những hiện vật, tài liệu quý hiếm trong dòng lịch sử nước Việt để hi vọng truyền đạt tình yêu cội nguồn cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ.

Đầu Xuân thăm bảo tàng mỹ thuật tư nhân độc đáo xứ Đoài

Minh Bằng |

Bảo tàng nghệ thuật của hoạ sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ ở thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, Hà Nội là một trong những bảo tàng mỹ thuật tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ hàng trăm bức tranh, phù điêu quý hiếm của các hoạ sĩ thế hệ trước như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Gia Trí…Đầu xuân Tân Sửu 2021, hãy cùng báo Lao Động đến thăm bảo tàng độc đáo này.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức "Vui Xuân Tân Sửu"

Thái An |

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức hoạt động "Vui Xuân Tân Sửu" khám phá những giá trị văn hóa thông qua nhiều hoạt động đặc sắc.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Hoa Cương - bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh: Lưu giữ hồn nước, hồn quê cho mai sau

Quỳnh Trang |

Với cái tâm của một nhà văn, nhà giáo, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương đã dành gần 50 năm để sưu tầm, tích góp những hiện vật, tài liệu quý hiếm trong dòng lịch sử nước Việt để hi vọng truyền đạt tình yêu cội nguồn cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ.

Đầu Xuân thăm bảo tàng mỹ thuật tư nhân độc đáo xứ Đoài

Minh Bằng |

Bảo tàng nghệ thuật của hoạ sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ ở thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, Hà Nội là một trong những bảo tàng mỹ thuật tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ hàng trăm bức tranh, phù điêu quý hiếm của các hoạ sĩ thế hệ trước như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Gia Trí…Đầu xuân Tân Sửu 2021, hãy cùng báo Lao Động đến thăm bảo tàng độc đáo này.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức "Vui Xuân Tân Sửu"

Thái An |

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức hoạt động "Vui Xuân Tân Sửu" khám phá những giá trị văn hóa thông qua nhiều hoạt động đặc sắc.