Bảo tàng Hà Nội về Bộ liệu có đông khách hơn: Nỗ lực thay đổi

Mai Hương (thực hiện) |

“Đón trên 100.000 lượt khách tham quan/năm, nhưng chúng tôi vẫn không phấn khởi”. Ông Nguyễn Tiến Đà - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, cho biết vậy khi trả lời phỏng vấn Báo Lao Động. Từ tháng 8.2020, đơn vị này sẽ khởi công xây dựng trưng bày nội thất bảo tàng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 để mở cửa đón khách tham quan.

Thưa ông, Bảo tàng Hà Nội là một trong những công trình văn hóa nổi bật của thành phố, nhưng thưa thớt khách tới thăm. Lý do gì một bảo tàng được đầu tư 2.300 tỉ đồng, đặt trên “khu đất vàng” lại vắng khách suốt 10 năm qua?

- Hiện nay, Bảo tàng Hà Nội vẫn đang trong giai đoạn trưng bày tạm thời để chuẩn bị hoàn thành nơi trưng bày chính. Để song song 2 việc, vừa đổi mới Bảo tàng Hà Nội vừa tập trung lo sản phẩm trưng bày là điều rất khó khăn. Hàng năm, bảo tàng vẫn có những chuyên đề trưng bày, đổi mới, phối hợp với các tổ chức nhưng chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút công chúng. Thế nên, thành phố Hà Nội cũng như Sở Văn hóa và Du lịch Hà Nội quyết định không bán vé, miễn phí khách tham quan. Việc bảo tàng vắng khách tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và không phải lúc nào cũng đìu hiu khách.

Theo báo cáo, 1 năm bình quân Bảo tàng Hà Nội có trên 100.000 lượt khách tham quan. Có những lúc đón đến hàng nghìn học sinh, sinh viên, thế nhưng chúng tôi không phấn khởi với số lượng khách đó. Bảo tàng Hà Nội mong muốn có một số lượng khách chất lượng, đối tượng đến với mục đích nghiên cứu, nâng cao hành trình nhận thức… và đó là những đối tượng khách bảo tàng hướng đến, cũng như những sản phẩm văn hóa chất lượng hướng đến.

Bảo tàng Hà Nội khánh thành từ năm 2010, đến nay đã tròn 10 năm, nhưng vì sao vẫn chưa hoàn thành trưng bày nội thất để có thể mở cửa đón khách tham quan?

- Trong 1 năm, Bảo tàng Hà Nội thực hiện một chuyên đề lớn, câu chuyện về lịch sử Hà Nội có những sự thay đổi lớn như trong việc mở rộng địa giới thành phố. Và trong câu chuyện mở rộng địa giới thành phố sẽ có những điều chỉnh nội dung làm sao để chuyển tải hết đặc trưng văn hóa từng vùng trong tổng thể thành phố Hà Nội, dẫn đến đòi hỏi thời gian sẽ kéo dài. Một lý do nữa là trong quá trình thực hiện về mặt tổ chức thực hiện có sự thay đổi. Cụ thể, toàn bộ dự án Bảo tàng Hà Nội ban đầu thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, sau đó chuyển sang Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Từ năm 2016 đến nay là 4 năm, có thể nói, đây là khoảng thời gian vừa đủ để chuẩn bị nội dung trưng bày. Điều này phù hợp trong hệ thống quy hoạch hệ thống bảo tàng. Bảo tàng Hà Nội nằm trong khung giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản 2005-2010, đầu tư xây dựng nội dung 2010-2020, nghĩa là sẽ mất 10 năm hoàn thành dự án nhưng trong thời gian đó có sự chuyển đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của dự án này nên kéo dài thời gian.

Ban đầu, điều chỉnh nội dung rồi đến điều chỉnh thiết kế tổng thể, từ tổng thể sang chi tiết, từ chi tiết sang thi công và điều chỉnh cả dự án đi theo đúng quy trình, từ đó dẫn đến chậm thời gian. Bảo tàng Hà Nội thừa nhận đã thực hiện chậm so với tiến độ của thành phố giao.

Công tác sưu tầm hiện vật có ý nghĩa quan trọng và được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mọi hoạt động của các bảo tàng. Trong quá trình tìm kiếm, sưu tầm hiện vật, Bảo tàng Hà Nội gặp những khó khăn gì?

- Thường để đánh giá về dữ liệu, thông số hiện vật, kể câu chuyện lịch sử theo viết lách thì dễ nhưng chuyển câu chuyện lịch sử sang ngôn ngữ bảo tàng, cần có một bài toán chứng minh phải có hiện vật, có tài liệu. Hiện vật phải có tính logic của vấn đề, mang tính giải thích khoa học, sự góp ý của chuyên gia. Hiện, Bảo tàng Hà Nội có hơn 70.000 hiện vật, mỗi hiện vật có câu chuyện, đời sống và được chứng minh trải qua hành trình thăng trầm. Nhiều người nghĩ đơn giản, hiện vật chỉ cần bày, thế nhưng đằng sau đó là một quá trình sưu tầm rất khó khăn. Hiện chúng tôi đã có đủ hiện vật để trưng bày. Thiết kế trưng bày tổng thể đã được phê duyệt, chỉ còn chờ thiết kế chi tiết từng phần. 2 năm qua, Bảo tàng Hà Nội rất vất vả bởi không phải cứ “ra quân” sưu tầm là sẽ chiến thắng.

Thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy và cách để thu hút khách tham qua đang là bài toán khó đặt ra đối với các bảo tàng hiện nay. Bảo tàng Hà Nội đã có những phương án thực hiện nào để phát triển hoạt động bảo tàng trong thời gian tới?

- Bảo tàng Hà Nội mong muốn làm ra những sản phẩm văn hóa đặc biệt đến gần công chúng, đặc biệt thế hệ trẻ. Hiện nay, bảo tàng Hà Nội chuẩn bị thực hiện dự án hợp tác với Học viện khám phá của Vinschool để xây dựng giáo án giảng dạy thực tế tại chính bảo tàng. Bảo tàng Hà Nội đã lên kế hoạch từ nay đến năm 2021 phải xây dựng xong ngân hàng giáo trình. Bên cạnh đó, bảo tàng Hà Nội phối hợp nghệ nhân làng nghề, mời các nghệ nhân đến trình diễn tại sảnh bảo tàng theo định kỳ, không nhất thiết vào ngày lễ. Ngay cả phần trưng bày, tín ngưỡng, làm những giá hầu đồng để phục vụ khách quốc tế cũng sẽ được lên lịch cụ thể.

- Xin cảm ơn ông!

Từ ngày 20.5, Bảo tàng Hà Nội tạm dừng đón khách tham quan, phục vụ công tác thi công trưng bày thường xuyên tổng thể bảo tàng. Thời gian thi công trưng bày kéo dài đến hết tháng 6.2021. Dự kiến, thời gian mở cửa trưng bày thường xuyên từ cuối năm 2021. UBND thành phố cũng yêu cầu bảo tàng Hà Nội tập trung đẩy nhanh công tác thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức thi công trưng bày theo hình thức cuốn chiếu, bảo đảm tiến độ.

Mai Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Bảo tàng Hà Nội về Bộ VHTTDL: Liệu có đông khách hơn?

Song Mai |

Được đầu tư xây dựng lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng đến thời điểm hiện tại, Bảo tàng Hà Nội gần như không hoạt động và trở thành “ngôi nhà hoang đồ sộ” lớn nhất Thủ đô. Những ngày qua, thông tin Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có công văn trả lời chất vấn của bà Dương Minh Ánh, đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội về việc quản lý, sử dụng công trình Bảo tàng Hà Nội và lý do điều chuyển đơn vị này về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang thu hút sự quan tâm dư luận...

ĐBSCL: Bảo tàng khó sống khi “cai sữa” ngân sách nhà nước

NHẬT HỒ |

Tại ĐBSCL tỉnh nào cũng có bảo tàng. Khu vực này còn có thêm Bảo tàng Quân khu 9. Dù nhiều, nhưng hầu hết hoạt động bảo tàng đều dựa vào ngân sách nhà nước. Nêu “dứt sữa” ngân sách, tất cả các bảo tàng nơi đây đều khó sống.

54.000 m2, 2.300 tỉ, và 10 năm lãng phí của một bảo tàng

Anh Đào |

54.000 m2 đất, 2.300 tỉ, và suốt 10 năm nay thậm chí chưa hoàn thành trưng bày để có thể đón khách. Chúng ta đang nói về bảo tàng Hà Nội, tòa tháp lộn - như cách gọi của người dân. Một biểu tượng đớn đau về sự lãng phí.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Bảo tàng Hà Nội về Bộ VHTTDL: Liệu có đông khách hơn?

Song Mai |

Được đầu tư xây dựng lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng đến thời điểm hiện tại, Bảo tàng Hà Nội gần như không hoạt động và trở thành “ngôi nhà hoang đồ sộ” lớn nhất Thủ đô. Những ngày qua, thông tin Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có công văn trả lời chất vấn của bà Dương Minh Ánh, đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội về việc quản lý, sử dụng công trình Bảo tàng Hà Nội và lý do điều chuyển đơn vị này về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang thu hút sự quan tâm dư luận...

ĐBSCL: Bảo tàng khó sống khi “cai sữa” ngân sách nhà nước

NHẬT HỒ |

Tại ĐBSCL tỉnh nào cũng có bảo tàng. Khu vực này còn có thêm Bảo tàng Quân khu 9. Dù nhiều, nhưng hầu hết hoạt động bảo tàng đều dựa vào ngân sách nhà nước. Nêu “dứt sữa” ngân sách, tất cả các bảo tàng nơi đây đều khó sống.

54.000 m2, 2.300 tỉ, và 10 năm lãng phí của một bảo tàng

Anh Đào |

54.000 m2 đất, 2.300 tỉ, và suốt 10 năm nay thậm chí chưa hoàn thành trưng bày để có thể đón khách. Chúng ta đang nói về bảo tàng Hà Nội, tòa tháp lộn - như cách gọi của người dân. Một biểu tượng đớn đau về sự lãng phí.