Bánh mỳ có mặt ở Việt Nam từ bao giờ?

Tường Minh |

Bánh mỳ khởi thuỷ từ Ai Cập, được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19 và trở thành một món ăn “thuần Việt”. Không những thế, bánh mỳ còn theo chân người Việt toả đi khắp nơi trên thế giới.

Bánh mỳ, khởi thuỷ có tên gọi là “Bánh mỳ Sài Gòn” vì theo nhiều tài liệu lịch sử, bánh mỳ được người Pháp mang đến Sài Gòn đầu tiên. Đó chính là chiếc bánh mì baguette kiểu Pháp có mặt tại Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 19.

Thời kỳ ấy, người Pháp đã cho xây dựng những lò bánh mì gạch đầu tiên tại Việt Nam. Và người làm bánh lúc ấy là người Việt hoặc người gốc Hoa được thuê chứ không phải người Pháp.

Tiệm bánh mỳ đầu tiên của người Việt ở Sài Gòn. Ảnh: Tường Minh
Tiệm bánh mỳ đầu tiên của người Việt ở Sài Gòn. Ảnh: Tường Minh

Thú vị là bánh mỳ baguette, khi du nhập ra miền Trung thì vẫn được gọi là bánh mỳ. Nhưng ra đến miền Bắc thì lại được gọi là “bánh Tây”.

Ban đầu, bánh mỳ ở Việt Nam được sản xuất hoàn toàn bằng lúa mỳ nhập khẩu và với phần lớn người bản xứ, bánh mỳ là món xa xỉ phẩm.

Tuy nhiên đến Thế chiến thứ nhất, do việc nhập khẩu lú mỳ gặp khó khăn, các nhà sản xuất bánh bắt đầu trộn bột gạo rẻ tiền hơn nhưng có tác dụng làm cho bánh mì mềm hơn. Do đó, phần lớn người Việt mới có cơ hội thưởng thức bánh mỳ và trở thành một món ăn ưa thích.

Sau đó, người Sài Gòn đã biến tấu bánh baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Việt Nam với chiều dài chỉ khoảng 30 – 40 cm. Và bánh mỳ baguette của Pháp đã chính thức trở thành bánh mỳ Việt Nam bằng việc ra đời cửa hang bánh mỳ thịt nguội Hòa Mã (tên một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội lúc đó) của ông Hòa, bà Tịnh xuất hiện năm 1958 tại số 511 Phan Đình Phùng sau dời lại Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.

Sở dĩ có tên “bánh mỳ thịt nguội” là do bà Tịnh trước đó từng làm cho một hang thịt nguội chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng Pháp ở Hà Nội. Nên khi vào Sài Gòn, bà Tịnh đã mở cửa hàng bán bánh mì kẹp với thịt nguội phục vụ cho người bản xứ. Sau này, vợ chồng bà Tịnh còn nghĩ ra cách kẹp thịt, chả lụa, patê vào giữa ổ bánh mì và kiểu ăn này vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay.

Trước những năm 1975, học sinh của các trường công lập ở Sài Gòn, đến giờ ra chơi đều được phát cho một ổ bánh mì không dùng kèm với sữa bột dinh dưỡng.

Đáng chú ý là sau năm 1975, theo bước chân của người Việt ra thế giới, món bánh mỳ kiểu Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều nước và dần trở thành một món ăn phổ biến khắp nơi trên thế giới. Gần như ở đâu có người Việt sinh sống là ở đó có món bánh mỳ Việt vì dễ chế biến, nguyên liệu dễ tìm.

Thậm chí, theo nhiều kiều bào, phần lớn người dân Mỹ khi tiếp xúc với món bánh mỳ Việt Nam cũng đều gọi tên là “banh my”thay vì "sandwich" như cách mà họ gọi tên những món ăn tương tự.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Bánh mì có tội tình gì?

Linh Anh |

Bánh mì bỗng thành "trend" mấy ngày gần đây với câu chuyện “bánh mì không phải là thực phẩm”. Thôi thì không bàn chuyện đúng sai mà bàn chuyện bánh mì mùa dịch. Thứ bánh đã được công nhận là “một nét văn hoá Việt Nam”, "một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới".

Bánh mỳ không phải là thực phẩm và những chuyện thú vị ít người biết

Tường Minh |

Nhân sự tranh cãi liên quan đến việc bánh mỳ có phải là thực phẩm hay không, mới nhớ, không nhiều người biết, bánh mỳ là một trong những kỳ tích văn hoá của nhân loại, do người Ai Cập phát minh từ thời đồ đá mới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bánh mì có tội tình gì?

Linh Anh |

Bánh mì bỗng thành "trend" mấy ngày gần đây với câu chuyện “bánh mì không phải là thực phẩm”. Thôi thì không bàn chuyện đúng sai mà bàn chuyện bánh mì mùa dịch. Thứ bánh đã được công nhận là “một nét văn hoá Việt Nam”, "một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới".

Bánh mỳ không phải là thực phẩm và những chuyện thú vị ít người biết

Tường Minh |

Nhân sự tranh cãi liên quan đến việc bánh mỳ có phải là thực phẩm hay không, mới nhớ, không nhiều người biết, bánh mỳ là một trong những kỳ tích văn hoá của nhân loại, do người Ai Cập phát minh từ thời đồ đá mới.