Bài hát “Con gái nói không là có” nguy hiểm, xúc phạm phụ nữ?

Lan Anh |

Vụ việc Ngô Hoàng Anh - nhân vật có tên trong danh sách Forbes Under 30 (những người dưới 30 tuổi được Forbes vinh danh) đang vướng hàng loạt cáo buộc quấy rối tình dục, thu hút sự chú ý của dư luận.

Xung quanh vụ việc Ngô Hoàng Anh bị hàng loạt cô gái tố quấy rối tình dục đang thu hút sự chú ý của dư luận. Hiện, Forbes Under 30 cũng đã gỡ tên Ngô Hoàng Anh khỏi danh sách được vinh danh. Đến sáng 19.2, tiếp tục hàng loạt nhân vật tiếp tục lên tiếng, bày tỏ sự phẫn nộ khi Ngô Hoàng Anh được cho là đã tìm cách bưng bít, che giấu, thậm chí còn tố ngược lại những nạn nhân của loạt vụ quấy rối.

Trong số những nhân vật nữ lên tiếng gay gắt nhất về vụ việc có rapper Suboi. Trên trang cá nhân, Suboi chia sẻ bài viết về vụ việc và bày tỏ quan điểm: “Khi một xã hội còn tra hỏi và chỉ trích người bị quấy rối có nghĩa là bênh vực và tiếp tay cho kẻ quấy rối. Một điều lạ đời là người ta hay thẩm vấn và tra xét nạn nhân lên tiếng (thường là người nữ), thậm chí slut-shaming (đổ lỗi) họ, thay vì nhắm vào người bị quấy rối, sao không tra hỏi kẻ có hành động quấy rối? Một xã hội mà trong đó nữ là “phái yếu”, mà hễ có chuyện thì xét nét, sát phạt luôn cô gái lên tiếng chứ đừng nói là giúp đỡ gì”.

Lên tiếng chỉ trích những người đã “đồng lõa” che giấu sự việc, không giúp nạn nhân đưa kẻ xấu ra ánh sáng, Suboi còn bày tỏ quan điểm về một ca khúc được sáng tác từ lâu có tựa đề “Con gái”.

“Con gái nói có là không, con gái nói không là có – một bài hát tưởng như cho vui, nhưng nguy hiểm vô cùng. Biểu hiện sự khinh thường lời nói của phái nữ mà từ nhỏ tôi đã phải nghe. Như vậy, những em bé gái lớn lên sẽ hiểu rằng, bằng lý do nào đó, mình không cần và không nên nói chính xác những gì mình nghĩ/cảm nhận, và những bé trai lớn lên sẽ không biết lắng nghe phái nữ”.

Suboi thể hiện quan điểm về những vụ quấy rối tình dục và cho rằng ca từ bài hát “Con gái nói không là có” rất nguy hiểm. Ảnh: Vieon
Suboi thể hiện quan điểm về những vụ quấy rối tình dục và cho rằng ca từ bài hát “Con gái nói không là có” rất nguy hiểm. Ảnh: Vieon

Theo Suboi, những vụ hiếp dâm, quấy rối tình dục xảy ra chính từ những nhận thức sai lệch trong xã hội, khi phụ nữ bị xem thường, bị chất vấn khi tố cáo một vụ quấy rối, còn đàn ông lại luôn được bỏ qua, “xí xóa”.

Nhiều người thể hiện sự đồng tình với quan điểm và góc nhìn của Suboi. Trên mạng, nhiều khán giả tìm nghe lại ca khúc “Con gái” với những ca từ: “Con gái nói có là không, con gái nói không là có, con gái nói một là hai, con gái nói hai là một. Con gái nói ghét là yêu, con gái nói yêu là ghét...”.

Hiện, dư luận tranh cãi trái chiều xung quanh lời bài hát này. Khán giả yêu mến bài hát cho rằng, chỉ là những câu hát hóm hỉnh, hài hước, muốn nói cô gái trong tình yêu thường không dám nói thật lòng mình.

Ý kiến phản bác thì cho rằng, lời bài hát nếu xét trên góc độ ảnh hưởng xã hội, rất nguy hiểm và coi thường phụ nữ. Bài hát coi mọi phát ngôn, lời nói của “con gái” đều không có giá trị. Nhất là đặt trong bối cảnh xã hội đang tồn tại vấn nạn quấy rối tình dục, mà nạn nhân thường là phụ nữ, như hiện nay. Theo đó, sẽ có nhiều đối tượng quấy rối mặc định, “con gái nói không là có”.

Một khán giả nữ nói, “Quấy rối tình dục đang diễn ra đáng sợ, từ cơ quan, công sở, trường học... Xin tất cả hãy hiểu cho rằng, con gái nói KHÔNG là KHÔNG!”.

Lan Anh
TIN LIÊN QUAN

Seohyun (SNSD) bị chỉ trích vì đóng phim 18+ về tình dục nơi công sở

DIỆU HUYỀN |

Nhiều khán giả đang lên án, cho rằng em út SNSD đang tự mình phá nát hình tượng trong phim mới.

Cách xưng hô và tiếng Việt thường gây tranh cãi vì người Việt bảo thủ?

Mi Lan |

Đề xuất “Giáo viên không gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân không phải là lần đầu tiên tiếng Việt bị kéo vào một cuộc tranh cãi nảy lửa.

Người Việt suồng sã khi gọi nhau là anh em, chú cháu ở công sở?

Mi Lan |

Vẫn đang tiếp tục cuộc tranh cãi cho rằng, người Việt đang thiếu đại từ nhân xưng trung tính để xưng hô nơi công sở, và các mối quan hệ xã hội.

Phụ nữ Việt có thờ ơ trước nạn quấy rối tình dục?

Thuý Anh (Theo The Cut, Verywell Mind) |

Với tư tưởng “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”, nhiều người không nhận ra mình đang là nạn nhân của quấy rối tình dục.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Seohyun (SNSD) bị chỉ trích vì đóng phim 18+ về tình dục nơi công sở

DIỆU HUYỀN |

Nhiều khán giả đang lên án, cho rằng em út SNSD đang tự mình phá nát hình tượng trong phim mới.

Cách xưng hô và tiếng Việt thường gây tranh cãi vì người Việt bảo thủ?

Mi Lan |

Đề xuất “Giáo viên không gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân không phải là lần đầu tiên tiếng Việt bị kéo vào một cuộc tranh cãi nảy lửa.

Người Việt suồng sã khi gọi nhau là anh em, chú cháu ở công sở?

Mi Lan |

Vẫn đang tiếp tục cuộc tranh cãi cho rằng, người Việt đang thiếu đại từ nhân xưng trung tính để xưng hô nơi công sở, và các mối quan hệ xã hội.

Phụ nữ Việt có thờ ơ trước nạn quấy rối tình dục?

Thuý Anh (Theo The Cut, Verywell Mind) |

Với tư tưởng “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”, nhiều người không nhận ra mình đang là nạn nhân của quấy rối tình dục.