Áo dài xứng đáng là Di sản văn hóa Việt

Việt Văn |

Nếu không có dịch bệnh Covid 19 thì Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan đã tổ chức hàng loạt hoạt động với chủ đề “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” khởi đầu từ tháng 3. Tất cả nhằm lan tỏa, tôn vinh giá trị áo dài Việt Nam, hướng tới việc công nhận áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

“Như mây xuống phố”

Bài hát tuyệt vời “Một thoáng quê hương” của bộ đôi nhạc sĩ Thanh Tùng - Từ Huy làm xốn xao bao con tim của khán giả yêu nhạc Việt có thể coi là ca khúc hay nhất về áo dài. “Tà áo em... bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng/ Tà áo em... bay bay bay bay trên phố dịu dàng…”. Nhìn tà áo dài thướt tha, 2 nhạc sĩ tài hoa đã có câu ví tài tình “như mây xuống phố”, “tựa cánh chim câu” và đặc biệt tôn vinh tà áo dài như biểu tượng cho tâm hồn, tình cảm của quê hương.

Trong tâm thức người Việt thì áo dài thật thân thương gần gũi. Trong ký ức của người già, việc mặc áo dài xưa như trang phục hàng ngày. Còn hôm nay, áo dài như một thứ lễ phục trong các sự kiện từ gia đình đến quốc gia và quốc tế. Ngay trong thiếp mời của nhiều hoạt động văn hóa xã hội tầm cỡ vẫn thường phần ghi chú có ghi trang phục lịch sự, nam thì comple, áo vest, nữ thì áo dài.

Hành trình áo dài Việt

Chính xác thì không ai biết áo dài “sinh nhật” bao giờ, nhưng một số nghiên cứu cho rằng trang phục này lần đầu xuất hiện vào khoảng năm 38 - 42 sau công nguyên và được Hai Bà Trưng mặc trong cuộc kháng chiến chống lại nhà Hán để giành độc lập cho Việt Nam. Và khoảng khoảng 3.000 năm trước, hình ảnh chiếc áo dài đã xuất hiện trên những cổ vật như mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ, trên thạp đồng Đào Thịnh, trong một số tranh thờ…

Áo Giao lĩnh là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt được may rộng, gồm bốn vạt, hai thân trước giao nhau mà không buộc lại, xẻ 2 bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Chúa Trịnh ở Thăng Long - Hà Nội ra lệnh cho người dân mặc áo Giao lĩnh mang kèm với váy. Trong khi đó, ở miền Nam chúa Nguyễn bắt dân chúng mặc áo Giao lĩnh với quần.

Thời Vua Gia Long, trên cơ sở áo dài đã xuất hiện áo tứ thân, áo ngũ thân. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại, quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội. Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỷ XX.

Trong thời gian đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chiếc áo dài, nhất là áo dài nữ đã được cách tân theo văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Năm 1933, áo dài  “Le Mur” ra đời là kiểu áo dài cách tân đầu tiên họa sĩ Cát Tường tung ra, được lấy cảm hứng hoàn toàn từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen..., áo chỉ có 2 vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đât, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tươi sáng mặc kết hợp với quần trắng.

Tiến thêm một bước nữa năm 1934, khi họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo dài “Le Mur” theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống, vạt áo được may dài, tay không phồng, cổ kín, nút bên phải áo, may ôm sát cơ thể, áo dài Việt xưa này mặc với quần ống loe màu trắng, được phụ nữ Việt rất ưa chuộng.

Áo dài tay Raglan xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài tay Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. 2 tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.

Từ hơn nửa thế kỷ nay, áo dài cổ thuyền vẫn được quen gọi là “áo dài bà Nhu”, được cho là do bà Ngô Đình Nhu thiết kế và ra mắt năm 1961 trong một buổi trình diễn thời trang tại Sài Gòn. Nhưng theo thông tin báo St. Petersburg Times thì người thiết kế chiếc áo dài này là 2 vợ chồng người Mỹ gốc Nhật: Ông Ken Uyemura, một nhà chế tác gốm sứ và thiết kế công nghiệp cùng bà Michiko, một nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp, đến Việt Nam vào năm 1957 theo một chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Ngoại Giao Mỹ nhằm giúp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đổi mới, áo dài được cách tân với các phiên bản ngắn hơn, chất liệu nhẹ, nhiều màu sắc sặc sỡ, nhiều họa tiết cây cỏ, hoa văn và hình học…

Có thế nói, áo dài Việt Nam trải qua một hành trình dài với nhiều biến đổi qua các thời kỳ với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Nhưng áo dài truyền thống của Việt Nam vẫn giữ được sức hấp dẫn, phô bày được vẻ đẹp gợi cảm mà kín đáo, sang trọng của người phụ nữ.

Trên đường trở thành Di sản văn hóa Việt

Giá như mọi sự yên ổn, không có dịch bệnh, thì nhiều hoạt động trình diễn áo dài, diễu hành và đồng diễn áo dài được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 10.2020 tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, các tỉnh Đắk Lắk, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam. Và trong tháng 4.2020, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ phối hợp với Viện Văn hóa quốc gia tổ chức hội thảo “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc” nhằm làm rõ hơn các giá trị liên quan đến áo dài, giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, xã hội của áo dài Việt Nam…

Các sự kiện này nhằm góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định bản sắc văn hóa qua chiếc áo dài Việt Nam, đồng thời hướng tới việc công nhận áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, và làm cơ sở để lập hồ sơ trình UNESCO.

Thực ra áo dài Việt xứng đáng được tôn vinh và công nhận là di sản văn hóa từ lâu, nhưng vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên chưa thể. Cho đến năm 2019, khi một tờ  báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt là “phong cách Trung Quốc” và cho áo dài Việt Nam là “sườn xám cách tân” thì mạng xã hội mới dậy sóng, rồi nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt chỉ ra sự khác nhau hoàn toàn của áo dài Việt và sườn xám Trung Quốc. Và vụ việc này đã trở thành hồi chuông cảnh báo, giúp chúng ta nhận thấy sự cấp thiết phải khẳng định lại giá trị, bản sắc văn hóa Việt của tà áo dài.

Xét đến cùng, áo dài Việt là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu văn hóa quốc gia, trong phát triển kinh tế lâu dài, ổn định và bền vững.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Hoa hậu Khánh Vân tiết lộ về mối duyên với tà áo dài Việt

Linh Chi |

Kể từ khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, hình ảnh Hoa hậu Khánh Vân nền nã trong tà áo dài truyền thống luôn nhận được nhiều sự yêu mến của người hâm mộ.

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam ghi dấu một năm quảng bá áo dài Việt khắp năm châu

Linh Chi |

Năm 2019 là một năm nhiều dấu ấn và thành công của Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam với áo dài Việt.

Nhà thiết kế Minh Hạnh phẫn nộ khi áo dài Việt Nam bị Ne Tiger chiếm dụng

Hoàng Văn Minh |

Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh đã sốc khi chứng kiến áo dài Việt Nam bị thương hiệu thời trang Ne Tiger của Trung Quốc chiếm dụng trong bộ sưu tập “sáng tạo mới” và được quảng bá rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Hoa hậu Khánh Vân tiết lộ về mối duyên với tà áo dài Việt

Linh Chi |

Kể từ khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, hình ảnh Hoa hậu Khánh Vân nền nã trong tà áo dài truyền thống luôn nhận được nhiều sự yêu mến của người hâm mộ.

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam ghi dấu một năm quảng bá áo dài Việt khắp năm châu

Linh Chi |

Năm 2019 là một năm nhiều dấu ấn và thành công của Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam với áo dài Việt.

Nhà thiết kế Minh Hạnh phẫn nộ khi áo dài Việt Nam bị Ne Tiger chiếm dụng

Hoàng Văn Minh |

Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh đã sốc khi chứng kiến áo dài Việt Nam bị thương hiệu thời trang Ne Tiger của Trung Quốc chiếm dụng trong bộ sưu tập “sáng tạo mới” và được quảng bá rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc.