Xét tuyển bổ sung: Chọn ngành hot khối Khoa học Xã hội như thế nào?

TUỆ NHI |

Đến nay đã có hơn 80 trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung đợt 2 năm 2022, đây là cơ hội dành cho những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1. Các chuyên gia trong Chương trình 360 độ nghề nghiệp đã tư vấn cách chọn trường, chọn ngành ở khối Khoa học Xã hội cho các thí sinh.

Cơ hội việc làm rộng mở

Năm 2022, nhóm ngành Khoa học Xã hội tiếp tục được nhiều thí sinh yêu thích, lựa chọn bởi cơ hội việc làm đã trở nên rộng mở hơn. Trong đó, một số ngành học ở tổ hợp C00, D00 lên đến mức điểm chuẩn từ 28 điểm/3 môn trở lên như: Hàn Quốc học, Đông phương học, Quan hệ Công chúng, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện…

Trong Chương trình 360 độ nghề nghiệp với chủ đề: “Thời đại 4.0, khối ngành Khoa học Xã hội có còn chỗ đứng?” do Báo Lao Động tổ chức, TS Nguyễn Mai Phương – Giám đốc Chương trình Ngành Truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Gia Định (GDU) cho biết khối ngành Khoa học Xã hội là một nhánh của ngành nghiên cứu về khoa học xã hội con người và tất cả hành vi, nhu cầu của con người, hoạt động trong xã hội, văn hoá, chính trị để từ đó định hình cho chiến lược phát triển của một tổ chức, công ty, tập đoàn…

Để phát triển cân bằng và song hành với những vũ bão của khoa học công nghệ, của máy móc thì khoa học xã hội cũng phát triển song song không kém.

Hai vị khách mời tham gia chương trình.
Hai vị khách mời tham gia chương trình.

Chia sẻ về những ngành học cơ bản của nhóm ngành này, NCS.ThS Phạm Tấn Thông – Giám đốc Chương trình ngành Đông phương học, Trường Đại học Gia Định kể ra: nhóm Truyền thông - Báo chí (Báo chí, PR - Quan hệ công chúng, Truyền thông), Sư phạm (Anh, Văn, Sử, Địa), Văn hoá – Nghiên cứu (Đông phương học, Văn hoá), Luật, Du lịch, Quản lý (Quản lý giáo dục, Giáo dục Công dân, Giáo dục Chính trị)…

Theo ThS Thông, trước đây khi nói học ngành Khoa học Xã hội, chúng ta nghĩ rằng ở trường học ngành nào thì tốt nghiệp sẽ làm như thế. Nhưng ở thế kỷ 21 này và trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay với sự hợp tác đa phương của Việt Nam trên trường quốc tế thì các sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Xã hội có những cơ hội khác trong lĩnh vực về kinh tế, xã hội như PR, truyền thông, phiên dịch, nhân viên văn phòng, trợ lý, thư ký giám đốc, ngoại giao, giảng dạy, nghiên cứu...

Rất nhiều ngành có phạm vi công việc rất rộng mở, quan trọng là các em chọn đúng ngành nghề phù hợp với mình và đam mê, quyết tâm theo đuổi nó.

Chương trình 360 độ nghề nghiệp với chủ đề: “Thời đại 4.0, khối ngành Khoa học Xã hội có còn chỗ đứng?”

Một số ngành học hấp dẫn

TS Nguyễn Mai Phương cho biết đón đầu xu thế hiện nay để phát triển doanh nghiệp thì các đơn vị rất cần nhóm ngành Truyền thông - Báo chí, đặc biệt là ngành Truyền thông đa phương tiện hay PR (Quan hệ công chúng). Tất cả doanh nghiệp đều cần đội ngũ nhân sự trong ngành học này.

“Tôi nhận định nhóm ngành này sẽ rất hot và độ nóng không bao giờ hạ nhiệt. Học ngành Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ Công chúng các bạn được rèn luyện kỹ năng tư duy, phản biện độc lập, làm việc nhóm, được phát huy khả năng sáng tạo…”, TS Mai Phương cho hay.

 

Để thành công với khi chọn nhóm ngành Khoa học Xã hội, theo NCS.ThS Phạm Tấn Thông, điều quan trọng là đam mê và kỹ năng. Đối với ngành Đông Phương học tại GDU thì ngoài việc học về ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử, chính trị, kinh tế thì sinh viên còn có cơ hội tiếp cận với những môn học mang tính khai phóng.

Các em hoàn toàn có thể tự chủ, thể hiện bản thân thông qua tiết học, nội dung mà giảng viên chia sẻ. Giảng viên khuyến khích sinh viên sáng tạo, đưa ra phương pháp, hình thức mới lạ. Kỹ năng tư duy phản biện, giao tiếp, làm việc đội nhóm, giải quyết vấn đề, đàm phàn, quản lý thời gian, tư duy phản biện, xử lý tình huống…

“Tại Đại học Gia Định, chúng tôi đều đào tạo và hướng các em đến kỹ năng thực tế trong công việc của mình sau này. Không chỉ học lý thuyết mà sinh viên còn được tổ chức sự kiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, học thông qua hoạt động, CLB, tình huống thực tế, giúp nhớ lâu kiến thức lý thuyết và áp dụng vào công việc tốt hơn”, ông Thông chia sẻ.

 

Theo ông Phạm Tấn Thông, với sự hiện đại, phát triển vượt bậc như vũ bão của khoa học công nghệ thì máy móc có thể thay làm được những điều mà con người làm được, nhờ công nghệ mà con người chúng ta có thể áp dụng khoa học tiên tiến vào cuộc sống.

Tuy nhiên, máy móc không thể nào thay thế được con người, đó là cảm xúc, là trí tuệ. Riêng về khối ngành Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ nói chung và Đông phương học nói riêng… thì học Đông phương học là nghiên cứu về văn hoá và con người. Văn hoá con người còn liên quan tới trí tuệ và áp dụng kiến thức chuyên môn, công việc vào thực tế như thế nào, làm việc giữa người với người, nhận xét đánh giá liên quan. Với ngành Đông phương học thì tại Trường Đại học Gia Định đào tạo Hàn Quốc học, Trung Quốc học và Nhật Bản học.

5 lý do để thí sinh lựa chọn Đại học Gia Định

Với chương trình đào tạo nhiều ưu điểm, học phí hợp lý, thời gian 3 năm cùng nhiều hoạt động trải nghiệm bổ ích, Trường Đại học Gia Định ngày càng thu hút nhiều thí sinh tài năng với 5 lý do.

Thứ nhất, đào tạo đa ngành nghề

GDU tuyển sinh 17 ngành đào tạo đại trà, trong đó mở thêm 3 ngành học mới gồm: Thương mại điện tử, Quan hệ công chúng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Bên cạnh chương trình đại trà, trường mở thêm chương trình đào tạo tài năng nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu xã hội với 5 ngành học gồm: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing và Ngôn ngữ Anh.

 

Thứ hai, học phí rẻ

Học phí của GDU dao động từ 7,5 - 12,5 triệu đồng/học kỳ tùy ngành học và không tăng trong suốt quá trình học. Mức chi phí này được coi là khá rẻ và dễ tiếp cận với đa số học sinh.

Trả lời về câu hỏi thế nào là “rẻ”, rẻ có đi kèm chất lượng hay không, ThS.LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng GDU cho hay, “rẻ” ở đây là xét trong tương quan với học phí các trường đại học tại TPHCM, không phải trong tương quan giữa chi phí sinh viên bỏ ra và chất lượng đào tạo, dịch vụ giáo dục.

“Chúng tôi xác định mức học phí rẻ như vậy vì mong muốn không để học phí trở thành rào cản đối với bất kỳ ai. Đồng thời, nhờ sự liên kết và hợp tác doanh nghiệp, trường cũng được các đơn vị hỗ trợ để duy trì mức học phí phù hợp cho sinh viên giúp giảm gánh nặng tài chính cho gia đình”, ông Chung chia sẻ.

 

Thứ ba, tốt nghiệp sau 3 năm

Chương trình đào tạo của GDU chỉ 3 năm gồm 8 học kỳ với mục đích rút ngắn thời gian học tập để tăng cơ hội việc làm. Thay vì dành 4-5 năm để học, bạn có thể rút ngắn quá trình học để đi làm và nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp, thu thập được nhiều kinh nghiệm trong công việc. Sinh viên được ưu thế hơn về cả thời gian lẫn kinh nghiệm thực tế góp phần tăng năng lực cạnh tranh so với bạn bè đồng lứa.

Thứ tư, giảng viên "thực chiến"

Điểm đặc biệt tại GDU là đội ngũ giảng viên đồng thời cũng là các chủ doanh nghiệp, có thể vừa dạy vừa hỗ trợ điều kiện kiến tập, thực tập, học bổng cho sinh viên nên chi phí đào tạo giảm đi trong khi sinh viên được tiếp cận thực tế từ rất sớm.

 

Các học phần được tổ chức tại doanh nghiệp không chỉ giúp sinh viên tiếp cận mà còn được thực hành nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng. Việc thực hành của trường được thực hiện qua các buổi học thực tế, trải nghiệm, các chuyến đi thực địa, các buổi đến thực tập kiến tập tại doanh nghiệp. Sinh viên Đại học Gia Định được tham gia kiến tập, thực tập ngay từ năm nhất.

 

Thứ năm, hoạt động trải nghiệm

GDU tổ chức nhiều hoạt động giúp sinh viên có cơ hội được trải nghiệm, trau dồi các kỹ năng mềm qua các câu lạc bộ, hội thảo, workshop, chương trình với sự chia sẻ của các diễn giả là các khách mời trong ngành, trong nghề.

 
TUỆ NHI
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: Lưu ý quan trọng cho thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung

HUYÊN NGUYỄN - NGỌC LÊ |

Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 24.9: Sẽ có thêm 2 trường đại học thuộc Đại học Quốc gia; TPHCM đề xuất chi hơn 1.500 tỉ đồng cấp bù học phí; Thông tin về vụ thầy giáo đánh phụ huynh vì chuyện học thêm; Lưu ý trong xét tuyển bổ sung đại học...

Đại học Gia Định công bố điểm chuẩn và chính sách "sốc" về học phí

Huyên Nguyễn |

Chiều 15.9.2022, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Gia Định (GDU) công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 đối với 17 ngành chương trình đại trà và 05 ngành chương trình tài năng.

Chọn trường thế nào giữa “cơn bão” tăng học phí?

Tuệ Nhi |

Trong “cơn bão” tăng học phí đại học, chọn trường như thế nào là nỗi lo của không ít phụ huynh, thí sinh trong mùa tuyển sinh năm 2022. ThS, Luật sư Trịnh Hữu Chung – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định khuyên rằng thí sinh cần chọn trường có học phí phù hợp để không bị quá áp lực chuyện cơm áo, gạo tiền, ảnh hưởng tới kết quả học tập.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Giáo dục 24/7: Lưu ý quan trọng cho thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung

HUYÊN NGUYỄN - NGỌC LÊ |

Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 24.9: Sẽ có thêm 2 trường đại học thuộc Đại học Quốc gia; TPHCM đề xuất chi hơn 1.500 tỉ đồng cấp bù học phí; Thông tin về vụ thầy giáo đánh phụ huynh vì chuyện học thêm; Lưu ý trong xét tuyển bổ sung đại học...

Đại học Gia Định công bố điểm chuẩn và chính sách "sốc" về học phí

Huyên Nguyễn |

Chiều 15.9.2022, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Gia Định (GDU) công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 đối với 17 ngành chương trình đại trà và 05 ngành chương trình tài năng.

Chọn trường thế nào giữa “cơn bão” tăng học phí?

Tuệ Nhi |

Trong “cơn bão” tăng học phí đại học, chọn trường như thế nào là nỗi lo của không ít phụ huynh, thí sinh trong mùa tuyển sinh năm 2022. ThS, Luật sư Trịnh Hữu Chung – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định khuyên rằng thí sinh cần chọn trường có học phí phù hợp để không bị quá áp lực chuyện cơm áo, gạo tiền, ảnh hưởng tới kết quả học tập.