Sinh viên chật vật, tìm đủ cách để ví không hết sạch tiền thời bão giá

Phan Liên - Tường Vân |

Xăng dầu tăng kéo theo cơn "bão giá" đang làm khó những sinh viên học tập, sinh sống tại Hà Nội. Nhiều bạn phải xoay đủ mọi cách, chi tiêu tằn tiện để có tiền trang trải cho cuộc sống và học tập.

Ở ghép, nấu ăn chung

Chậm rãi thống kê các khoản chi tiêu hằng ngày, Nguyễn Thị Huyền  - sinh viên năm cuối Trường Đại học Nội Vụ không khỏi sốt ruột khi số tiền ngày càng đội lên dù bản thân đã cố co kéo, tính toán chi li từng đồng.

Sinh sống tại Bắc Giang, trước kia, Huyền thường tranh thủ cuối tuần về quê, mang theo rau, thức ăn sạch lên Hà Nội để cắt giảm chi tiêu. Nhưng thời gian qua, giá xăng tăng cao nên số lần nữ sinh về quê cũng ít dần.

"So với ở quê, giá cả ở thành phố vốn đã cao hơn rất nhiều nay lại càng tăng hơn nữa. Đến mua một mớ rau cũng phải đắn đo, cân nhắc” – Huyền than thở.

Huyền vội vàng nấu ăn cho cả phòng sau giờ tan làm. Ảnh: NVCC
Huyền vội vàng nấu ăn cho cả phòng sau giờ tan làm. Thực đơn cho 4 người ăn thường được tính toán sao cho đủ no, nhanh gọn và tiết kiệm nhất. Ảnh: Phan Liên

Để tiết kiệm tối đa tiền phòng, nữ sinh này lựa chọn ở cùng 3 bạn sinh viên khác. Căn phòng trọ nhỏ không điều hòa, không khí oi bức, ngột ngạt nhưng cả 4 đều vẫn phải cố gắng chịu đựng vì nếu có điều hòa, tiền điện hàng tháng sẽ đội lên rất nhiều.

“Mỗi người 1 tháng sẽ hết khoảng 1 triệu tiền nhà, điện nước. Riêng tiền ăn của mình vài tháng trở lại đây đều tăng thêm khoảng 400.000 đồng vì mọi mặt hàng đều tăng giá" - Huyền thở dài và nói.

4 bạn sinh viên ngồi ăn chung bữa tối trong căn phòng trọ nhỏ, chật hẹp, oi bức
4 bạn sinh viên ngồi ăn chung bữa tối trong căn phòng trọ nhỏ, chật hẹp, oi bức. Ảnh: Phan Liên

Cắt giảm tối đa các khoản chi tiêu

Vừa muốn học hỏi, phát triển bản thân và không phụ thuộc vào gia đình, ngoài thời gian thực tập cho 1 văn phòng Luật, Huyền nhận sửa bài tiểu luận, dịch văn bản cho các bạn sinh viên và các doanh nghiệp để kiếm thêm thu nhập. Với mức lương hỗ trợ ít ỏi cộng nguồn thu từ các công việc làm thêm, Huyền phải tính toán, co kéo từng chút một mới có thể xoay xở chi tiêu trong mùa "bão giá".

"Mình cũng đã chuyển sang đi làm thêm bằng xe buýt để cắt giảm tối đa chi phí. Có vất vả vì nhà trọ cách bến xe khá xa, thời tiết lại nắng nóng nhưng đành cố gắng, tiết kiệm được đến đâu tốt đến đấy” – nữ sinh bộc bạch.

Cùng hoàn cảnh với Huyền, Nguyễn Thị Quỳnh, sinh viên năm ba Học viện Ngân hàng cũng phải cố gắng “thắt lưng buộc bụng” để có thể cân đối chi tiêu, vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Quỳnh quê cũng ở xa Hà Nội nên không được thường xuyên được về quê hay được bố mẹ gửi đồ ăn như Huyền. Do đó, hàng tháng, bố mẹ chu cấp cho em 2 triệu tiền sinh hoạt phí. Với số tiền ít ỏi này, nữ sinh lựa chọn đi làm thêm tại một cửa hàng túi xách với mức thu nhập 20.000 đồng/1 giờ.

Quỳnh xin làm thêm muộn để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: NVCC
Quỳnh trọ tại phòng trọ chỉ vỏn vẹn 4 mét vuông để tiết kiệm tối đa chi phí. Ảnh: Phan Liên

Trước kia, với khoản lương làm thêm, cộng thêm khoản trợ cấp từ gia đình, em vẫn có cuộc sống thoải mái, có 1 khoản tiền riêng cho việc thư giãn, giải trí, đến nhiều địa điểm đẹp ở Hà Nội khám phá và chụp ảnh,…

Nhưng giai đoạn này, cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, đứng trước cơn "bão giá", Quỳnh chỉ có thể cắt hoàn toàn các khoản chi tiêu không cần thiết, hạn chế tối đa tụ tập bạn bè, tập trung cho công việc để có tiền trang trải cho cuộc sống và học tập.

 
Ngoài giờ học, Quỳnh đi làm thêm tại 1 cửa hàng bán túi xách để có thêm thu nhập. Ảnh: Phan Liên

“Em không dám đi chơi nhiều như trước kia vì xăng quá đắt. Mọi chi phí đều đội giá, từ tiền ăn uống, thuốc thang, điện nước,...em chỉ biết tập trung cho công việc làm thêm để tăng thu nhập” – Quỳnh chia sẻ.


Phan Liên - Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

"Vỡ mộng" khi ra trường, sinh viên đắn đo về quê hay bám trụ thành phố

Thiều Trang |

Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên "vỡ mộng" vì tấm bằng đại học không hề có sức mạnh to lớn như họ nghĩ, nhiều người loay hoay mãi vẫn không tìm được việc. Một số khác vì công việc không như mơ nên đắn đo về quê hay cố bám trụ thành phố?

Sinh viên sư phạm loại xuất sắc được hỗ trợ 100 triệu đồng

Tường Vân |

Mỗi sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm loại xuất sắc về Tuyên Quang làm việc sẽ được hỗ trợ 100 triệu đồng, loại giỏi được hỗ trợ 90 triệu đồng.

Báo chí, truyền thông và chuyện sinh viên vừa ra trường

HUYÊN NGUYỄN - HOÀNG ANH |

Việc tốt, lương cao ngay khi tốt nghiệp là mơ ước của đa số sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học, chứ không riêng gì sinh viên ngành báo chí - truyền thông. Thế nhưng, không ít em “vỡ mộng” khi ảo tưởng quá nhiều về sức mạnh của bản thân, của tấm bằng đại học hay thương hiệu của ngôi trường danh giá. Theo các chuyên gia, tấm bằng hay thương hiệu sẽ không phải yếu tố giúp bạn có mức lương nghìn USD ngay khi ra trường, điều quan trọng là khả năng hiểu mình và sự nỗ lực cho công việc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

"Vỡ mộng" khi ra trường, sinh viên đắn đo về quê hay bám trụ thành phố

Thiều Trang |

Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên "vỡ mộng" vì tấm bằng đại học không hề có sức mạnh to lớn như họ nghĩ, nhiều người loay hoay mãi vẫn không tìm được việc. Một số khác vì công việc không như mơ nên đắn đo về quê hay cố bám trụ thành phố?

Sinh viên sư phạm loại xuất sắc được hỗ trợ 100 triệu đồng

Tường Vân |

Mỗi sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm loại xuất sắc về Tuyên Quang làm việc sẽ được hỗ trợ 100 triệu đồng, loại giỏi được hỗ trợ 90 triệu đồng.

Báo chí, truyền thông và chuyện sinh viên vừa ra trường

HUYÊN NGUYỄN - HOÀNG ANH |

Việc tốt, lương cao ngay khi tốt nghiệp là mơ ước của đa số sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học, chứ không riêng gì sinh viên ngành báo chí - truyền thông. Thế nhưng, không ít em “vỡ mộng” khi ảo tưởng quá nhiều về sức mạnh của bản thân, của tấm bằng đại học hay thương hiệu của ngôi trường danh giá. Theo các chuyên gia, tấm bằng hay thương hiệu sẽ không phải yếu tố giúp bạn có mức lương nghìn USD ngay khi ra trường, điều quan trọng là khả năng hiểu mình và sự nỗ lực cho công việc.