Lý do các trường đại học đồng loạt tăng học phí trong năm học tới

Thiều Trang |

Cận kề tuyển sinh 2022, câu chuyện tăng học phí một lần nữa thu hút sự quan tâm của dư luận khi mới đây các trường đại học đã bắt đầu công bố dự kiến mức học phí năm học mới. Theo lý giải của các trường, học phí tăng để tăng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành trong bối cảnh hướng tới tự chủ đại học.

Tăng học phí, tăng chất lượng đào tạo

Khóa tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tăng học phí. Mức thu cho năm học 2022-2023 tương đương 42 triệu đồng, năm học 2023-2024 là 44 triệu đồng, năm học 2024-2025 là 46 triệu đồng và năm học 2025-2026 là 48 triệu đồng. Tính riêng học phí năm học 2022-2023 khi so sánh với mức 35 triệu đồng/năm cho khóa tuyển sinh năm 2021, học phí của trường đã tăng thêm 24%.

Lý giải về vấn đề này, PGS.TS Lê Trung Thành - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, chương trình đào tạo cũ có mức học phí 35 triệu/ năm là chương trình đào tạo theo Thông 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

Bắt đầu từ khóa tuyển sinh 2022-2023, các trường đại học phải xây dựng học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Theo đó, đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GDĐT quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành.

"Trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, nhà trường đã xác định học phí của chương trình đào tạo. Mức học phí này đã được hội đồng đánh giá, nghiệm thu và phê duyệt từ cơ quan chủ quản là Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong Hội đồng nghiệm thu có đại diện Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) và đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GDĐT). 

Bên cạnh đó, nhà trường đã xây dựng và ban hành lại chương trình đào tạo bắt đầu từ 2022. Đây là chương trình đào tạo có nhiều giá trị vượt trội hơn so với các chương trình đào tạo trước. Với những điểm mới như vậy sẽ nâng chất lượng chương trình, là cơ sở để tính đủ chi phí duy trì, phát triển chương trình đào tạo. Vì vậy, học phí đối với các khóa tuyển sinh từ năm học 2022-2023 sẽ tăng" - PGS.TS Lê Trung Thành giải thích.

Năm nay là năm thứ hai học phí của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng mạnh. Dự kiến mức học phí cao nhất là 44,3 triệu đồng/ năm học với ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. Tất cả ngành còn lại, học phí cao nhất không quá 41 triệu đồng/ năm học.

Lý giải về việc tăng học phí, lãnh đạo Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, học phí tăng dựa theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Theo đó, mức thu các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định. Học phí được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành và năng lực ngoại ngữ. Mức thu này cũng căn cứ trên tổng chi phí đào tạo trung bình của một sinh viên năm ngoái là 41 triệu đồng.

Nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên

Song song với việc tăng học phí, các trường cũng chú ý đến chính sách hỗ trợ học bổng, vay tín chấp lãi suất thấp với sinh viên khó khăn để các em có tiền đóng học phí và trang trải chi phí sinh hoạt.

Hàng năm, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đều có chính sách học bổng dành cho sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc. Đây là nguồn động viên để sinh viên phấn đấu đạt kết quả tốt nhất trong học tập. Theo đó, có nhiều học bổng đến từ các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo PGS.TS Lê Trung Thành, nhà trường rất tích cực trao đổi làm việc với các đối tác, doanh nghiệp, tổ chức xã hội để thu hút học bổng cho sinh viên. Đặc biệt, có học bổng lên đến 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội tham gia Quỹ hỗ trợ “Đồng hành kiến tạo tương lai” bao gồm gói tài trợ vay vốn cho sinh viên đóng học phí tổng trị giá 50 tỉ đồng và học bổng hỗ trợ lãi vay tổng trị giá 80 triệu đồng/ năm. Đây là quỹ hỗ trợ do nhà trường và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng nhau hợp tác xây dựng nhằm hỗ trợ vay vốn học tập cho sinh viên.

Tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhà trường cũng có quỹ học bổng để hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về học phí thông qua những suất học bổng mang tên Giáo sư, Bác sĩ Dương Quang Trung. Nhà trường khẳng định sẽ quyết tâm tạo mọi điều kiện cho các sinh viên vượt qua khó khăn trong học tập, tinh thần và vật chất với sự giúp đỡ từ nhiều phía.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Trường đại học “quên” công khai học phí, thí sinh mòn mỏi chờ đợi

Phùng Nhung |

Nhiều trường đại học đã công bố thông tin tuyển sinh và tổ chức xét tuyển nhưng vẫn chưa công khai học phí trên website của mình. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc không công khai học phí hoặc công bố chậm sẽ gây bất lợi cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Loạt trường Đại học top đầu tăng học phí lên tới 40% từ năm 2022 - 2023

Linh Chi - Dương Anh |

Trường Đại học Hoa Sen và loạt trường top đầu đã đồng loạt tăng học phí năm học 2022 - 2023.

Trường đại học đồng loạt tăng học phí, gánh nặng đè lên vai người học

Phùng Nhung |

Đối với nhiều phụ huynh và học sinh, học phí tăng đồng nghĩa với việc tăng áp lực tài chính, chồng chéo thêm nhiều nỗi lo. Đặc biệt, đối với các gia đình ở nông thôn, học phí cho con sẽ là khoản chi tiêu quá sức. 

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Cần thiết giữ nguyên đối tượng nộp và mức đóng 2% kinh phí công đoàn

CAO NGUYÊN |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn cho rằng, việc giữ ổn định quy định về nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn bằng 2% nhằm bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Sự tiến bộ của 2 đội tuyển bóng chuyền Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

HOÀNG HUÊ |

2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đều có sự tiến bộ rõ rệt ở các giải đấu quốc tế nửa đầu năm 2024.

Thời điểm đăng ký giảm trừ người phụ thuộc để tối ưu thuế thu nhập cá nhân

Đức Mạnh |

Theo chuyên gia, nên đăng ký bổ sung người phụ thuộc sớm nhất có thể hoặc theo thời hạn thông báo từ công ty để đảm bảo tất cả hồ sơ người phụ thuộc được đăng ký thành công trước thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm.

Trường đại học “quên” công khai học phí, thí sinh mòn mỏi chờ đợi

Phùng Nhung |

Nhiều trường đại học đã công bố thông tin tuyển sinh và tổ chức xét tuyển nhưng vẫn chưa công khai học phí trên website của mình. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc không công khai học phí hoặc công bố chậm sẽ gây bất lợi cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Loạt trường Đại học top đầu tăng học phí lên tới 40% từ năm 2022 - 2023

Linh Chi - Dương Anh |

Trường Đại học Hoa Sen và loạt trường top đầu đã đồng loạt tăng học phí năm học 2022 - 2023.

Trường đại học đồng loạt tăng học phí, gánh nặng đè lên vai người học

Phùng Nhung |

Đối với nhiều phụ huynh và học sinh, học phí tăng đồng nghĩa với việc tăng áp lực tài chính, chồng chéo thêm nhiều nỗi lo. Đặc biệt, đối với các gia đình ở nông thôn, học phí cho con sẽ là khoản chi tiêu quá sức.