Làm trái ngành không còn quá xa lạ với sinh viên

Thanh Hằng |

Không phải ai cũng may mắn tìm được hướng đi đúng ngay từ năm 17, 18 tuổi. Có người chấp nhận làm trái ngành, thậm chí nhiều năm mới tìm được con đường thực sự thuộc về bản thân.

Học ngành này, làm nghề khác không hiếm

Hiện nay, sinh viên ra trường làm trái ngành là thực trạng phổ biến trên thị trường lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, với thị trường việc làm cạnh tranh gay gắt, sinh viên lựa chọn làm trái ngành phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Nguyễn Phương Thảo theo học chuyên ngành Xã hội học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhưng hiện là một content creator (sáng tạo nội dung) của một blog trên nền tảng Instagram, đồng thời cũng là content social (sáng tạo nội dung tiếp thị dựa trên nền tảng Internet) của 2 brand ngành F&B. Thảo cho biết, khoảng thời gian đầu làm việc không đúng chuyên ngành có rất nhiều khó khăn, cần phải học hỏi và tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng mới để phục vụ công việc.

“Ra trường thất nghiệp là điều không sinh viên nào mong muốn. Nếu không trau dồi kinh nghiệm, không phát triển ngay trong những năm đại học thì rất khó để đáp ứng yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp. Việc làm trái ngành không còn quá xa lạ với sinh viên. Vì vậy, em chỉ mong bản thân phát triển theo hướng tích cực nhất” - Thảo chia sẻ.

Trên thực tế, không phải ai cũng may mắn tìm được hướng đi đúng ngay từ năm 17,18 tuổi. Thậm chí có người đi làm nhiều năm mới tìm được con đường thực sự thuộc về bản thân. Vậy nên, theo Thảo, mạnh dạn làm trái ngành cũng là cơ hội được sống đúng với công việc mình mong muốn sau thời gian trải nghiệm.

 
Nhiều sinh viên mất định hướng sau khi tốt nghiệp. Ảnh minh họa: ĐAN

Tìm kiếm cơ hội việc làm từ sớm

Hoàn thành chương trình học tập đúng hạn, nỗ lực tìm kiếm cơ hội việc làm trước tốt nghiệp là điều mà hầu hết sinh viên năm cuối đều mong muốn thực hiện.

Võ Thị Huyền Trang - sinh viên năm cuối ngành Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc đi làm ngay từ khi đang còn ngồi trên giảng đường có rất nhiều lợi thế.

“Em đã từng cộng tác với các báo và tạp chí, đây là cách tuyệt vời để sinh viên được trải nghiệm môi trường làm việc cũng như có thêm kinh nghiệm sống. Việc đi làm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khả năng tài chính, quỹ thời gian, sở thích và mục tiêu cá nhân của từng người.

Tuy nhiên, công việc lý tưởng nhất vẫn là đúng chuyên ngành mình đang học. Những kiến thức học được ở trường và những bài học thực tế xảy ra khi đi làm sẽ bổ trợ và bù đắp cho nhau. Khi lên lớp cũng dễ tiếp thu bài hơn vì đã được thực hành từ trước, có thắc mắc gì ở nơi làm việc có thể đem về hỏi giảng viên và trao đổi với bạn học. Trải nghiệm học đi đôi với hành sẽ giúp sinh viên tiến bộ rất nhanh” - Trang bày tỏ.

Theo sinh viên ngành Báo chí, đến năm cuối đại học, sinh viên cần học tập nghiêm túc và chăm chỉ những môn học chuyên ngành. Điều này vừa cải thiện điểm số vừa giúp có thêm kiến thức nền tảng về chuyên ngành của mình.

Đặc biệt, có rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng các giảng viên đại học và thường xuyên nhờ cậy họ giới thiệu sinh viên có tiềm năng. Đó chính là cách giúp nhiều sinh viên được nhận làm ở những công ty lớn khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày hội kết nối việc làm thu hút hàng nghìn sinh viên quan tâm, hay chương trình thực tập sinh tiềm năng của trường cũng được đặt nhiều kỳ vọng.

Hiện, nhiều doanh nghiệp cũng đang trong thời gian cao điểm tìm kiếm nguồn nhân lực ở vị trí tập sự. Đây là cơ hội để sinh viên sớm tìm việc công việc ngay trong quá trình học.

Thanh Hằng
TIN LIÊN QUAN

Điểm chuẩn trường Đại học Thương mại và biến động đáng chú ý 3 năm qua

Trang Hà |

Ngành Marketing tại trường Đại học Thương mại nhận được sự quan tâm của thí sinh khi 3 năm liên tục đứng top 1 chuẩn đầu vào.

Công bố điểm sàn xét tuyển sớm vào trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2023

Trang Hà |

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố các điều kiện, điểm sàn để xét tuyển vào trường.

Nguyên nhân nhiều người trẻ ra trường làm trái ngành học

Mạnh Cường |

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các chuyên gia từ Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, có đến 24% sinh viên ra trường làm trái ngành. Vậy nguyên nhân là gì?

Đã đến lúc coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn, bệnh viện Bạch Mai, các nước trên thế giới đã dần coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường. Thời gian qua, dù số ca bật tăng trở lại nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi thời tiết. Bộ Y tế cũng chưa ghi nhận các biến chủng mới của COVID-19, số ca tử vong thấp, gần như bằng 0. Vì vậy, đã đến lúc coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường.

Góc nhìn thể thao 106: Những điểm chú ý trong danh sách U22 Việt Nam

NHÓM PV |

Huấn luyện viên Troussier vừa công bố danh sách hội quân đợt 1 của U22 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 32. Góc nhìn thể thao 106 sẽ cùng bình luận viên Hoàng Hải tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Tin vui với Nga về dự trữ ngoại hối từng bị EU đóng băng

Khánh Minh |

EU sẽ trả lại dự trữ ngoại hối bị đóng băng của Nga, báo Đức Die Welt đưa tin.

Man United bị cầm hoà với 2 pha phản lưới nhà

Văn An |

Rạng sáng ngày 14.4 (giờ Việt Nam), Man United để Sevilla cầm chân 2-2 tại Old Trafford trong khuôn khổ tứ kết lượt đi Europa League.

Người lao động muốn tăng tỷ lệ hưởng lương hưu

Mạnh Cường |

Thay vì mong muốn giảm tuổi nghỉ hưu, nhiều công nhân lao động cho rằng nên tăng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng, hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Điểm chuẩn trường Đại học Thương mại và biến động đáng chú ý 3 năm qua

Trang Hà |

Ngành Marketing tại trường Đại học Thương mại nhận được sự quan tâm của thí sinh khi 3 năm liên tục đứng top 1 chuẩn đầu vào.

Công bố điểm sàn xét tuyển sớm vào trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2023

Trang Hà |

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố các điều kiện, điểm sàn để xét tuyển vào trường.

Nguyên nhân nhiều người trẻ ra trường làm trái ngành học

Mạnh Cường |

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các chuyên gia từ Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, có đến 24% sinh viên ra trường làm trái ngành. Vậy nguyên nhân là gì?