Học phí cao vời vợi, ra trường lương bác sĩ không như mong đợi

Trang Hà |

Sinh viên ngành y có muôn vàn áp lực khi chi phí học tập cao, thời gian đào tạo kéo dài nhưng mức lương bác sĩ mới ra trường lại "bèo bọt" đến khó ngờ.

Đau đầu vì chuyện học phí tăng, một sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: “Tính riêng học phí đã là một áp lực kinh tế rất lớn, chưa kể chi phí học tập khác như tài liệu, giáo trình, chi phí ăn ở, dụng cụ thực hành và học thêm tiếng Anh. Dù rất muốn đi làm thêm nhưng vì sáng đi lâm sàng, chiều đi học, tối trực, cuối tuần thi nên mọi chi phí đều do bố mẹ chu cấp".

Theo chia sẻ của nữ sinh, bắt đầu từ năm học này, học phí sẽ là 12.250.000 đồng/kỳ đối với hệ bác sĩ (6 năm), tương đương 24.500.000 đồng/năm. Mỗi năm học phí tăng thêm 10%, tính ra 6 năm học sẽ hết gần 200.000.000 đồng.

"Áp lực đang đè nặng lên vai bố mẹ em. Đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức nhưng thu nhập sau khi ra trường chỉ ở mức 5-6 triệu đồng. Thật sự em rất buồn" - nữ sinh chia sẻ.

Còn Hà Giang - sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, rất kiên định theo nghề. Giang cho biết, 6 năm học đại học chỉ là bước đầu, muốn theo nghề phải học thêm 18 tháng lấy chứng chỉ hành nghề, sau đó học tiếp 1-2 năm chuyên khoa. Nhiều năm học tập phải bỏ ra biết bao công sức và tiền bạc, nữ sinh quyết tâm bám trụ với nghề.

"Sinh viên ngành y có muôn vàn áp lực, chúng em phải học hành thâu đêm suốt sáng. Có những đêm trực không được ngủ chút nào, hôm sau vẫn phải đi thi. Vừa trực vừa học rất vất vả nhưng sinh viên không đi trực thì không nhận được đồng phụ cấp nào. Nỗ lực là vậy, em chỉ mong sau khi ra trường mức lương của bác sĩ bằng với mức lương của công nhân là tốt lắm rồi” - Hà Giang nói.

Nghe nhiều tâm sự của sinh viên trường Y, anh Nguyễn Văn Nam (Thanh Hóa) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, học phí các trường đại học y công lập và tư thục đều đã tăng cao. Điều này gây khó khăn cho nhiều sinh viên nghèo.

"Không chỉ học phí, các sinh viên y còn phải gánh thêm nhiều khoản phát sinh từ việc mua sách vở, tài liệu chuyên môn, trang phục, dụng cụ y tế, các khóa học thêm và cả chi phí sinh hoạt. Nói chung, các em nếu đã muốn dấn thân vào ngành y thì hãy chuẩn bị kỹ càng không chỉ về kiến thức mà còn là tài chính. Tất cả phải đủ để theo được 6 năm đại học cũng như nhiều năm sau đại học" - anh Nam nói.

Còn anh Trần Văn Quốc (Bình Dương) cho rằng: "Học giỏi lắm mới đậu ngành y, học lại vất vả và thời gian kéo dài so với các ngành khác. Thế nhưng ra trường đi làm ở bệnh viện công chỉ được hưởng lương bèo bọt. Làm còng lưng trả nợ ăn học là có thật".

Thấu hiểu những khó khăn mà sinh viên trường y phải trải qua, chị Lê Thị Dung (Phú Thọ) cho rằng: "Học phí cao vời vợi, ra trường lương bác sĩ không như mong đợi. Môi trường làm việc căng thẳng và độc hại, nghỉ phép thì không được nhiều ngày liên tục, nếu mắc sai lầm thì mất hết sự nghiệp. Tóm lại, muốn theo ngành này phải là nhà có điều kiện và làm vì đam mê".

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Học ngành Y tốn tiền tỉ, lương bác sĩ ra trường chỉ vài triệu đồng/tháng

Phùng Nhung |

Nhiều sinh viên, bác sĩ cho rằng, quá bất công khi chi phí học và hành ngành Y tốn từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Trong khi đó, lương bác sĩ mới ra trường chỉ ở mức 3-4 triệu đồng/tháng.

Bác sĩ bệnh viện công: Lương hẻo quá nên phải làm thêm

Phùng Nhung |

Lương thấp, cuộc sống vất vả nên nhiều bác sĩ không thể chuyên tâm công tác tại bệnh viện công. Họ buộc phải làm thêm ở ngoài mới đủ sống và tiếp tục bám trụ với nghề.

Lương bệnh viện tư cao gấp 3 lần, bác sĩ bệnh viện công băn khoăn đi hay ở

Trang Hà - Phùng Nhung |

"Nhân viên y tế trong bệnh viện công lập có mức lương quá thấp, áp lực công việc lại lớn. Bản thân tôi đang rất băn khoăn với mức thu nhập như vậy thì nên đi hay cố chấp mà trụ lại" - bác sĩ Chi hiện đang công tác tại một bệnh viện tuyến trung ương bộc bạch.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Cần thiết giữ nguyên đối tượng nộp và mức đóng 2% kinh phí công đoàn

CAO NGUYÊN |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn cho rằng, việc giữ ổn định quy định về nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn bằng 2% nhằm bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Sự tiến bộ của 2 đội tuyển bóng chuyền Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

HOÀNG HUÊ |

2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đều có sự tiến bộ rõ rệt ở các giải đấu quốc tế nửa đầu năm 2024.

Học ngành Y tốn tiền tỉ, lương bác sĩ ra trường chỉ vài triệu đồng/tháng

Phùng Nhung |

Nhiều sinh viên, bác sĩ cho rằng, quá bất công khi chi phí học và hành ngành Y tốn từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Trong khi đó, lương bác sĩ mới ra trường chỉ ở mức 3-4 triệu đồng/tháng.

Bác sĩ bệnh viện công: Lương hẻo quá nên phải làm thêm

Phùng Nhung |

Lương thấp, cuộc sống vất vả nên nhiều bác sĩ không thể chuyên tâm công tác tại bệnh viện công. Họ buộc phải làm thêm ở ngoài mới đủ sống và tiếp tục bám trụ với nghề.

Lương bệnh viện tư cao gấp 3 lần, bác sĩ bệnh viện công băn khoăn đi hay ở

Trang Hà - Phùng Nhung |

"Nhân viên y tế trong bệnh viện công lập có mức lương quá thấp, áp lực công việc lại lớn. Bản thân tôi đang rất băn khoăn với mức thu nhập như vậy thì nên đi hay cố chấp mà trụ lại" - bác sĩ Chi hiện đang công tác tại một bệnh viện tuyến trung ương bộc bạch.