Cơ hội nào cho học sinh trượt trường THPT công lập tại Hà Nội?

Tường Vân |

Theo dự kiến của Sở GDĐT Hà Nội, năm nay chỉ có 60% học sinh có cơ hội vào các trường THPT công lập. Với tỉ lệ chọi cao ngất ngưởng, áp lực của kỳ thi vào lớp 10 luôn là những ký ức khó quên của những gia đình từng cùng con "vượt vũ môn".

Áp lực cạnh tranh

Năm học 2021-2022, toàn thành phố có khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, tăng khoảng 19.000 em so với năm học 2020-2021.

Dự kiến, các trường THPT tuyển vào lớp 10 khoảng 104.000 học sinh. Tuy nhiên, chỉ tiêu vào trường công lập chỉ .'khoảng 77.000 học sinh, số còn lại vào trường tư thục. So với năm 2020-2021, chỉ tiêu vào lớp 10 trường công lập năm 2022- 2023 đã tăng thêm 10.000 học sinh. Dù vậy, sẽ vẫn có khoảng 27.000 học sinh trượt trường công lập.

Trong khi đó, tâm lí chung của đa số phụ huynh là mong con giành được tấm vé vào trường THPT công lập. Do đó, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập luôn được xem là "cuộc chạy đua" khốc liệt.

Chị Vũ Minh Nguyệt (Đống Đa) chia sẻ: "Phụ huynh chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, thi vào lớp 10 còn áp lực hơn thi đại học vì đại học không đỗ trường này còn có thể chọn trường khác. Nếu trượt cấp 3, cánh cửa tương lai của con coi như khép lại".

Dù con có học lực khá, nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Minh (Thanh Xuân) cũng trong trạng thái lo âu, căng thẳng khi chỉ còn 1 tháng nữa là diễn ra kỳ thi chuyển cấp quan trọng.

"Hà Nội có trên 100 trường ngoài công lập, nhưng số trường có sức hút, nổi tiếng về chất lượng đào tạo cũng chỉ khoảng 10 - 15 trường. Việc cạnh tranh để vào các trường này cũng rất khốc liệt.

Còn những trường THPT tư thục ở phân khúc thấp thường chỉ tuyển được những học sinh có học lực trung bình, khá. Trong khi đó, học phí lại rất đắt đỏ. Như vậy, nếu trượt nguyện vọng THPT công lập, con sẽ còn rất ít cơ hội cho tương lai" - phụ huynh này nhận định.

Theo quy định hiện nay, học sinh học trường nghề sau THCS ngoài chương trình đào tạo nghề, các em vẫn được học chương trình văn hóa. Học sinh tốt nghiệp trường trung cấp nghề được phép dự thi tốt nghiệp THPT như học sinh hệ THPT và được cấp bằng tốt nghiệp như học sinh hệ THPT.

Học sinh tốt nghiệp trung cấp cũng có thể học liên thông lên cao đẳng. Nhưng tâm lý "phải học THPT và vào đại học" ăn sâu vào tâm trí khiến nhiều phụ huynh không chấp nhận lối đi khác cho con.

THPT công lập không phải con đường duy nhất

Nhiều giáo viên cho rằng, áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội không chỉ ở sự cạnh tranh, mà còn là kỳ vọng của phụ huynh khi muốn con mình thi vào được ngôi trường THPT công lập tốt nhất.

Với nhiều kinh nghiệm trong việc dẫn dắt học sinh cấp THCS "vượt cấp", cô Nguyễn Kiều Hồng Trang – giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình) nhận định, việc hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học là chủ trương đúng đắn nhằm phát triển hợp lí nguồn nhân lực, đáp ứng thị trường lao động và giảm tải đào tạo bậc THPT.

“Bản thân học sinh, nếu có định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và đặc biệt tránh tạo áp lực tâm lí. Quan trọng hơn, điều này giúp học sinh theo đuổi ước mơ, phát triển theo đúng năng lực, sở trường của bản thân” – cô Trang nói.

Cô Hoàng Tuệ Minh – giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Ba Đình) cho rằng vào lớp 10 công lập không phải con đường duy nhất, các em còn nhiều con đường lựa chọn khác phù hợp hơn.

“Mong con thi trúng vào trường THPT công lập là nguyện vọng chính đáng của tất cả các bậc phụ huynh cũng như nhà trường. Nhưng đôi khi, có những học sinh, chúng tôi phải tư vấn thẳng thắn, chia sẻ, định hướng theo từng giai đoạn, lộ trình để bố mẹ nắm bắt được khả năng của con và có đăng ký nguyện vọng phù hợp” – cô Minh chia sẻ.

Thừa nhận lứa học sinh lớp 9 năm nay chịu nhiều thiệt thòi khi có gần 3 năm học trực tuyến, ít thời gian gần gũi với thầy cô, bạn bè, cô Minh nhắn nhủ tới các em:

"Dù việc ôn thi khó khăn, vất vả, các con hãy luôn nhớ rằng, thầy cô, bố mẹ luôn ở bên, đồng hành cùng các con. Hãy thật tự tin, bình tĩnh ôn tập. Cô tin rằng, các con sẽ đạt được nguyện vọng mong ước".

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Áp lực thi tuyển vào lớp 10: Cha mẹ nên thay đổi cách nghĩ

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh năm 2022- 2023, sẽ có khoảng gần 40% học sinh Hà Nội không có cơ hội vào học lớp 10 THPT công lập. Đây là áp lực rất lớn đối với phụ huynh, học sinh, khi chỉ còn một thời gian ngắn sẽ diễn ra kỳ thi quan trọng này.

Chuyên gia chỉ cách giảm áp lực tâm lí, thi cử cho học sinh tuổi teen

Tường Vân |

Sau thời gian dài học trực tuyến, không ít học sinh thừa nhận bản thân bị áp lực và rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý. Điều các em thấy áp lực nhất là có những lúc cảm giác bố mẹ không hiểu gì về mình.

Nhiều học sinh chọn nghề theo cảm tính, chuyên gia chỉ cách khắc phục

Thiều Trang |

Hiện nay, do không xác định được năng lực và sở thích nên nhiều học sinh đã quyết định chọn ngành học theo cảm tính và theo xu thế đám đông. Tuy nhiên, quyết định này sẽ khiến các em gặp khó khăn trong quá trình học tập, thậm chí gây lãng phí thời gian, tiền bạc của cả gia đình và xã hội.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Áp lực thi tuyển vào lớp 10: Cha mẹ nên thay đổi cách nghĩ

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh năm 2022- 2023, sẽ có khoảng gần 40% học sinh Hà Nội không có cơ hội vào học lớp 10 THPT công lập. Đây là áp lực rất lớn đối với phụ huynh, học sinh, khi chỉ còn một thời gian ngắn sẽ diễn ra kỳ thi quan trọng này.

Chuyên gia chỉ cách giảm áp lực tâm lí, thi cử cho học sinh tuổi teen

Tường Vân |

Sau thời gian dài học trực tuyến, không ít học sinh thừa nhận bản thân bị áp lực và rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý. Điều các em thấy áp lực nhất là có những lúc cảm giác bố mẹ không hiểu gì về mình.

Nhiều học sinh chọn nghề theo cảm tính, chuyên gia chỉ cách khắc phục

Thiều Trang |

Hiện nay, do không xác định được năng lực và sở thích nên nhiều học sinh đã quyết định chọn ngành học theo cảm tính và theo xu thế đám đông. Tuy nhiên, quyết định này sẽ khiến các em gặp khó khăn trong quá trình học tập, thậm chí gây lãng phí thời gian, tiền bạc của cả gia đình và xã hội.