Các địa phương đưa ra giải pháp gì để tránh lạm thu đầu năm?

Tường Vân |

Đầu năm học 2022-2023, các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục.

UBND TP.Hải Phòng đã quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo cho khối trường công lập. Theo đó, các trường chỉ được phép thu các khoản trong danh mục.

 
 
 
UBND TP.Hải Phòng đã quy định danh mục các khoản thu và mức thu đối với các cơ sở giáo dục công lập. Với quy định rõ ràng, các trường rất khó để thu sai.

Các khoản thu theo định kỳ gồm: Mua sắm thiết bị phục vụ bán trú; học và thi nghề phổ thông; nước uống.

Các khoản thu theo tháng như: tiền ăn, hỗ trợ người nấu ăn; chăm sóc bán trú; quản lý trẻ/ học sinh ngoài giờ hành chính; trông ngày thứ 7, dạy học 2 buổi/ ngày…

Địa phương này yêu cầu các trường công lập phải sử dụng chứng từ thu (phiếu thu tiền mặt có ký xác nhận của cha mẹ học sinh hoặc ký xác nhận nếu thanh toán trực tuyến).

Cơ sở giáo dục công lập chỉ được thực hiện thu đối với danh mục các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục và đào tạo được quy định.

Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện thu đúng, thu đủ chi, sử dụng đúng mục đích khoản thu, tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình tổ chức thu, quản lý và sử dụng. Các khoản thu phải được công khai rộng rãi đến toàn thể hội đồng sư phạm, tất cả phụ huynh và học sinh toàn trường.

Đặc biệt, các cơ sở giáo dục không được quy định khoản thu quỹ hội phụ huynh trường; giáo viên chủ nhiệm các lớp không được phép thay mặt ban đại diện cha mẹ học sinh để thu quỹ của ban đại diện cha mẹ học sinh, không được thu quỹ lớp.

Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm giám sát việc triển khai hình thành kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, nghiêm cấm việc thu bình quân.

Không được sử dụng kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh để chi các nội dung: bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường...

Sở GDĐT tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với Sở Tài chính, ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thu, quản lý, sử dụng kinh phí cho các lớp bán trú trong cơ sở giáo dục và định mức thu, chi trả tiền dạy Tiếng Anh tăng cường cho bậc tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Các khoản thu chính, gồm: Học phí; thu hộ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn; các khoản thu tiền của lớp bán trú như tiền ăn của học sinh, tiền phụ phí (xà phòng, giấy vệ sinh, khăn, nước…), tiền công bảo mẫu, cấp dưỡng; các khoản mua sắm đồ dùng học tập, phục vụ bậc học mầm non; quần, áo đồng phục, quần, áo thể dục.

Việc thu, chi phải đảm bảo đúng nguyên tắc, nội dung, đúng mục đích và tiết kiệm. 

Sở GDĐT tỉnh Ninh Bình yêu cầu các cơ sở giáo dục cắt giảm tối đa các chi phí, tiết giảm các khoản thu dịch vụ và hỗ trợ hoạt động giáo dục chưa thực sự cấp bách và cần thiết. Các trường phải phân kỳ các khoản thu hợp lý trong năm học để phù hợp với khả năng đóng, nộp của học sinh và cha mẹ học sinh.

Tất cả các khoản thu, chi tại đơn vị phải theo dõi, cập nhật, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác vào hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị, (không được để ngoài sổ kế toán).

Các khoản chi phải chấp hành đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Trong công văn gửi Giám đốc Sở GDĐT tạo các tỉnh, thành ngày 29.8 về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023, Bộ GDĐT đưa ra tám hoạt động yêu cầu các địa phương thực hiện, trong đó có việc công khai các khoản thu, chi.

Mặc dù ngành GDĐT đã có những quy định rất rõ về các khoản nhà trường được phép và không được phép thu nhưng tình trạng lạm thu vẫn luôn là vấn đề khiến phụ huynh trăn trở mỗi đầu năm học mới.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Lạm thu đầu năm học: Cần có chế tài xử lí thật nghiêm

Tường Vân |

Mặc dù ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có những quy định rất rõ về các khoản nhà trường được phép và không được phép thu nhưng tình trạng lạm thu vẫn luôn là vấn đề khiến phụ huynh trăn trở mỗi đầu năm học mới.

Cafe chiều thứ 7: “Lạm thu” đầu năm học – Bao giờ mới thành "chuyện cũ"?

Nhóm PV |

Trong chương trình “Cafe chiều thư 7” tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Luật sư Bùi Đình Ứng với tư cách là một phụ huynh cũng như từng là trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh để chia sẻ góc nhìn về vấn đề lạm thu đầu năm học.

Ninh Bình: Không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Để không xảy ra tình trạng “lạm thu’’ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản hướng dẫn công tác tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản thu trong trường học.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Lạm thu đầu năm học: Cần có chế tài xử lí thật nghiêm

Tường Vân |

Mặc dù ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có những quy định rất rõ về các khoản nhà trường được phép và không được phép thu nhưng tình trạng lạm thu vẫn luôn là vấn đề khiến phụ huynh trăn trở mỗi đầu năm học mới.

Cafe chiều thứ 7: “Lạm thu” đầu năm học – Bao giờ mới thành "chuyện cũ"?

Nhóm PV |

Trong chương trình “Cafe chiều thư 7” tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Luật sư Bùi Đình Ứng với tư cách là một phụ huynh cũng như từng là trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh để chia sẻ góc nhìn về vấn đề lạm thu đầu năm học.

Ninh Bình: Không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Để không xảy ra tình trạng “lạm thu’’ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản hướng dẫn công tác tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản thu trong trường học.