Xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn, bị xử phạt như thế nào

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill minhanhtr33xxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người có hành vi xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn thì bị xử phạt như thế nào?

Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 23 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định về vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em;

b) Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;

b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em;

b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;

c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 điều này;

b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 điều này.

Như vậy, người có hành vi xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định được trích dẫn ở trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

thu thuỷ
TIN LIÊN QUAN

Tảo hôn tăng vì phụ huynh bị xử phạt hành chính quá nhẹ

HƯNG THƠ |

Chỉ 6 tháng đầu năm, chỉ 1 xã ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có đến 18 trường hợp tảo hôn. Để con tảo hôn, các phụ huynh chỉ bị xử phạt hành chính với mức nhẹ.

Tảo hôn khiến nhiều bé gái ở miền núi Quảng Trị trở thành mẹ

HƯNG THƠ |

Mới đến tuổi học lớp 9, lớp 10, không ít bé gái người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã lấy chồng, sinh con. Với các trường hợp tảo hôn, hầu hết đều rơi vào tình cảnh nghèo khó.

Nạn tảo hôn ở Việt Nam gây ấn tượng mạnh trong loạt phim ra mắt 2022

Hải Minh |

"Khu rừng của Páo" và "Những đứa trẻ trong sương" là 2 bộ phim về đề tài nạn tảo hôn để lại nhiều ấn tượng cho khán giả trong năm 2022.

Giá gạo thế giới lên mức cao nhất trong gần 15 năm

Thanh Hà |

Giá gạo đã đạt mức cao nhất trong gần 15 năm khi lo ngại về nguồn cung toàn cầu tăng.

Người dân nhiều nơi trên thế giới đang quay lưng với khách du lịch

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Khách du lịch trên khắp thế giới được coi như là một trong những nguồn thu ngân sách chính của nhiều quốc gia, nuôi sống người dân bản địa, nhưng nhiều nơi đang hạn chế du khách.

Tin 20h: Hàng chục lao động ở Quảng Ngãi bị nợ lương, trợ cấp suốt 4 năm

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 12.8: Người dân bức xúc vì nhà nứt sau khi thi công cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45; Cẩn trọng "sập bẫy" khi tìm nhà trọ đầu năm học mới; 44 lao động ở Quảng Ngãi 4 năm đi đòi nợ lương, trợ cấp chưa được; Một nhãn hàng gỡ bỏ hình ảnh của Hoa hậu Ý Nhi vì sức ép dư luận...

Khảo sát, đo vẽ địa hình khu vực sạt trượt ở hồ thủy lợi gần 500 tỉ đồng

Phan Tuấn - Lê Sơn |

Cơ quan chức năng đã và đang tiến hành khảo sát, đo vẽ địa hình, mở rộng khu vực khảo sát, quan trắc để xác định phạm vi, quy mô, đánh giá tác động cung trượt... ở dự án hồ thủy lợi Đông Thanh (Lâm Đồng) với tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng.

Biển Vũng Tàu đông nghịt khách đến vui chơi những ngày cuối hè

Anh Tú |

Mặc dù đã bước sang tháng cuối cùng của cao điểm du lịch hè, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, TP Vũng Tàu vẫn thu hút khá đông du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đa số du khách đến từ các tỉnh, thành phố lân cận.

Tảo hôn tăng vì phụ huynh bị xử phạt hành chính quá nhẹ

HƯNG THƠ |

Chỉ 6 tháng đầu năm, chỉ 1 xã ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có đến 18 trường hợp tảo hôn. Để con tảo hôn, các phụ huynh chỉ bị xử phạt hành chính với mức nhẹ.

Tảo hôn khiến nhiều bé gái ở miền núi Quảng Trị trở thành mẹ

HƯNG THƠ |

Mới đến tuổi học lớp 9, lớp 10, không ít bé gái người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã lấy chồng, sinh con. Với các trường hợp tảo hôn, hầu hết đều rơi vào tình cảnh nghèo khó.

Nạn tảo hôn ở Việt Nam gây ấn tượng mạnh trong loạt phim ra mắt 2022

Hải Minh |

"Khu rừng của Páo" và "Những đứa trẻ trong sương" là 2 bộ phim về đề tài nạn tảo hôn để lại nhiều ấn tượng cho khán giả trong năm 2022.