Sửa đổi HĐLĐ bằng phụ lục sai có thể bị phạt đến 20 triệu đồng

Nam Dương |

Mức phạt thấp nhất đối với việc sửa đổi hợp đồng lao động (HĐLĐ) bằng phụ lục sai là 1 triệu đồng, mức cao nhất lên đến 20 triệu đồng.

HĐLĐ là sự thoả thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Những thỏa thuận cụ thể không trái luật của hai bên trong HĐLĐ cũng là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khi xảy ra tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 22, Bộ luật Lao động 2012, có 3 loại HĐLĐ. Đó là HĐLĐ không xác định thời hạn mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, HĐLĐ xác định thời hạn với thời gian từ 12 đến 36 tháng và HĐLĐ mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Trước đây, pháp luật không cho phép hai bên được sửa đổi thời hạn HĐLĐ bằng phụ lục hợp đồng. Như vậy, muốn thay đổi nội dung về thời hạn trong HĐLĐ, hai bên bắt buộc phải ký một hợp đồng mới để thay thế.

Tuy nhiên, tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP đã cho phép hai bên có thể sửa đổi thời hạn HĐLĐ bằng phụ lục. Cụ thể, thời hạn HĐLĐ chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục HĐLĐ và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn HĐLĐ với NLĐ cao tuổi và NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6, Điều 192 của Bộ luật Lao động.

Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, khi sửa đổi HĐLĐ bằng phụ lục đã làm thay đổi loại HĐLĐ.

Chẳng hạn, NLĐ có HĐLĐ không xác định thời hạn lại được yêu cầu ký phụ lục thành HĐLĐ có thời hạn. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho NLĐ, vì NSDLĐ có thể chấm dứt HĐLĐ khi hết hạn, trong khi nếu có HĐLĐ không xác định thời hạn thì NSDLĐ chỉ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với nhiều điều kiện khắt khe hơn.

Để khắc phục tình trạng trên, Khoản 1, Điều 11, Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã quy định: "Phạt tiền đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sửa đổi quá một lần thời hạn HĐLĐ bằng phụ lục HĐLĐ hoặc khi sửa đổi thời hạn HĐLĐ bằng phụ lục HĐLĐ làm thay đổi loại HĐLĐ đã giao kết trừ trường hợp kéo dài thời hạn HĐLĐ với NLĐ cao tuổi và NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động”.

Mức phạt thấp nhất đối với hành vi này từ 1 triệu đồng nếu vi phạm đến 10 NLĐ, và mức cao nhất lên đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Hạn chế lợi dụng chính sách để chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 38

Linh Nguyên |

Tổng LĐLĐVN yêu cầu các cấp Công đoàn tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, quy định của pháp luật để chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 38 Bộ luật Lao động.

Công ty không ký hợp đồng lao động, bị xử phạt thế nào?

phạm hằng |

Bạn đọc có email kiennguyendvx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi hiện đã làm việc được 6 tháng, nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng lao động. Việc công ty chưa ký hợp đồng lao động đối với tôi có vi phạm quy định pháp luật?

TPHCM: Gần 600 công nhân ngừng việc vì bị chấm dứt hợp đồng lao động

Nam Dương |

Sáng ngày 20.4, hầu hết công nhân của Công ty Yesum Vina (100% vốn Hàn Quốc, trú đóng tại Khu chế xuất Linh Trung 2, Quận Thủ Đức, TPHCM) tiếp tục không làm việc do công ty thông báo chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với toàn bộ gần 600 người lao động của công ty kể từ ngày 30.5 vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Thanh Hoá: Chấm dứt hợp đồng lao động với gần 16 nghìn công nhân

Xuân Hùng |

Theo báo cáo của LĐLĐ Thanh Hoá, từ cuối tháng 3/2020 đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn bắt đầu gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ việc luân phiên và từng bước đã cắt giảm lao động.

Đủ điều kiện nghỉ hưu, công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động?

nam dương |

Bạn đọc có email huyenntx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Doanh nghiệp tôi có một lao động nam, hiện nay đã đủ 55 tuổi và làm nghề trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được quy định trong luật. Căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm, tuổi, thì lao động trên có thể nghỉ hưu theo quy định. Nếu người lao động vẫn muốn tiếp tục đi làm, nhưng công ty không muốn lao động này đi làm mà đơn phương chấm dứt hợp đồng để người lao động giải quyết chế độ hưu thì có đúng luật không?

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hạn chế lợi dụng chính sách để chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 38

Linh Nguyên |

Tổng LĐLĐVN yêu cầu các cấp Công đoàn tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, quy định của pháp luật để chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 38 Bộ luật Lao động.

Công ty không ký hợp đồng lao động, bị xử phạt thế nào?

phạm hằng |

Bạn đọc có email kiennguyendvx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi hiện đã làm việc được 6 tháng, nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng lao động. Việc công ty chưa ký hợp đồng lao động đối với tôi có vi phạm quy định pháp luật?

TPHCM: Gần 600 công nhân ngừng việc vì bị chấm dứt hợp đồng lao động

Nam Dương |

Sáng ngày 20.4, hầu hết công nhân của Công ty Yesum Vina (100% vốn Hàn Quốc, trú đóng tại Khu chế xuất Linh Trung 2, Quận Thủ Đức, TPHCM) tiếp tục không làm việc do công ty thông báo chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với toàn bộ gần 600 người lao động của công ty kể từ ngày 30.5 vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Thanh Hoá: Chấm dứt hợp đồng lao động với gần 16 nghìn công nhân

Xuân Hùng |

Theo báo cáo của LĐLĐ Thanh Hoá, từ cuối tháng 3/2020 đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn bắt đầu gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ việc luân phiên và từng bước đã cắt giảm lao động.

Đủ điều kiện nghỉ hưu, công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động?

nam dương |

Bạn đọc có email huyenntx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Doanh nghiệp tôi có một lao động nam, hiện nay đã đủ 55 tuổi và làm nghề trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được quy định trong luật. Căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm, tuổi, thì lao động trên có thể nghỉ hưu theo quy định. Nếu người lao động vẫn muốn tiếp tục đi làm, nhưng công ty không muốn lao động này đi làm mà đơn phương chấm dứt hợp đồng để người lao động giải quyết chế độ hưu thì có đúng luật không?