Những người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

nguyễn thúy |

Bạn đọc có email nhienxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, những người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động được quy định thế nào?

Luật gia Nguyễn Thị Thúy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 2, Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội quy lao động như sau:

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn, vệ sinh lao động;

d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

h) Trách nhiệm vật chất;

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Điểm i, Khoản 2, Điều 69 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định về nội quy lao động như sau:

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Khoản 3, Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Như vậy, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật là người giao kết hợp đồng lao động hoặc người quy định cụ thể trong nội quy lao động theo các quy định nêu trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

nguyễn thúy
TIN LIÊN QUAN

Bị kỷ luật lao động kéo dài thời hạn nâng lương, khi nào được xóa kỷ luật?

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill tronghungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người lao động bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương thì khi nào được xóa kỷ luật lao động?

Bị xử lý kỷ luật lao động, có phải trả lại tiền lương đã tạm ứng?

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill ngocanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, các hành vi nào bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động và người lao động bị xử lý kỷ luật lao động có phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc không?

Xử lý kỷ luật lao động khi đang nghỉ ốm đau, bị xử phạt thế nào

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email thuninhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, xử lý kỷ luật đối với người lao động đang nghỉ ốm đau có thể bị xử phạt như thế nào?

Bên trong công trình khiến Chủ tịch phường Nghĩa Đô bị bắt vì nhận hối lộ

Tùng Giang |

Công trình xây dựng không phép cao 2 tầng, được quây tôn và lưới kín mít nằm cạnh cầu vượt Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có liên quan đến vụ án nhận hối lộ khiến Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô bị bắt gần đây.

Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu tượng của sức mạnh Việt Nam

Nhóm PV |

70 năm trước, với sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh anh hùng, quân và dân ta đã “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều,” giành toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào và biểu tượng của sức mạnh Việt Nam.

Đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng ngôi trường nợ lương người lao động

Hoàng Bin |

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Nam đã bị đình chỉ chức vụ để phục vụ công tác điều tra.

Lại xảy ra tấn công bằng dao ở Australia

Thanh Hà |

Một vụ tấn công bằng dao mới xảy ra ở Sydney, Australia ngày 15.4, chỉ vài ngày sau vụ đâm dao rúng động ở một trung tâm thương mại tại Sydney.

Hiện trường vụ sập kính nhà 8 tầng ở phố cổ khiến 4 người thương vong

Khánh Linh - Cao Thơm |

Một vụ tai nạn lao động đã xảy ra tại số nhà 22, ngõ Tức Mặc, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khiến 4 người thương vong.

Bị kỷ luật lao động kéo dài thời hạn nâng lương, khi nào được xóa kỷ luật?

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill tronghungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người lao động bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương thì khi nào được xóa kỷ luật lao động?

Bị xử lý kỷ luật lao động, có phải trả lại tiền lương đã tạm ứng?

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill ngocanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, các hành vi nào bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động và người lao động bị xử lý kỷ luật lao động có phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc không?

Xử lý kỷ luật lao động khi đang nghỉ ốm đau, bị xử phạt thế nào

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email thuninhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, xử lý kỷ luật đối với người lao động đang nghỉ ốm đau có thể bị xử phạt như thế nào?