Người trốn khỏi nơi cách ly y tế sẽ bị xử lý ra sao?

Việt Dũng |

Trong diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp, việc trốn khỏi nơi cách ly y tế đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, tùy mức độ mà áp dụng xử phạt hành chính, hay hình sự.

Xử phạt hành chính

Theo Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), COVID-19 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, thuộc nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Đối với bệnh thuộc nhóm A thì một trong những điều khoản bắt buộc là khai báo y tế và tuân thủ việc cách ly, điều trị của cơ quan chức năng.

Hành vi trốn tránh cách ly/trốn khỏi nơi cách ly là hành vi đáng lên án, không những gây nguy cơ lây lan dịch bệnh; gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch của cơ quan chức năng mà xét về mặt pháp luật, hành vi này còn là vi phạm pháp luật.

Theo luật sư Long, người trốn tránh cách ly/bỏ trốn khỏi nơi cách ly có thể bị xử lý hành chính từ 5-10 triệu đồng, theo điểm b khoản 2 điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Điều 10 quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

Phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A…

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cách ly; cưỡng chế cách ly.

Có thể xử lý hình sự

Trường hợp, người trốn tránh cách ly/trốn khỏi nơi cách ly mà gây ra hậu quả lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người khác thì có thể bị xử lý hình sự về "Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người", theo quy định tại Điều 240 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017; tùy hậu quả xảy ra có thể bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, hoặc bị phạt tù từ 1-12 năm.

“Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5-10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10-12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 2 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Phải công bố danh tính người trốn cách ly để bảo vệ cộng đồng

Lê Thanh Phong |

Muốn không nêu tên, không bị kỳ thị vì nghi ngờ nhiễm bệnh, thì chấp hành quy định cách ly và không được bỏ trốn.

Đánh tráo người trốn cách ly ở Quảng Trị: Không thể chấp nhận

ANH THƯ |

Nhiều bạn đọc bức xúc trước vụ việc 1 trong 4 người đi cùng chuyến bay với người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 đã đánh tráo người khác để trốn cách ly.

Cô gái về từ vùng dịch "khoe" trốn cách ly: Cơ quan chức năng nói gì?

Nhóm PV |

Đại diện Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM cho rằng việc cô gái trốn cách ly bằng lời khai không trung thực là hạn chế khách quan, quan trọng nhất là người khai báo phải tự giác.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Phải công bố danh tính người trốn cách ly để bảo vệ cộng đồng

Lê Thanh Phong |

Muốn không nêu tên, không bị kỳ thị vì nghi ngờ nhiễm bệnh, thì chấp hành quy định cách ly và không được bỏ trốn.

Đánh tráo người trốn cách ly ở Quảng Trị: Không thể chấp nhận

ANH THƯ |

Nhiều bạn đọc bức xúc trước vụ việc 1 trong 4 người đi cùng chuyến bay với người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 đã đánh tráo người khác để trốn cách ly.

Cô gái về từ vùng dịch "khoe" trốn cách ly: Cơ quan chức năng nói gì?

Nhóm PV |

Đại diện Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM cho rằng việc cô gái trốn cách ly bằng lời khai không trung thực là hạn chế khách quan, quan trọng nhất là người khai báo phải tự giác.