Lương trong HĐLĐ thấp hơn quy định, xử lý thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email dantocxxx@gmail.com gửi email đến Báo Lao Động hỏi: Tôi và công ty ký HĐLĐ trong đó có tiền lương thấp hơn quy định. Sau một thời gian thực hiện, mới phát hiện điều này. Xin hỏi, cần phải xử lý việc này thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Nguyên tắc chung của pháp luật là phần thỏa thuận trong HĐLĐ mà trái pháp luật sẽ bị vô hiệu và không có giá trị. Cụ thể, việc thỏa thuận tiền lương trong HĐLĐ thấp hơn với quy định sẽ bị vô hiệu.

Điều 9 Nghị định 145/2022/NĐ-CP quy định về xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần như sau:

Việc xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Khi HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi HĐLĐ được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu.

3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:

a) Thực hiện chấm dứt HĐLĐ;

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt HĐLĐ được thực hiện theo khoản 2 Điều này;

c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;

d) Thời gian làm việc của người lao động theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Như vậy, việc xử lý phần HĐLĐ bị vô hiệu từng phần được giải quyết như trên.

nam dương
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương cơ sở, chế độ thai sản thay đổi thế nào?

Thu Thuỷ |

Bạn đọc có email diuhienxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, nếu lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng thì mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con và mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản sẽ tăng như thế nào?

Tăng ca ban ngày, người lao động tính lương thế nào?

LƯƠNG HẠNH |

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019.

Chính sách về tiền lương, chứng chỉ ngoại ngữ có hiệu lực từ tháng 12.2022

Minh Hương |

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ tin học với 18 chức danh nghề nghiệp viên chức tài nguyên môi trường; tăng tiền lương với nhiều viên chức,... là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 12.2022.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tăng lương cơ sở, chế độ thai sản thay đổi thế nào?

Thu Thuỷ |

Bạn đọc có email diuhienxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, nếu lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng thì mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con và mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản sẽ tăng như thế nào?

Tăng ca ban ngày, người lao động tính lương thế nào?

LƯƠNG HẠNH |

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019.

Chính sách về tiền lương, chứng chỉ ngoại ngữ có hiệu lực từ tháng 12.2022

Minh Hương |

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ tin học với 18 chức danh nghề nghiệp viên chức tài nguyên môi trường; tăng tiền lương với nhiều viên chức,... là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 12.2022.