Lập di chúc có bắt buộc phải công chứng?

phương dung |

Bạn đọc có địa chỉ quanganhxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Ông nội tôi có ý định lập di chúc để lại tài sản cho con cháu. Nếu ông viết di chúc thì có phải công chứng hay không?

Luật gia Cấn Thị Phương Dung - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 630, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc có công chứng hoặc chứng thực:

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Như vậy, bản di chúc không bắt buộc phải được công chứng. Tuy nhiên, di chúc không công chứng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật trích dẫn trên.

Tư vấn pháp luật

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hằng tuần.

phương dung
TIN LIÊN QUAN

Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào?

đặng nụ |

Bạn đọc có địa chỉ ngocbeex@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Ông tôi trước lúc chết để lại một di chúc bằng miệng, có sự làm chứng của 2 người hàng xóm và được UBND xã xác nhận bản di chúc là đúng. Tuy nhiên trong bản di chúc lại không có chữ ký của người làm chứng. Trường hợp này di chúc do ông tôi để lại có hợp pháp không?

Di chúc tự viết có giá trị như di chúc được công chứng?

Nguyễn Trang |

Bạn đọc có email nguyenduongx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Chồng tôi là phụ bếp của một tàu biển. Không may, lúc đang đi tàu chồng tôi bệnh nặng và mất. Trước đó, chồng tôi đã để lại di chúc có xác nhận của thuyền trưởng. Di chúc do chồng tôi để lại có giá trị như di chúc được công chứng hay không?

Bố di chúc cho con trai toàn bộ tài sản, mẹ có được hưởng không?

Đặng Nụ |

Bạn đọc có email thuphuongx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Bố mẹ tôi kết hôn hợp pháp từ năm 1991 và có con chung là tôi và anh trai. Tôi đã đi lấy chồng ở tỉnh khác. Do mắc bệnh hiểm nghèo nên bố tôi mất sớm. Trước khi mất, bố làm di chúc để lại toàn bộ tài sản cả nhà và đất cho anh trai tôi, không để lại gì cho mẹ. Mẹ tôi có được hưởng tài sản gì không?

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào?

đặng nụ |

Bạn đọc có địa chỉ ngocbeex@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Ông tôi trước lúc chết để lại một di chúc bằng miệng, có sự làm chứng của 2 người hàng xóm và được UBND xã xác nhận bản di chúc là đúng. Tuy nhiên trong bản di chúc lại không có chữ ký của người làm chứng. Trường hợp này di chúc do ông tôi để lại có hợp pháp không?

Di chúc tự viết có giá trị như di chúc được công chứng?

Nguyễn Trang |

Bạn đọc có email nguyenduongx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Chồng tôi là phụ bếp của một tàu biển. Không may, lúc đang đi tàu chồng tôi bệnh nặng và mất. Trước đó, chồng tôi đã để lại di chúc có xác nhận của thuyền trưởng. Di chúc do chồng tôi để lại có giá trị như di chúc được công chứng hay không?

Bố di chúc cho con trai toàn bộ tài sản, mẹ có được hưởng không?

Đặng Nụ |

Bạn đọc có email thuphuongx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Bố mẹ tôi kết hôn hợp pháp từ năm 1991 và có con chung là tôi và anh trai. Tôi đã đi lấy chồng ở tỉnh khác. Do mắc bệnh hiểm nghèo nên bố tôi mất sớm. Trước khi mất, bố làm di chúc để lại toàn bộ tài sản cả nhà và đất cho anh trai tôi, không để lại gì cho mẹ. Mẹ tôi có được hưởng tài sản gì không?