Lao động là người khuyết tật có phải làm đêm, làm thêm giờ?

đặng nụ |

Bạn đọc có email hungnghiaxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Chị tôi là người khuyết tật làm việc tại một công ty hoạt động ngành nghề về mây tre đan. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật và các hành vi nào bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật?

Luật gia Đặng Thị Nụ - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 176 Bộ luật Lao động quy định về chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật như sau:

1. Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật người khuyết tật.

2. Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật.

Điều 177 Bộ luật Lao động quy định về sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:

1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ.

2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.

Điều 178 Bộ luật Lao động quy định về các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:

1. Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Tư vấn pháp luật

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

đặng nụ
TIN LIÊN QUAN

Mức hỗ trợ trẻ em khuyết tật thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email lucthuyx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Con tôi 6 tuổi bị bệnh teo não, mọi sinh hoạt hằng ngày đều phải phụ thuộc vào bố mẹ. Con tôi có được hưởng trợ cấp xã hội không, mức hỗ trợ thế nào?

Người khuyết tật học cao học có được miễn giảm học phí?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hangngocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang là sinh viên năm cuối và có dự định học tiếp lên thạc sĩ. Tôi đã được miễn học phí với đối tượng là sinh viên khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trong những năm học đại học. Nếu tôi muốn học lên tiếp thạc sĩ của trường thì có được miễn hay giảm học phí không?

Mở “cánh cửa” việc làm cho lao động khuyết tật

MAI DUNG |

Làm việc để khẳng định bản thân, hoà nhập xã hội là nguyện vọng của hầu hết người khuyết tật còn khả năng lao động. Thấu hiểu điều này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng ưu tiên tạo việc làm cho lao động khuyết tật với mức lương ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng…

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Mức hỗ trợ trẻ em khuyết tật thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email lucthuyx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Con tôi 6 tuổi bị bệnh teo não, mọi sinh hoạt hằng ngày đều phải phụ thuộc vào bố mẹ. Con tôi có được hưởng trợ cấp xã hội không, mức hỗ trợ thế nào?

Người khuyết tật học cao học có được miễn giảm học phí?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hangngocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang là sinh viên năm cuối và có dự định học tiếp lên thạc sĩ. Tôi đã được miễn học phí với đối tượng là sinh viên khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trong những năm học đại học. Nếu tôi muốn học lên tiếp thạc sĩ của trường thì có được miễn hay giảm học phí không?

Mở “cánh cửa” việc làm cho lao động khuyết tật

MAI DUNG |

Làm việc để khẳng định bản thân, hoà nhập xã hội là nguyện vọng của hầu hết người khuyết tật còn khả năng lao động. Thấu hiểu điều này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng ưu tiên tạo việc làm cho lao động khuyết tật với mức lương ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng…