Khi nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hoaivox@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc được 5 tháng cho công ty thì thấy không phù hợp nên xin nghỉ. Công ty yêu cầu tôi phải làm việc đủ 12 tháng mới được nghỉ, nếu không phải bồi thường chi phí đào tạo. Trong khi thời gian 3 tháng đó là thời gian thử việc chứ không phải là thời gian học việc?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 quy định về thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Khoản 3, Điều 43, Bộ luật Lao động 2012 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Điều 62 Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Như vậy, việc công ty yêu cầu bạn phải thử việc 3 tháng là không đúng quy định. Đồng thời, chỉ khi nào người lao động nghỉ việc trái pháp luật thì mới phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Ngoài ra, để có căn cứ yêu cầu bồi thường và xác định đó là chi phí đào tạo thì hai bên cần có Hợp đồng đào tạo theo quy định trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Giám đốc công ty có quyền đến đâu?

đặng nụ |

Bạn đọc có email thuthuyx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi không phải là thành viên góp vốn mà chỉ được thuê làm giám đốc của một công ty TNHH hai thành viên trở lên.  Tôi có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty không?

Không thông báo tạm ngừng kinh doanh, bị xử phạt thế nào?

phạm hằng |

Bạn đọc có email tungdungx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Do dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát nên công ty tôi đã tạm ngừng kinh doanh, nhưng không làm thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Việc không thông báo này sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động do dịch bệnh?

phạm hằng |

Bạn đọc có email hoangocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty tôi. Hiện tại, tôi không còn khả năng trả lương cho người lao động. Tôi có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hay không?

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Giám đốc công ty có quyền đến đâu?

đặng nụ |

Bạn đọc có email thuthuyx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi không phải là thành viên góp vốn mà chỉ được thuê làm giám đốc của một công ty TNHH hai thành viên trở lên.  Tôi có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty không?

Không thông báo tạm ngừng kinh doanh, bị xử phạt thế nào?

phạm hằng |

Bạn đọc có email tungdungx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Do dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát nên công ty tôi đã tạm ngừng kinh doanh, nhưng không làm thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Việc không thông báo này sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động do dịch bệnh?

phạm hằng |

Bạn đọc có email hoangocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty tôi. Hiện tại, tôi không còn khả năng trả lương cho người lao động. Tôi có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hay không?