Khi nào công ty được quyết định mua lại cổ phần?

nam dương |

Bạn đọc có email thuanthanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghe nói một số trường hợp công ty được quyết định mua lại cổ phần của công ty. Xin hỏi, đó là trường hợp nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về mua lại cổ phần theo quyết định của công ty như sau:

Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:

1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;

2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;

3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức để bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông bán cổ phần của họ cho công ty;

b) Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Văn bản đồng ý bán cổ phần phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sơ chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần đồng ý bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần trong thời hạn nêu trên.

Như vậy, công ty sẽ được quyền quyết định mua lại cổ phần theo quy định trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

nam dương
TIN LIÊN QUAN

Khi nào được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần?

nam dương |

Đại hội đồng cổ đông của công ty vừa qua, tôi biểu quyết không đồng ý với một số vấn đề được thông qua. Tôi có được yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình hay không? Bạn đọc có email teoheoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tránh đồng nhất với cổ phần hoá

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; duy trì, củng cố và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu tốt. Làm rõ, tránh đồng nhất việc cơ cấu lại là thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

Hậu cổ phần hóa, lợi nhuận của VGV liên tục "lao dốc"

Tùng Thư |

Hiện, phần vốn Nhà nước chiếm 87,2% vốn điều lệ của Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (mã chứng khoán VGV, UPCOM). Phần vốn này do Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý. Kết thúc quý III, lợi nhuận sau thuế của VGV giảm gần 40% so với cùng kỳ 2020.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Khi nào được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần?

nam dương |

Đại hội đồng cổ đông của công ty vừa qua, tôi biểu quyết không đồng ý với một số vấn đề được thông qua. Tôi có được yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình hay không? Bạn đọc có email teoheoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tránh đồng nhất với cổ phần hoá

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; duy trì, củng cố và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu tốt. Làm rõ, tránh đồng nhất việc cơ cấu lại là thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

Hậu cổ phần hóa, lợi nhuận của VGV liên tục "lao dốc"

Tùng Thư |

Hiện, phần vốn Nhà nước chiếm 87,2% vốn điều lệ của Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (mã chứng khoán VGV, UPCOM). Phần vốn này do Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý. Kết thúc quý III, lợi nhuận sau thuế của VGV giảm gần 40% so với cùng kỳ 2020.