Khi nào chính quyền công bố hết dịch?

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Minh Long (Công ty Luật TNHH Dragon) cho biết, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định rõ thời điểm công bố dịch và hết dịch; thời điểm cách ly, hết cách ly cùng những hành vi bị nghiêm cấm trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Theo luật sư Nguyễn Minh Long, Luật trên cũng được đối chiếu áp dụng cho tình hình dịch COVID - 19 hiện nay ở Việt Nam.

1.Về thời điểm công bố dịch và công bố hết dịch

A. Thời điểm công bố dịch

Quyết định số: 2/2016/QĐ-TTg quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ngày 28.1.2016 của Thủ tướng chính phủ quy định rõ về điều kiện để công bố dịch bệnh như sau:

“Điều 2. Điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm

1. Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán xác định.

2. Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C:

a) Một xã, phường, thị trấn được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 3 năm gần nhất;

b) Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên;

c) Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.”

B.Thời điểm công bố hết dịch

Căn cứ Điều 40 Luật trên, để công bố hết dịch thì phải đảm bảo 2 điều kiện như sau:

Thứ nhất, không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với từng bệnh dịch theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2016/QĐ-TTg quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ngày 28.1.2016 của Thủ tướng chính phủ.

Thứ hai, đã thực hiện các biện pháp chống dịch quy định tại Mục 3 Chương IV của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, bao gồm các biện pháp: Khai báo, báo cáo dịch; Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; Tổ chức cách ly y tế; Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; Các biện pháp bảo vệ cá nhân; Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch; Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch và Hợp tác quốc tế trong hoạt động chống dịch.

Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C; Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

2.Về thời điểm cách ly, hết cách ly người bị nghi nhiễm

A.Thời điểm cách ly

“Điều 49 của Luật trên quy định về tổ chức cách ly y tế

1. Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.

2. Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

3. Cơ sở y tế trong vùng có dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cách ly theo chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo chống dịch. Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, thời điểm cách ly là thời điểm xác định một người mắc bệnh, bị nghi nhiễm, mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh tùy mức độ nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm đó.

Thời gian, địa điểm cách ly người mắc bệnh, người bị nghi nhiễm và thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly được quy định ở Nghị định 101/2010/NĐ-CP  quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.

B.Thời điểm hết cách ly

Hết thời hạn cách ly mà pháp luật quy định (bao gồm cả thời gian gia hạn cách ly), những đối tượng bị cách ly được xác định không mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh sẽ không bị cách ly nữa.

3.Về những hành vi bị nghiêm cấm

Căn cứ Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, những hành vi bị nghiêm cấm cụ thể như sau:

- Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

- Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

- Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

- Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Dừng tổ chức lễ hội, cho học sinh nghỉ học tại các tỉnh đã công bố dịch

Xuân Hải |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành công điện số 156/CĐ-TTg về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong đó nêu rõ: Hạn chế tập trung đông người; các tỉnh đã công bố dịch dừng tổ chức các lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc; quyết định cho học sinh nghỉ học.

Virus Corona: Điều kiện nào để công bố dịch và công bố hết dịch?

Linh Anh |

Ngày 1.2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) gây ra. Đây là dịch do virus nhóm A gây ra. Vậy điều kiện nào để công bố dịch và khi nào thì có thể tuyên bố hết dịch?

Thủ tướng quyết định công bố dịch do virus Corona mới tại Việt Nam

T.Linh - Trần Vương |

Ngày 1.2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) gây ra.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Dừng tổ chức lễ hội, cho học sinh nghỉ học tại các tỉnh đã công bố dịch

Xuân Hải |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành công điện số 156/CĐ-TTg về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong đó nêu rõ: Hạn chế tập trung đông người; các tỉnh đã công bố dịch dừng tổ chức các lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc; quyết định cho học sinh nghỉ học.

Virus Corona: Điều kiện nào để công bố dịch và công bố hết dịch?

Linh Anh |

Ngày 1.2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) gây ra. Đây là dịch do virus nhóm A gây ra. Vậy điều kiện nào để công bố dịch và khi nào thì có thể tuyên bố hết dịch?

Thủ tướng quyết định công bố dịch do virus Corona mới tại Việt Nam

T.Linh - Trần Vương |

Ngày 1.2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) gây ra.